Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thương mại “nội – khu vực” và tương lai châu Á

Tạp Chí Giáo Dục

Trong khi nền kinh tế phương Tây phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng thì xuất hiện sự hợp tác thương mại giữa các nước châu Á với nhau ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Liên tiếp vài thập niên qua, kinh tế châu Á phát triển nhanh chóng nhờ việc xuất khẩu vào Mỹ và các nước châu Âu trong khi sự hội nhập “nội – khu vực” vẫn tụt hậu. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với suy thoái kinh tế đã làm thay đổi tình trạng ấy một cách nhanh chóng. Thật vậy, khi sức tăng trưởng kinh tế của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và EU hầu như chựng lại và bấp bênh khó lường, đồng nghĩa với mức tiêu dùng giảm sút thì lượng nhập khẩu từ các nước châu Á giảm đáng kể và xảy ra tình trạng đặt ra những quy định làm khó để cứu sản xuất trong nước. Các nước châu Á mới thấy thị trường “nội – khu vực” trở nên cần thiết và không kém hấp dẫn. Xu hướng hội nhập “nội – khu vực” tại châu Á sẽ là một xu thế rõ ràng đã được khẳng định trong tương lai.
Hiện nay, giao dịch thương mại trên thế giới diễn ra giữa các thành viên của các hiệp định thương mại khu vực chiếm một nửa tổng giao dịch. Nhưng ở châu Á hội nhập khu vực thường không đồng đều, nhất là ở Nam Á, Đông Nam Á… Nhưng, Đông Nam Á với quá trình gần nửa thế kỷ đã hình thành khối ASEAN nên khi triển khai thương mại “nội – khu vực” thì thuận lợi hơn nhiều nơi khác. Khối ASEAN đã có kế hoạch đẩy mạnh việc tiến tới một khuynh hướng an toàn nhất bằng chiến lược thị trường duy nhất. Cần nên biết rằng chính chủ nghĩa khu vực, chứ không phải chủ nghĩa bảo hộ, có thể giúp giảm nhẹ sự bất ổn toàn cầu.
Thực tế, châu Á có lý do để lạc quan về năng lực của thị trường thương mại khu vực để bù đắp cho thị trường của mình ngày càng yếu ở Mỹ và EU, là cách giảm nhẹ tổn thương trước những cú sốc bên ngoài. Cộng đồng ASEAN đã từng có quá trình chuẩn bị khá sớm cho một nền thương mại “nội – khu vực” và khu vực này đã có những bước tiến rất đáng kể trong việc chính thức hóa khu vực này thành một thị trường nội khu vực sớm nhất. Thương mại nội khu vực và thương mại của khối ASEAN với Trung Quốc năm 2000 là 26%, còn hiện nay chiếm hơn 37% tổng kim ngạch… Đồng thời kim ngạch thương mại của các nước ASEAN với Mỹ đã giảm từ 20% năm 2000 nay chỉ còn 10%. Còn với EU từ 15% nay giảm còn 11%. Trong khi đó tiến độ này ở khu vực Nam Á thì chậm hơn nhiều.
Thương mại nội khu vực ngày càng trở nên quan trọng để giúp ngăn chặn và vượt qua những cú sốc kinh tế toàn cầu và để cứu nước Mỹ khỏi rơi xuống “vách đá tài chính”. Vì nếu Mỹ sụp đổ sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng cho khu vực châu Á. Các nước châu Á cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mà chủ yếu là phát triển thị trường nội khu vực vốn là thị trường chiếm hơn nửa số dân toàn cầu đang ngày một giàu lên.
Lê Sơn (tổng hợp theo Diplomat T)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)