Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đau đầu với nạn trộm mủ cao su

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

“Cao su tặc” đang lấy trộm mủ cao suNạn trộm mủ cao su hiện nay đang diễn ra khá phổ biến tại các nông trường cao su ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Phóng viên Báo Giáo Dục TP.HCM đã có nhiều ngày xâm nhập thực tế để tìm hiểu về tình trạng này.

Ai cũng ngán trộm

Tại các nông trường cao su ở huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), trộm mủ cao su đã trở thành vấn nạn gây nhức nhối cho những người quản lý nông trường và chính quyền địa phương. Những vụ va chạm giữa kẻ trộm với bảo vệ nông trường xảy ra như cơm bữa, nhẹ thì bị thương, còn nặng thì từ đổ máu đến mất mạng. Anh Nguyễn Công Hùng, nhân viên bảo vệ nông trường cao su ở xã Bàu Lâm cho biết: “Những người trộm mủ cao su lúc nào cũng đi thành một nhóm khoảng 10 người để “hỗ trợ” nhau. Chúng tôi chỉ lèo tèo có 3 bảo vệ nên việc canh giữ gặp rất nhiều khó khăn. Nông trường rộng lớn phải chia mỗi người một góc đi tuần tra. Có hôm phát hiện trộm thì hô hoán giơ gậy đuổi, nhưng đuổi họ một hồi thì họ quay lại… đuổi mình. Họ đông người quá nên tôi chỉ còn biết… chạy chứ đứng lại là lãnh đủ”. Còn anh Phan Huy, đội trưởng công nhân nói: “Mình vừa lấy mủ xong là họ canh sẵn bên ngoài chạy vào mót mủ. Nhiều người còn gạ gẫm công nhân trút bớt mủ bán lại cho họ. Nếu họ chỉ mót mủ thôi thì không ảnh hưởng gì, nhưng khổ nỗi nhiều người còn đem cả dao theo nạo lên thân cây để cho mủ chảy nhanh, như thế có hại cho năng suất sau này”.

“Đi đêm có ngày gặp ma”, nhiều kẻ trộm đã phải trả giá cho những việc mình gây ra. Cụ thể như đầu tháng 3-2008, Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã mở phiên tòa phúc thẩm vụ

Theo thống kê của Tổng công ty Cao su Việt Nam, hằng năm toàn ngành bị mất trộm khoảng 10.000 tấn mủ cao su, chiếm 4-5% giá trị sản lượng, thiệt hại gần 200 tỷ đồng. Các nhóm ăn cắp thường có lực lượng bảo kê là những thanh niên khỏe mạnh thuộc dạng “có máu mặt”. Họ sẵn sàng dùng dao, gậy gộc để tấn công bảo vệ của các đơn vị trồng cao su nếu bị bắt giữ. Các đơn vị trồng cao su gần như “bó tay” trước tệ nạn này.

án trộm mủ cao su xảy ra tại Nông trường cao su Hòa Bình (huyện Xuyên Mộc). Tòa phúc thẩm đã tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Trọng Nghĩa, Nguyễn Trọng Hiếu, Trần Đình Thắng, Trần Văn Trí, Đoàn Nhật Tân, Tô Phi Sơn và Nguyễn Thái (cùng trú tại xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc) mức án từ 7 đến 10 tháng tù giam. Y mức án sơ thẩm mà Tòa án Nhân dân huyện Xuyên Mộc đã xét xử trước đó. Theo cáo trạng, các bị cáo trên đã rủ nhau vào lô cao su số 57 thuộc đội 3, Công ty cổ phần cao su Hòa Bình để trộm mủ cao su. Khi đi, mỗi người mang theo một cái xô nhựa và… 4 bao tải. Cả bọn trộm được 4 bao mủ rồi đem giấu ở vườn điều gần lô cao su thì bị bảo vệ công ty phát hiện và bắt giữ.

Trộm mủ có hệ thống

Theo chân những người đi trộm mủ cao su, chúng tôi mới biết nghề này cũng lắm “gian nan”. Cả nhóm khoảng chục người ai cũng tay xách xô, thân mình thì giắt đầy những túi ni-lông để đựng… chiến lợi phẩm. Kẻ trộm đứng lấp ló phía ngoài nông trường nhấp nhổm nhìn vào trong canh chừng công nhân đang cạo mủ. Mấy kẻ trộm “nhí” chưa đến 10 tuổi được phái vào trong để làm “tình báo”. Khi công nhân cạo mủ lấy xong lô nào là ngay lập tức các “tình báo nhí” nấp ở bên trong ra hiệu cho mấy tay trộm đang đợi bên ngoài chạy nhanh vào… chiếm lĩnh trận địa. Họ làm rất chuyên nghiệp. Thanh niên, trai tráng thì đi vào sâu, phụ nữ thì ở sát mé ngoài. Nhỏ thì cầm bao, lớn thì xách xô, mỗi người một hàng cao su để không “giẫm chân” nhau khi lấy mủ. Những bóng người chạy nhanh thoăn thoắt di chuyển từ cây này đến cây khác vét mủ. Khi những chiếc can, chiếc xô đã đầy mủ trắng thì họ rút những túi ni-lông giắt trên mình ra để “tận thu lần chót”. Khoảng chừng chưa đầy 20 phút, kẻ trộm ai cũng tay xách nách mang hối hả đi về phía cuối rừng cao su. Đến một con đường nhỏ, nhóm người này tập trung lại bên một chiếc xe đứng chờ sẵn rồi trút tất cả số mủ cao su vừa lấy trộm được vào cái bồn lớn đặt trên xe kéo.

Chị Tình, người “hành nghề” trộm mủ gần 2 năm nay cho biết: “Chút nữa sẽ có lái buôn đến mua liền. Một ngày lấy đủ chục lít thì cũng kiếm được trăm ngàn”. Chị Tình quê Thanh Hóa, vào Bà Rịa-Vũng Tàu được hơn 4 năm. Ban đầu chị buôn bán rau từ xã xuống thị trấn, nhưng mỗi ngày chẳng kiếm được bao nhiêu nên theo chồng đi trộm mủ cao su. “Những người nghèo quá do không kiếm được miếng ăn cho đàng hoàng mới đi làm cái nghề này. Gọi là nghề chứ đúng ra là đi… ăn trộm”, anh Bình, chồng chị Tình lên tiếng. Vừa châm lửa mồi điếu thuốc anh Bình vừa nói: “Làm nghề này có mấy ai giàu đâu. Chỉ thấy lái buôn là càng lúc càng giàu lên thôi. Những người như chúng tôi thì kiếm đủ ăn qua ngày đã là may rồi”. Còn anh Nguyễn Văn Cường, quê ở Thái Bình ngậm ngùi: “Nhiều lần bị bảo vệ phát hiện, hai bên giằng co qua lại mệt lắm. Biết mình làm sai nhưng nếu không giằng lấy cái xô mủ cao su thì chỉ có nước về… nhịn đói. Nhiều đêm không ngủ nằm suy tính chuyển nghề nhưng đã làm từ thợ hồ đến chăn nuôi, nghề nào cũng bữa đực bữa cái, cũng bấp bênh quá nên… quay lại con đường trộm mủ. Tôi có đứa con hiện đang đi học lớp 4. Mỗi khi nó hỏi thì tôi bảo là bố làm công nhân nông trường. Chỉ sợ nó biết sự thật thì xấu hổ với bạn bè nó”.

HỮU TRÍ

Bình luận (0)