Chọn đúng ngành yêu thích, đúng trường vừa sức, cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ cao hơn, kể cả các ngành "HOT". Ở hầu hết các trườngĐH Nông lâm TP.HCM, Nông lâm (ĐH Huế) và các ngành nông lâm ở ĐH Cần Thơ, An Giang,… đều có các ngành đều có điểm chuẩn bằng với điểm sàn.
Đối với học sinh khá, giỏi, cơ hội để lựa chọn ngành nghề sẽ đa dạng hơn so với học sinh trung bình. Tuy nhiên cũng có nhiều ngành phù hợp với học sinh có sức học vừa phải.
Chọn đúng ngành yêu thích, đúng trường vừa sức, cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ cao hơn, kể cả các ngành “hot”.
Hiện nay chỉ còn một vài trường đào tạo chuyên ngành như y dược, giao thông vận tải, hầu hết các trường đều mở rộng quy mô cũng như ngành đào tạo thành trường ĐH đa ngành. Do đó, cùng một ngành chẳng hạn như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ thông tin, môi trường, công nghệ sinh học… nhưng có rất nhiều trường đào tạo với phổ điểm chuẩn dao động từ thấp đến cao.
Chọn đúng ngành yêu thích, đúng trường vừa sức, cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ cao hơn, kể cả các ngành “hot”.
Hiện nay chỉ còn một vài trường đào tạo chuyên ngành như y dược, giao thông vận tải, hầu hết các trường đều mở rộng quy mô cũng như ngành đào tạo thành trường ĐH đa ngành. Do đó, cùng một ngành chẳng hạn như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ thông tin, môi trường, công nghệ sinh học… nhưng có rất nhiều trường đào tạo với phổ điểm chuẩn dao động từ thấp đến cao.
Cô Huỳnh Thị Bích Vân, cán bộ học vụ Trường THPT Nguyễn An Ninh, Q.10, TP.HCM, hướng dẫn học sinh lớp 12 cách ghi hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2012
Ngành “hot” điểm không cao
Hằng năm có hơn 40% trong tổng số thí sinh dự thi ĐH-CĐ đăng ký dự thi vào nhóm ngành kinh tế. Điều này đồng nghĩa thí sinh phải cạnh tranh rất khốc liệt để có được một suất trong giảng đường ĐH. Tuy nhiên, ở nhóm ngành này sự phân bố điểm chuẩn giữa các trường rất chênh lệch.
Trong khi trường tốp đầu như Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Kinh tế TP.HCM, Kinh tế – luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), Ngân hàng TP.HCM, Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) có điểm chuẩn dao động 18-26 thì cũng rất nhiều trường chỉ có điểm chuẩn bằng điểm sàn hoặc nhỉnh hơn một ít.
Để vào được các trường tốp trên, thí sinh phải có học lực thật sự giỏi. Nếu sức học vừa phải, muốn học nhóm ngành kinh tế, cơ hội của thí sinh vẫn không hề nhỏ. Hầu hết các trường ĐH địa phương đều có điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn. Trong khi đó các ĐH vùng và các ĐH tại các TP lớn cũng có điểm chuẩn nhóm ngành kinh tế không quá cao.
Chẳng hạn các trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế), Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), Sài Gòn, Tài chính – marketing, Học viện Hàng không, Tôn Đức Thắng, Công nghiệp TP.HCM, Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Nông lâm TP.HCM, Cần Thơ… có điểm chuẩn dao động 13-16. Đặc biệt một số ngành như hệ thống thông tin quản lý, kinh tế học, kinh tế chính trị… thường có điểm chuẩn thấp nhất trong nhóm ngành này, chỉ bằng điểm sàn chung.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều thí sinh muốn dự thi vào các trường tốp đầu dù biết năng lực của mình khó đạt được. Điều này một phần xuất phát từ tâm lý đám đông cũng như lo ngại trường tốp dưới đào tạo không tốt, cơ hội việc làm sẽ khó khăn hơn.
