Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tiền trường và mối quan tâm của cả xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Trong thời đoạn chuyển đổi mạnh mẽ cơ chế và chính sách nhằm đưa VN hòa nhập nhanh chóng với khu vực và thế giới, đảm bảo cho đất nước phát triển ổn định và đúng hướng thì đổi mới chính sách học phí là một điều được cả XH quan tâm. Nhằm đảm bảo cho chính sách học phí có tính bền vững và khả thi cao, Bộ GD&ĐT đã đặt chính sách này nằm trong chương trình xây dựng chiến lược phát triển GD Việt Nam đến năm 2020. Trong bản dự thảo xác định nguồn tài chính chi cho GD giai đoạn 2008-2020, được trình bày tại dự thảo lần 7 về chiến lược phát triển GD Việt Nam diễn ra ngày 7/8, Bộ GD&ĐT đã đề cập đến việc đổi mới chính sách học phí và người học. Trong dự thảo này, Bộ GD&ĐT đề xuất xây dựng thống nhất bộ tiêu chí quản lý tài chính giáo dục trong các cơ sở GD&ĐT, quy định báo cáo về tài chính giáo dục gửi Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính nhằm minh bạch và công khai tài chính của toàn hệ thống giáo dục. Tham gia vai trò giám sát sử dụng tài chính cho giáo dục sẽ có đại diện cha mẹ học sinh ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đại diện học sinh, sinh viên, đại diện giáo viên, giảng viên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Ngữ – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ GD&ĐT), từ năm 2008 học phí giáo dục mầm non và phổ thông thu theo tỉ lệ 6% so với thu nhập bình quân của hộ gia đình theo từng địa phương. Dự kiến học phí thu năm 2008 là 19.559 tỉ đồng, trong đó công lập 6.565 tỉ đồng, ngoài công lập 12.994 tỉ đồng, chiếm 1,46% GDP. Ước số học phí thu được năm 2020 là 131.810 tỉ đồng, chiếm 1,75% GDP.

Học phí đối với đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thu đảm bảo chi thường xuyên cho các nhóm ngành đào tạo, tiến tới đảm bảo chi phí đào tạo. Học sinh tiểu học, học sinh nghèo theo chuẩn quốc gia, học sinh diện chính sách được miễn học phí. Giảm học phí cho đối tượng cận nghèo, hỗ trợ chi phí học tập (chi ngoài nhà trường) cho học sinh phổ thông diện chính sách, học sinh các vùng có thu nhập thấp.

Sinh viên các trường sư phạm sẽ hưởng chính sách miễn học phí theo phương thức khác: tín dụng sinh viên. Sinh viên sư phạm sẽ được xoá nợ vay nếu làm việc trong ngành GD từ 3-5 năm. Đối với các khối đào tạo khác, dự thảo chính sách học phí cũng nhấn mạnh sau khi ra trường năm năm đối với sinh viên học ĐH, CĐ và ba năm đối với TCCN thì Nhà nước sẽ xóa nợ (cả gốc và lãi) phần chi trả học phí. Còn trước một thực tế mà nhiều nhà trường đang lúng túng khi phải giải quyết, đó là việc miễn giảm các khoản đóng góp của con em các diện chính sách đang theo học. Đơn cử như tại trường ĐH Hà Tĩnh, có tới 40% sinh viên của trường được hưởng chính sách này và nhà trường đã phải chi bù cho khoản miễn giảm đó từ chính nguồn thu học phí. Như vậy thì đảm bảo đúng chính sách sẽ gây ra thất thu cho nhà trường. Điều này dự thảo chính sách học phí đề xuất: Để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không phải chịu gánh nặng chi phí cho đối tượng được miễn giảm học phí, Bộ GD&ĐT đề nghị Nhà nước thực hiện chính sách cấp học phí trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng chính sách miễn, giảm. HS, SV thuộc diện này sẽ sử dụng số tiền được cấp để nộp học phí cho trường.

Đây là những nội dung chính của dự thảo, điều này sẽ được những cấp có thẩm quyền cao nhất thông qua, nhưng ngay cả khi được thông qua thì sẽ còn có những bất cập mà nếu chỉ có nhà trường và CMHS giải quyết thì sẽ không ổn. Cũng với phương án học phí trên, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ thành lập các quỹ trợ giúp người nghèo, khuyến khích người học giỏi như quỹ trợ giúp học phí, các quỹ học bổng, quỹ khuyến học, khuyến tài. Ông Nguyễn Văn Ngữ cho rằng: “Nếu đặt yêu cầu học phí mầm non và phổ thông phải bù đắp được chi phí thường xuyên hay bù đắp tiền lương thì mức học phí sẽ rất lớn, vượt quá khả năng chi trả của đa số người dân. Và vì thế sẽ có nhiều học sinh bỏ học”. Chính vì thế mà việc huy động nguồn tài chính cho GD sẽ có những quyết định mang tính địa phương và đặc thù rất cao. Đơn cử như trước khi vào năm học mới 2008-2009, cả XH đang phải gồng mình trước sự tăng giá và chi phí đời sống. Hiện nay, theo sự xếp hạng của một cơ quan nghiên cứu nước ngoài thì cả Hà Nội và TP. HCM, mức đắt đỏ đều vượt lên vài chục bậc xếp hạng so với cuối năm ngoái. Nhưng với GD thì vẫn phải có những điều chỉnh chuyên biệt. Trao đổi với báo chí chiều 7-8 về các thông tin năm học mới, ông Huỳnh Công Minh – giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM – cho biết: dù vật giá có tăng nhưng tất cả khoản thu đầu năm ở các trường công phải thực hiện như năm trước. Sở sẽ có hướng dẫn thu chi đến các trường, đồng thời sẽ có biện pháp chấn chỉnh đối với các trường không thực hiện đúng hướng dẫn.

Như vậy là chính sách học phí của chúng ta vẫn là một chính sách mang tính xã hội rất cao, không đơn thuần chỉ là sự “mua bánh – trả tiền”, và được đặt ra trong một bối cảnh linh hoạt của XH Việt Nam trên bước đường phát triển.

Bích Ngọc (gdtd.com.vn)

 

Bình luận (0)