Ngày 8-11, tại hội nghị triển khai Quyết định 62 của Chính phủ về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản do UBND tỉnh An Giang tổ chức, bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang, cho biết hiện toàn tỉnh có 38 doanh nghiệp (DN) được cấp phép xuất khẩu gạo, trong đó có 11 DN tham gia xây dựng vùng lúa nguyên liệu với tổng diện tích gần 7.000 ha nhưng chỉ có 3 DN chọn chuỗi liên kết để xây dựng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”; đa số DN còn lại chọn mô hình liên kết ngang (hỗ trợ về giống lúa, phân bón…) hoặc chỉ hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm.
Các lò sấy lúa luôn trong tình trạng quá tải mỗi khi ĐBSCL bước vào thu hoạch rộ
Theo TS Nguyễn Huy Bích, Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, hiện có đến 85% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là phẩm cấp thấp nên giá bán có khi thấp hơn DN nước ngoài đến 100 USD/tấn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ông Huỳnh Thế Năng, đề nghị các DN và nông dân phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng; các sở – ngành liên quan nhanh chóng hỗ trợ DN xây dựng vùng nguyên liệu để hướng đến xuất khẩu gạo có chất lượng cao.
Theo NLĐ
Bình luận (0)