Chia sẻ vấn đề này, PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM – cho rằng về cơ bản chương trình đào tạo một ngành nào đó của các trường giống nhau khoảng 60% (theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT), phần còn lại có sự khác nhau dựa vào thế mạnh, mục tiêu đào tạo của từng trường. Thí sinh cân nhắc sức mình để chọn trường có khả năng trúng tuyển nguyện vọng (NV) 1 cao nhất.
Đậu ĐH mới chỉ là bước khởi đầu, cơ hội việc làm sau này tùy thuộc kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp các bạn tích lũy được trong quá trình học chứ không phải học từ trường nào ra.
Chọn trường không phù hợp, thí sinh không những tự đánh mất cơ hội trúng tuyển NV1 của mình mà còn khó có cơ hội trúng tuyển NV2 vào ngành mình yêu thích. Cơ hội lựa chọn ngành khi xét NV2 ít hơn rất nhiều bởi nhiều trường không xét tuyển NV2.
Thực tế trong những kỳ tuyển sinh vừa qua, rất nhiều thí sinh có điểm rất cao nhưng lại rớt cả NV 1 và 2. Chẳng hạn các ngành “hot” như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Tôn Đức Thắng, Mở TP.HCM, Công nghiệp thực phẩm TP.HCM… thường có điểm chuẩn NV1 từ 14-16. Thế nhưng điểm chuẩn NV2 lại lên đến 18-19. Do đó không ít thí sinh dù điểm cao, đủ sức đậu NV1 (nếu đăng ký) nhưng cuối cùng lại không trúng tuyển ĐH.
Trong khi trường tốp đầu như Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Kinh tế TP.HCM, Kinh tế – luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), Ngân hàng TP.HCM, Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) có điểm chuẩn dao động 18-26 thì cũng rất nhiều trường chỉ có điểm chuẩn bằng điểm sàn hoặc nhỉnh hơn một ít.
Để vào được các trường tốp trên, thí sinh phải có học lực thật sự giỏi. Nếu sức học vừa phải, muốn học nhóm ngành kinh tế, cơ hội của thí sinh vẫn không hề nhỏ. Hầu hết các trường ĐH địa phương đều có điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn. Trong khi đó các ĐH vùng và các ĐH tại các TP lớn cũng có điểm chuẩn nhóm ngành kinh tế không quá cao.
Chẳng hạn các trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế), Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), Sài Gòn, Tài chính – marketing, Học viện Hàng không, Tôn Đức Thắng, Công nghiệp TP.HCM, Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Nông lâm TP.HCM, Cần Thơ… có điểm chuẩn dao động 13-16. Đặc biệt một số ngành như hệ thống thông tin quản lý, kinh tế học, kinh tế chính trị… thường có điểm chuẩn thấp nhất trong nhóm ngành này, chỉ bằng điểm sàn chung.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều thí sinh muốn dự thi vào các trường tốp đầu dù biết năng lực của mình khó đạt được. Điều này một phần xuất phát từ tâm lý đám đông cũng như lo ngại trường tốp dưới đào tạo không tốt, cơ hội việc làm sẽ khó khăn hơn.
Chia sẻ vấn đề này, PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM – cho rằng về cơ bản chương trình đào tạo một ngành nào đó của các trường giống nhau khoảng 60% (theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT), phần còn lại có sự khác nhau dựa vào thế mạnh, mục tiêu đào tạo của từng trường. Thí sinh cân nhắc sức mình để chọn trường có khả năng trúng tuyển nguyện vọng (NV) 1 cao nhất.
Đậu ĐH mới chỉ là bước khởi đầu, cơ hội việc làm sau này tùy thuộc kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp các bạn tích lũy được trong quá trình học chứ không phải học từ trường nào ra.
