Thời tiết chuyển mùa đang là điều kiện thuận lợi cho các bệnh cảm cúm và viêm màng não bùng phát. Điều đáng nói là do triệu chứng ban đầu của viêm màng não khá giống bệnh cúm
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM), ghi nhận trong tháng 11 và tháng 12-2009 đã có hàng chục trẻ nhập viện do viêm màng não (VMN). Tại phòng hồi sức, Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, khi chúng tôi đến cũng đang có 6 trường hợp nặng phải cấp cứu thì các bác sĩ cho biết 5 trường hợp trong số đó là bệnh nhân VMN. Trường hợp nhỏ nhất mới chưa đầy 3 tháng tuổi.
Trẻ viêm màng não đang được cấp cứu tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Ng.Dung
Cháu Nguyễn Quang V. (4 tháng tuổi, ở tỉnh Hà Nam) vừa đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị được một ngày. Ba ngày trước V. có biểu hiện sốt, sổ mũi, quấy khóc kèm theo tiêu chảy. Gia đình nhầm tưởng cháu bị cảm cúm nên tự điều trị. Liên tục sau đó V. sốt cao, bệnh ngày càng nặng nên gia đình xin chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ kết luận V. bị VMN và bệnh đã rất trầm trọng do chậm được cấp cứu.
Nhiều di chứng nguy hiểm
TS Đặng Vũ Huy, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết biểu hiện ban đầu của VMN tương đối giống các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là những triệu chứng của cảm cúm thông thường (ho, sổ mũi, sốt…) nên các bậc cha mẹ rất dễ nhầm lẫn, từ đó dẫn đến tâm lý chủ quan, thậm chí tự mua thuốc cảm cúm về điều trị ở nhà. Điều này rất nguy hiểm, nhất là trong thời điểm dịch cúm A/H1N1 đang lan rộng và bệnh cúm thường đang vào mùa.
TS Đặng Vũ Huy khẳng định bệnh VMN nếu điều trị sớm sẽ khỏi bệnh và hoàn toàn bình thường, điều trị muộn tỉ lệ tử vong sẽ cao hoặc để lại nhiều di chứng về phát triển thần kinh, như: bị liệt toàn thân, bại não, méo tiếng, chân tay khoèo, mù lòa, điếc; có những trẻ vẫn phát triển trí tuệ được nhưng do hình dạng bất thường nên sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi lớn lên.
Không chủ quan dù đã tiêm phòng
Theo bác sĩ Trần Thị Thúy, Phó Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2, nhiều phụ huynh chủ quan vì đã cho con tiêm phòng vắc-xin VMN mà không biết hiện nay mới chỉ có vắc-xin phòng virus Haemophilus Influenzae type B và Strebtococcus pneumoniae, không thể loại trừ khả năng trẻ bị nhiễm các virus khác. Phụ huynh nên cảnh giác vì mùa này trẻ dễ bị viêm đường hô hấp, virus theo đường hô hấp vào cơ thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến VMN ở trẻ.
Các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo việc phòng bệnh bằng cách giữ ấm cho trẻ, chăm sóc tốt lúc thời tiết thay đổi, đặc biệt lúc dịch cúm xảy ra, là rất quan trọng. Nếu khi phát hiện trẻ bị sốt cao, có kèm theo các biểu hiện như nôn, quấy khóc, khó chịu khi nằm, li bì, xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tri giác, thị giác thì cần phải nhanh chóng đưa ngay đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.
Nhiều di chứng nguy hiểm
TS Đặng Vũ Huy, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết biểu hiện ban đầu của VMN tương đối giống các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là những triệu chứng của cảm cúm thông thường (ho, sổ mũi, sốt…) nên các bậc cha mẹ rất dễ nhầm lẫn, từ đó dẫn đến tâm lý chủ quan, thậm chí tự mua thuốc cảm cúm về điều trị ở nhà. Điều này rất nguy hiểm, nhất là trong thời điểm dịch cúm A/H1N1 đang lan rộng và bệnh cúm thường đang vào mùa.
TS Đặng Vũ Huy khẳng định bệnh VMN nếu điều trị sớm sẽ khỏi bệnh và hoàn toàn bình thường, điều trị muộn tỉ lệ tử vong sẽ cao hoặc để lại nhiều di chứng về phát triển thần kinh, như: bị liệt toàn thân, bại não, méo tiếng, chân tay khoèo, mù lòa, điếc; có những trẻ vẫn phát triển trí tuệ được nhưng do hình dạng bất thường nên sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi lớn lên.
Không chủ quan dù đã tiêm phòng
Theo bác sĩ Trần Thị Thúy, Phó Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2, nhiều phụ huynh chủ quan vì đã cho con tiêm phòng vắc-xin VMN mà không biết hiện nay mới chỉ có vắc-xin phòng virus Haemophilus Influenzae type B và Strebtococcus pneumoniae, không thể loại trừ khả năng trẻ bị nhiễm các virus khác. Phụ huynh nên cảnh giác vì mùa này trẻ dễ bị viêm đường hô hấp, virus theo đường hô hấp vào cơ thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến VMN ở trẻ.
Các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo việc phòng bệnh bằng cách giữ ấm cho trẻ, chăm sóc tốt lúc thời tiết thay đổi, đặc biệt lúc dịch cúm xảy ra, là rất quan trọng. Nếu khi phát hiện trẻ bị sốt cao, có kèm theo các biểu hiện như nôn, quấy khóc, khó chịu khi nằm, li bì, xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tri giác, thị giác thì cần phải nhanh chóng đưa ngay đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.
Bệnh viêm màng não thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi
Theo TS Đặng Vũ Huy, bệnh VMN xuất hiện cao nhất vào những tháng cuối năm, đặc biệt khi thời tiết lạnh, ẩm ướt. Khảo sát tại Bệnh viện Nhi Trung ương, cho thấy bệnh viêm tai giữa là yếu tố rõ rệt nhất có liên quan đến VMN mủ. Nghĩa là những bệnh nhân bị viêm tai giữa nhưng không điều trị dứt điểm thì có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng VMN mủ. Khi thời tiết chuyển mùa, giá lạnh có thể khiến trẻ mắc viêm tai giữa, viêm họng nhiều hơn. VMN do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do virus hoặc vi khuẩn. Với trẻ em, phổ biến nhất là VMN mủ (vi khuẩn Hib) và VMN do não mô cầu. Bệnh VMN thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Biểu hiện ở trẻ nhỏ có thể bỏ bú, ngủ nhiều, nôn không liên quan đến bữa ăn; trẻ còn thóp có thể thấy thóp phồng căng. Riêng trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể không sốt mà chỉ có biểu hiện bỏ bú, khóc thét hay ngủ nhiều. Trường hợp nặng trẻ sẽ bị co giật, li bì, hôn mê. Các triệu chứng trên có thể không xảy ra theo trình tự và xuất hiện ngày càng nặng hơn nếu không được điều trị. N.Dung
|
N.Dung-K.Hương / NLĐ
Bình luận (0)