Sự hoảng loạn chỉ dẫn tới những hành động ngốc nghếch – ở mức độ cá nhân hay quốc gia đều làm cho tình hình dịch bệnh tồi tệ thêm.
Bệnh viện ở Mexico trong đại dịch cúm A (Ảnh: Time)
Trước những báo cáo không ngừng về tình hình dịch cúm A/H1N1, chúng ta có cảm giác như dịch bệnh đang rình rập khắp mọi nơi và chỉ cần hơi khụt khịt nhẹ là đủ để có cảm giác rằng mình hình như đã bị nhiễm vi rút. Điều này giải thích tại sao nhiều người dù không hề có biểu hiện nào của ốm đau vẫn ùa tới các địa điểm cấp cứu dành cho các trường hợp nhiễm cúm A/H1N1. Đó thực sự là một tin tức không mấy tốt lành.
Trên tất cả, chỉ có thể giải thích về hành động của những người không nhiễm vi rút đó là họ quá căng thẳng khi thấy toàn ngành y tế đang huy động tổng lực cho 1 đại dịch đang đến gần. Thêm vào đó, việc tới các phòng cấp cứu khi chưa mắc bệnh lại có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm vi rút tại đây. Trong các đợt dịch trước đây, bao gồm cả dịch SARS năm 2003, các bệnh viện vẫn là nơi dễ lây nhiễm – tất cả các bệnh nhân đều ở cùng một nơi.
Nếu có các triệu chứng cúm, như sốt trên 37°C, đau đầu, viêm họng, đau người, mệt mỏi và sống ở những nơi được xác nhận là có trường hợp mắc cúm A/H1N1 thì cần thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để nghe hướng dẫn thay vì xăm xăm tới viện.
2. Đừng sợ ăn thịt lợn
Ngày 29/4, TT Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ thông báo, “cúm lợn” không phải là cúm lây từ lợn và gọi nó là cúm H1N1 2009. Cái tên không có nhiều ý nghĩa nhưng đúng bản chất. Vì rằng không có bằng chứng nào cho thấy vi rút này gây ra cúm ở lợn. Và vi rút H1N1 cũng mang gen của vi rút cúm lợn, cúm gia cầm và cúm ở người. Vi rút này cũng không lây lan qua sản phẩm thịt lợn – tức là không thể nhiễm cúm H1N1 khi ăn thịt nguội, xúc xích hay bất cứ thực phẩm nào làm từ lợn.
Cúm H1N1 lây lan từ người sang người chứ không phải là từ lợn và vì thế tự chúng ta phải kiểm soát mình chứ không phải là lợn.
Báo cáo từ |
3. Đừng dự trữ thuốc chống vi rút
Vi rút H1N1 có thể bị tiêu diệt bởi 2 loại thuốc kháng vi rút là Tamiflu và Relenza – đây là những thông tin tốt lành. Đây sẽ là vũ khí chủ đạo của các chính phủ trong việc phòng chống đại dịch. Với 50 triệu liều được sản xuất trong vài năm qua, các chuyên gia tin rằng đủ để các bác sĩ có thể chặn đứng đại dịch nếu nó xảy ra.
Nhưng khả năng cung cấp thuốc có thể bị suy giảm nếu tất cả chúng ta đều trữ thuốc kháng vi rút để phòng thân. Vì thế, thay vì cấp tràn lan, nhiều bệnh viện tại Mỹ chỉ cấp thuốc cho 1 số đầu mối để tăng sự kiểm soát đối với loại thuốc này.
4. Đừng ra khỏi nhà nếu bị ốm
Trong khi vắc xin chưa có, hàng rào duy nhất giúp chúng ta chống lại sự lây lan của dịch H1N1 lại là những cách vô cùng đơn giản. Đó là che miệng khi hắt hơi, ho và rửa tay thường xuyên với nước sát khuẩn.
Nhưng để làm chậm lại tốc độ lây lan của đại dịch cúm thì cách tốt nhất là hãy cách ly người bệnh khỏi cộng đồng. Biện pháp cách ly này đã được chứng minh là có hiệu quả đối với dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Vì thế, khi phát hiện bị bệnh, đừng đi làm cho tới khi khỏi hẳn.
5. Đừng hoảng loạn
Sự hoảng loạn chỉ dẫn tới những hành động ngốc nghếch – ở mức độ cá nhân hay quốc gia đều làm cho tình hình dịch bệnh tồi tệ thêm.
Lo lắng về dịch bệnh là đương nhiên nhưng hãy bình tĩnh bở vì tử vong do cúm H1N1 chưa xảy ra ở ngoài biên giới
Khi WHO và TT Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ nhấn mạnh: cúm luôn là 1 điều bí ẩn và H1N1 cũng như vậy vì thế chúng ta không thể dự đoán được đại dịch sẽ tiến triển ra sao nhưng có một điều rằng: Sự hoảng loạn chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Nhân Hà (Dan tri)
Bình luận (0)