Chọn trường không phù hợp, thí sinh không những tự đánh mất cơ hội trúng tuyển NV1 của mình mà còn khó có cơ hội trúng tuyển NV2 vào ngành mình yêu thích. Cơ hội lựa chọn ngành khi xét NV2 ít hơn rất nhiều bởi nhiều trường không xét tuyển NV2.
Thực tế trong những kỳ tuyển sinh vừa qua, rất nhiều thí sinh có điểm rất cao nhưng lại rớt cả NV 1 và 2. Chẳng hạn các ngành “hot” như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Tôn Đức Thắng, Mở TP.HCM, Công nghiệp thực phẩm TP.HCM… thường có điểm chuẩn NV1 từ 14-16. Thế nhưng điểm chuẩn NV2 lại lên đến 18-19. Do đó không ít thí sinh dù điểm cao, đủ sức đậu NV1 (nếu đăng ký) nhưng cuối cùng lại không trúng tuyển ĐH.
Nhiều ngành điểm chuẩn bằng sàn
Với các nhóm ngành kinh tế, xã hội hay kỹ thuật, điểm chuẩn giữa các trường và các ngành cùng trường thường có sự chênh lệch khá lớn. Riêng nhóm ngành nông lâm, sư phạm kỹ thuật và các ngành khoa học cơ bản, điểm chuẩn thường chỉ bằng điểm sàn. Rất nhiều ngành có số hồ sơ đăng ký dự thi còn ít hơn cả chỉ tiêu nên chỉ cần bằng điểm sàn, thí sinh sẽ nghiễm nhiên trúng tuyển ĐH.
Ở khối ngành nông lâm, phần lớn các ngành ở Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Nông lâm (ĐH Huế) và các ngành nông lâm ở ĐH Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Tây nguyên… đều có điểm chuẩn bằng điểm sàn. Xu hướng chọn ngành của thí sinh nhiều năm gần đây là vào nhóm ngành kinh tế, trong khi nhóm ngành nông nghiệp không được nhiều thí sinh quan tâm.
Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều trường, một số vùng như ĐBSCL có các thế mạnh đặc thù về nông nghiệp, thủy sản, Tây nguyên có thế mạnh về cây công nghiệp, miền Trung nuôi trồng thủy sản nên cần nhiều nhân lực của nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Đầu vào dễ dàng, đầu ra thuận lợi là những ưu điểm của nhóm ngành này. Hơn nữa, hiện nay các trường đều đào tạo theo học chế tín chỉ.
Sau năm học đầu tiên, nếu sức học khá trở lên sinh viên sẽ được đăng ký song song một ngành khác trong cùng trường. Do đó nếu năng lực không đủ vào ngành có điểm chuẩn cao, thí sinh có thể chọn ngành dễ trúng tuyển để sau đó học tiếp ngành thứ hai mà mình mong muốn.
Kỹ thuật môi trường, khoa học máy tính, điều khiển và tự động hóa, điện – điện tử… thường có điểm chuẩn khá cao ở các trường tốp đầu như bách khoa hay khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, cũng ngành này nhưng ở các trường ĐH địa phương hay các ĐH lớn khác như Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Nông lâm TP.HCM, Tôn Đức Thắng, Công nghiệp TP.HCM, Cần Thơ đều có điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Một điểm nữa thí sinh cần lưu ý là nhiều kỳ tuyển sinh gần đây, trong lúc các ngành kỹ thuật của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), Bách khoa Hà Nội, Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) có điểm chuẩn khá cao thì đa số các trường ĐH khác, nhóm ngành kỹ thuật và sư phạm kỹ thuật có điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Một nhóm ngành khác cũng có cơ hội trúng tuyển rất lớn đó là các ngành khoa học cơ bản. Các ngành đào tạo cử nhân toán, lý, hóa, lịch sử, văn học… ở hầu hết các trường cũng chỉ có điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Thích Y – dược: nên chọn cử nhân
Nhiều năm nay, nhóm ngành y dược có điểm chuẩn thuộc hàng đứng đầu các nhóm ngành. Trong số này, các ngành y đa khoa, dược và bác sĩ răng hàm mặt thường có điểm chuẩn dao động 24-27. Trong khi đó, các ngành đào tạo cử nhân như kỹ thuật hình ảnh, phục hình răng, xét nghiệm, gây mê hồi sức, điều dưỡng… thường có điểm chuẩn thấp hơn 4-5 điểm.
