Chiều 5-7, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh công tác tuyển sinh đầu cấp năm 2011-2012.
Trưởng Phòng Giáo dục mầm non Nguyễn Thị Lan Hương đã trả lời phóng viên Báo An ninh Thủ đô xung quanh tình trạng “trắng đêm xếp hàng xin học cho con”.
Chưa biết đến bao giờ Hà Nội mới hết cảnh trắng đêm xếp hàng xin học mầm non
– Liên tiếp những năm gần đây diễn ra cảnh “trắng đêm xếp hàng xin học cho con”, Sở GD-ĐT có làm rõ nguyên nhân?
– 7-8 năm trước, cô giáo còn phải đi vận động trẻ tới lớp, nay thì đã khác, chất lượng giáo dục nâng lên, đời sống kinh tế, dân trí cũng khá nên nhu cầu học tăng rất mạnh. Vì thế, các trường công lập nội thành đã không đáp ứng được nhu cầu. Dù có thêm trường tư thục nhưng chênh lệch giữa tiền học phí và cơ sở vật chất khiến người dân lựa chọn công lập. Tư thục rất ít trường được thuê đất của Nhà nước và phải đi thuê của dân, lương giáo viên họ phải tự trả nên học phí cao hơn nhiều so với công lập. Pháp luật cũng không quy định trần học phí tư thục mà do trường thỏa thuận với phụ huynh. Thực tế, trường khang trang, đẹp thu học phí có khi vài trăm USD, bình thường cũng từ 2-3 triệu đồng/tháng. Thế nên, có người gửi tư thục rồi nhưng khi công lập tuyển sinh vẫn ra xếp hàng. Họ nói rằng, nếu có xếp hàng 3 đêm mà tiết kiệm được 2-3 triệu học phí mỗi tháng thì coi như bằng lương một người đi làm.
– Có giải pháp nào xóa tình trạng xếp hàng đêm xin học?
– Hà Nội hiện đang có 683 trường công lập trên tổng số 837 trường mầm non. Nếu thực hiện đúng lộ trình Nghị quyết 05/NQ-CP của Chính phủ, đến 2010, tỷ lệ học sinh nhà trẻ ngoài công lập phải đạt 80%, mẫu giáo là 70%. Tuy thế, hiện nay, Hà Nội đã chuyển trên 500 trường bán công sang công lập để người dân bớt khó khăn về chỗ gửi trẻ. Điều này giúp Hà Nội duy trì số trường công rất lớn và tỷ lệ trẻ được học công lập vẫn rất cao, khoảng hơn 85%. Nghị quyết đáng ra phải thực hiện nhưng người dân Hà Nội vẫn quen sống bao cấp, chưa chuẩn bị cho mình tâm thế xã hội hóa giáo dục.
Trường Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân) năm ngoái trắng đêm xếp hàng nhưng năm nay không có chuyện đó. Năm ngoái 5 điểm nóng, năm nay chỉ còn 2. Ở Thành Công A (quận Ba Đình) vì quá đông dân, đúng là có xếp hàng nhưng trật tự, không ồn ào. Số trẻ đi học mầm non khoảng 2.500 trẻ trong khi 2 trường công lập chỉ đáp ứng được khoảng 1.700 suất. Thành Công A quy mô ban đầu có 250 cháu giờ đã lên tới 1.000 trẻ. Dân xếp hàng là tự phát dù trường và phường đều đã có thông báo. Nhiều nơi khác vẫn có xếp hàng nhưng có phải qua đêm đâu. Quận, phường đã vào cuộc giải quyết, đổi mới tuyển sinh để giảm bức xúc xếp hàng đêm. Ưu tiên của phụ huynh là phải chọn trường tốt, trường điểm, sau đó đến trường công lập, cuối cùng mới là tư thục.
– Chất lượng nhóm lớp ngoài công lập còn thấp nên người dân chỉ đổ xô vào công lập?
– Hà Nội có trên 800 nhóm lớp với khoảng 82% được cấp phép. Số chưa được cấp phép có lý do. Có nơi thuê nhà, không minh bạch trong đất sử dụng hoặc người chủ nhóm lớp chưa qua đào tạo. Cơ sở nào mà cơ sở vật chất ảnh hưởng tới an toàn của trẻ thì kiểm tra, yêu cầu đóng cửa nhưng cũng không thể tránh khỏi tình trạng lớp mọc lên tự phát. Hà Nội đã đóng cửa rất nhiều trường như thế, chỉ riêng huyện Thanh Trì có năm đã đóng cửa tới 25 nhóm lớp không đảm bảo an toàn.
