Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Người tiêu dùng có quyền tẩy chay sản phẩm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Việt Nam hiện có hơn 80 nghị định xử phạt hành chính liên quan lĩnh vực tiêu dùng và hơn 20 cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động bảo vệ người tiêu dùng, nhưng người tiêu dùng Việt Nam vẫn bị xâm hại quyền lợi. Thông tin được Cục Cạnh tranh- Bộ Công Thương đưa ra tại Hội thảo “Bảo vệ quyền lợi từ hai góc nhìn Á- Âu”, tổ chức sáng nay (27/9) tại Hà Nội.

Mỗi năm Cục quản lý Cạnh tranh xử lý hơn 100 nghìn vụ vi phạm về tiêu dùng. Hội Tiêu chuẩn- Bảo vệ người tiêu dùng cũng tiếp nhận hàng nghìn vụ, các cơ quan báo chí cũng tiếp nhận chừng ấy vụ khiếu nại mỗi năm, trong đó đã phát hiện nhiều vụ xâm hại quyền lợi người tiêu dùng nghiêm trọng.

Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, lý do người tiêu dùng khiếu nại nhiều là do người tiêu dùng thường xuyên bị xâm hại quyền lợi. Nhiều vụ việc, người tiêu dùng gặp phải nhưng bỏ qua do không có thông tin, không có tiềm lực kinh tế, thiếu khả năng tranh tụng tại tòa án.
Sự phân cấp trách nhiệm không rõ ràng giữa các cơ quan tham gia bảo vệ người tiêu dùng dẫn đến tình trạng dễ thì làm, khó thì bỏ, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau. Trong khi đó, người tiêu dùng lúng túng, không biết tìm cơ quan nào có trách nhiệm để khiếu nại và giải quyết vụ việc của mình.
Thực tế, sức mạnh to lớn của người tiêu dùng là quyền tẩy chay sản phẩm. Nhưng quyền này chỉ được phát huy khi người tiêu dùng ý thức được sức mạnh của mình và đoàn kết lại.
Hiện tại, người tiêu dùng Việt đã phát triển thành một lực lượng, sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của chính mình. Chỉ cần người tiêu dùng mạnh lên thì số vụ xâm hại quyền lợi người tiêu dùng sẽ tự động giảm đi bởi các nhà sản xuất, nhà phân phối gắn liền với lợi ích của họ với người tiêu dùng.
Để bảo vệ tốt hơn người tiêu dùng, theo PGS.TS Nguyễn Như Phát- Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, chúng ta cần có một tư duy, quan niệm về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
"Người tiêu dùng và người cung cấp dịch vụ hàng hóa không thể điều chỉnh như nhau trong quan hệ pháp luật được. Vì vậy, phải coi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là pháp luật đứng ngoài quan hệ dân sự, đê ngăn ngừa sự lạm dụng của nhà cung cấp để tạo ra sự bình đẳng”- ông Phát nói
Nguồn NOIT

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)