ThS Huỳnh Trương Lệ Hồng – phó trưởng ban đào tạo khoa điều dưỡng kỹ thuật y học Trường ĐH Y dược TP.HCM – cho rằng không chỉ học bác sĩ mới chữa bệnh cứu người, cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật hình ảnh, xét nghiệm… cũng phối hợp cùng bác sĩ để chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
Ở khối ngành nông lâm, phần lớn các ngành ở Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Nông lâm (ĐH Huế) và các ngành nông lâm ở ĐH Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Tây nguyên… đều có điểm chuẩn bằng điểm sàn. Xu hướng chọn ngành của thí sinh nhiều năm gần đây là vào nhóm ngành kinh tế, trong khi nhóm ngành nông nghiệp không được nhiều thí sinh quan tâm.
Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều trường, một số vùng như ĐBSCL có các thế mạnh đặc thù về nông nghiệp, thủy sản, Tây nguyên có thế mạnh về cây công nghiệp, miền Trung nuôi trồng thủy sản nên cần nhiều nhân lực của nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Đầu vào dễ dàng, đầu ra thuận lợi là những ưu điểm của nhóm ngành này. Hơn nữa, hiện nay các trường đều đào tạo theo học chế tín chỉ.
Sau năm học đầu tiên, nếu sức học khá trở lên sinh viên sẽ được đăng ký song song một ngành khác trong cùng trường. Do đó nếu năng lực không đủ vào ngành có điểm chuẩn cao, thí sinh có thể chọn ngành dễ trúng tuyển để sau đó học tiếp ngành thứ hai mà mình mong muốn.
Kỹ thuật môi trường, khoa học máy tính, điều khiển và tự động hóa, điện – điện tử… thường có điểm chuẩn khá cao ở các trường tốp đầu như bách khoa hay khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, cũng ngành này nhưng ở các trường ĐH địa phương hay các ĐH lớn khác như Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Nông lâm TP.HCM, Tôn Đức Thắng, Công nghiệp TP.HCM, Cần Thơ đều có điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Một điểm nữa thí sinh cần lưu ý là nhiều kỳ tuyển sinh gần đây, trong lúc các ngành kỹ thuật của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), Bách khoa Hà Nội, Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) có điểm chuẩn khá cao thì đa số các trường ĐH khác, nhóm ngành kỹ thuật và sư phạm kỹ thuật có điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Một nhóm ngành khác cũng có cơ hội trúng tuyển rất lớn đó là các ngành khoa học cơ bản. Các ngành đào tạo cử nhân toán, lý, hóa, lịch sử, văn học… ở hầu hết các trường cũng chỉ có điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Thích Y – dược: nên chọn cử nhân
Nhiều năm nay, nhóm ngành y dược có điểm chuẩn thuộc hàng đứng đầu các nhóm ngành. Trong số này, các ngành y đa khoa, dược và bác sĩ răng hàm mặt thường có điểm chuẩn dao động 24-27. Trong khi đó, các ngành đào tạo cử nhân như kỹ thuật hình ảnh, phục hình răng, xét nghiệm, gây mê hồi sức, điều dưỡng… thường có điểm chuẩn thấp hơn 4-5 điểm.
ThS Huỳnh Trương Lệ Hồng – phó trưởng ban đào tạo khoa điều dưỡng kỹ thuật y học Trường ĐH Y dược TP.HCM – cho rằng không chỉ học bác sĩ mới chữa bệnh cứu người, cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật hình ảnh, xét nghiệm… cũng phối hợp cùng bác sĩ để chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
Theo Giáo dục
Bình luận (0)