– Hà Nội hiện đang có 683 trường công lập trên tổng số 837 trường mầm non. Nếu thực hiện đúng lộ trình Nghị quyết 05/NQ-CP của Chính phủ, đến 2010, tỷ lệ học sinh nhà trẻ ngoài công lập phải đạt 80%, mẫu giáo là 70%. Tuy thế, hiện nay, Hà Nội đã chuyển trên 500 trường bán công sang công lập để người dân bớt khó khăn về chỗ gửi trẻ. Điều này giúp Hà Nội duy trì số trường công rất lớn và tỷ lệ trẻ được học công lập vẫn rất cao, khoảng hơn 85%. Nghị quyết đáng ra phải thực hiện nhưng người dân Hà Nội vẫn quen sống bao cấp, chưa chuẩn bị cho mình tâm thế xã hội hóa giáo dục.
Trường Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân) năm ngoái trắng đêm xếp hàng nhưng năm nay không có chuyện đó. Năm ngoái 5 điểm nóng, năm nay chỉ còn 2. Ở Thành Công A (quận Ba Đình) vì quá đông dân, đúng là có xếp hàng nhưng trật tự, không ồn ào. Số trẻ đi học mầm non khoảng 2.500 trẻ trong khi 2 trường công lập chỉ đáp ứng được khoảng 1.700 suất. Thành Công A quy mô ban đầu có 250 cháu giờ đã lên tới 1.000 trẻ. Dân xếp hàng là tự phát dù trường và phường đều đã có thông báo. Nhiều nơi khác vẫn có xếp hàng nhưng có phải qua đêm đâu. Quận, phường đã vào cuộc giải quyết, đổi mới tuyển sinh để giảm bức xúc xếp hàng đêm. Ưu tiên của phụ huynh là phải chọn trường tốt, trường điểm, sau đó đến trường công lập, cuối cùng mới là tư thục.
– Chất lượng nhóm lớp ngoài công lập còn thấp nên người dân chỉ đổ xô vào công lập?
– Hà Nội có trên 800 nhóm lớp với khoảng 82% được cấp phép. Số chưa được cấp phép có lý do. Có nơi thuê nhà, không minh bạch trong đất sử dụng hoặc người chủ nhóm lớp chưa qua đào tạo. Cơ sở nào mà cơ sở vật chất ảnh hưởng tới an toàn của trẻ thì kiểm tra, yêu cầu đóng cửa nhưng cũng không thể tránh khỏi tình trạng lớp mọc lên tự phát. Hà Nội đã đóng cửa rất nhiều trường như thế, chỉ riêng huyện Thanh Trì có năm đã đóng cửa tới 25 nhóm lớp không đảm bảo an toàn.
– Liệu có phải trường mới xây ít quá nên không đáp ứng được nhu cầu?
– Người sinh ra nhưng đất không sinh ra. Nội thành càng khó có đất để xây trường. Chúng tôi xin mãi mới được xây từ 2 tầng thành 3 tầng. Như vậy, đất dành cho mầm non quá ít, không cho nâng tầng, cũng không cho phép quá đông trẻ trong một lớp. Vì đông thì còn nói gì tới chất lượng với an toàn. Rất mong các đồng chí phóng viên chỉ cho chúng tôi giải pháp nào để có thể đáp ứng hết tất cả người dân chỉ muốn gửi con vào công lập…
– Người sinh ra nhưng đất không sinh ra. Nội thành càng khó có đất để xây trường. Chúng tôi xin mãi mới được xây từ 2 tầng thành 3 tầng. Như vậy, đất dành cho mầm non quá ít, không cho nâng tầng, cũng không cho phép quá đông trẻ trong một lớp. Vì đông thì còn nói gì tới chất lượng với an toàn. Rất mong các đồng chí phóng viên chỉ cho chúng tôi giải pháp nào để có thể đáp ứng hết tất cả người dân chỉ muốn gửi con vào công lập…
Theo Chính Trung
(ANTĐ)
Bình luận (0)