Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Lại trắng đêm xếp hàng xin học

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đến hẹn lại lên, điệp khúc xếp hàng trầu trực cả đêm xin cho con vào trường mầm non tại Thủ đô đã diễn ra chẳng khác nào cuộc chiến. Mệt mỏi, ngao ngán, bức xúc đến bất lực, chán nản là những cảm xúc thường trực của phụ huynh.

Trước cổng trường Trường Mầm non Thành Công A, Ba Đình, Hà Nội tối 30/6 phụ huynh đứng chen chân đợi chờ để được đăng kí cho con vào học.

23h45 tại cổng sau Trường Mầm non Bình Minh, quận Tây Hồ, Hà Nội trên dưới 40 phụ huynh đã có mặt xếp hàng chờ đến giờ để đăng kí cho con, cháu vào học lứa tuổi trẻ mầm non (sinh từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2009).
Năm nay ở lứa tuổi này chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường là 25 cháu. Có lẽ một phần do lượng phụ huynh tới không đông, áp lực tỉ lệ “chọi” thấp nên không khí tại đây khá trật tự. Đã hơn 80 tuổi nhưng từ chiều nay ông Lại Phú Lê, nhà ở số 33, ngách 562/59 Thụy Khuê vẫn phải ra xếp hàng xin chỗ học cho cháu.

Cả nhà bác Vân Anh cùng đi xếp hàng đăng kí cho con cháu vào học tại Trường Mầm non Thành Công A.

Ông cho biết: “Tới bữa ăn thì con gái của cháu ra thay. Nói chung là cả nhà thay phiên nhau đi xếp hàng chờ đăng kí cho cháu. Giờ còn ít chứ tới đợt tuyển sinh các cháu sinh năm 2008 vào mùng 4/7 còn đông hơn.
Mình lo cho con cháu thì phải đi thôi. Mệt cũng phải chấp nhận. Ra đây mọi người bảo nhau tự động xếp hàng, ghi tên. Ai đến trước ghi trước, ai đến sau ghi sau và tuần tự như thế sẽ có cơ hội để được chọn khác nhau”.
1h sáng tại cổng trường Mầm non Thành Công A, Ba Đình, Hà Nội dù trên bảng thông báo của nhà trường có ghi rõ “Nhà trường không chấp nhận danh sách xếp hàng trước 1/7” nhưng vì sốt ruột và sợ “không đi là mất chỗ” nên phụ huynh đến xếp hàng đăng kí cho con học rất đông.
Ngay trước cổng trường là hai bàn ghi danh sách phụ huynh có con em sinh năm 2008 và 2009. Vì số lượng tuyển sinh đông (70 cháu cho từng độ tuổi) nên để mọi người nghe rõ, một chiếc loa tay đã được trang bị để người đứng vòng ngoài vẫn nghe được khi tên mình được đọc lên. Mọi người ngồi la liệt quanh khu vực cổng trường trong tâm trạng lo lắng, mệt mỏi lẫn bức xúc.
Bác Đỗ Hoàng Vân Anh, 57 tuổi, bà ngoại của cháu Nguyễn Châu An (sinh năm 2009) cho biết: “Gia đình mình đã nôn nóng từ mấy hôm nay. Cách đây mấy ngày bố cháu đã ra nhưng nhà trường không đồng ý ghi vì đông quá. Chiều nay có người thông báo giúp nên cả nhà phải ra đây để xếp hàng, xin chỗ cho cháu vào học”.
Chân bác dù bị gãy nhưng bác vẫn cố đi cùng với ông ngoại và bố mẹ cháu ra đây để động viên tinh thần cho mọi người. Ngồi trên bức tường thấp xây bao quanh sân chơi trẻ em đối diện với cổng trường, cô tâm sự: “Chúng tôi ở gần nên khi có người báo mới biết mà ra đây đứng. Nhiều phụ huynh không biết hoặc cứ căn cứ theo lịch phát hồ sơ là 8h30 ngày 1/7 thì đến mà không được nhận chỉ vì không xếp hàng chắc họ sẽ bức xúc, khổ tâm lắm”.
Chuyện khổ lắm, nói… mãi!

Đây đã là lần thứ hai anh Tiến (xin không nêu tên thật) phải trực cả đêm, xếp hàng xin cho con vào học tại Trường Mầm non Thành Công A. Ngồi trên xe máy dựng đối diện cổng trường, giọng anh dài thườn thượt: “Chán đến phát ngán nhưng cũng chẳng làm được gì hơn. Báo đài nói mãi cũng không xoay chuyển được tình thế. Chúng tôi nghèo nên mới chọn trường tư. Nếu thu nhập cao đã chẳng phải ra mà chuốc lấy mệt mỏi như thế này”.

Đợi chờ trong mệt mỏi, chán ngán.

“Vấn đề này năm nào cũng nói. Ai cũng chán ngán lắm rồi. Nhà nước phải làm như thế nào cho dân đỡ khổ, đỡ bức xúc chứ? Mình biết có những nơi mình cứ xây nhà để bán mà phúc lợi xã hội cho dân thì thiếu” – Ông Lê bổ sung: “May hôm nay trời không mưa. Nếu mưa mấy chục con người ở đây trú ở đâu. Tôi phải mang cả ô, bánh mì, nước uống đi”.
Ngồi cạnh ông là anh Nguyễn Minh Khánh, số 20 ngõ 514 Thụy Khuê. Anh cho biết buổi tối có ông nội cháu ra đứng, sau thì anh và bà nội cháu ra thay. “Đọc báo chí mình biết mấy năm gần đây phụ huynh phải ra xếp hàng mới mong có cơ hội cho cháu vào học nên mình phải đi rồi. Anh nhìn xem: cả ô dù, bánh mì, nước ngọt, chăn chiếu như đi pic-nic vậy” – Anh Khánh phân trần.
Anh Khánh cũng cho biết mai mình sẽ xin phép nghỉ nửa ngày vì 8h30 nhà trường mới bán hóa đơn. Anh làm việc hành chính nhà nước nên đành phải làm vậy. Cũng như anh, chị Thủy, mẹ của cháu Châu An, anh Tiến buộc phải chấp nhận thà bị khiển trách, kỉ luật chứ không thể con bơ vơ không có nơi nhận hoặc phải gồng mình đóng học phí cao để con học trường tư thục.

Theo Văn Chung

Vietnamnet

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)