Khi dịch cúm A/H1N1 xuất hiện, các chuyên gia dịch tễ đều nhận địnhdịch sẽ bùng phát mạnh và đặc biệt nguy hiểm vào mùa đông. Tuy nhiên, đến thời điểm này, VN đang trong giai đoạn giữa mùa đông nhưng dịch cúm lại giảm rõ rệt
Thời điểm đỉnh dịch tại VN rơi vào các tháng 8, 9-2009 với số nhiễm cúm A/H1N1 có ngày lên tới hơn 200 ca. Khi số ca nhiễm tăng với tốc độ khó kiểm soát, ngành y tế đã quyết định ngừng làm xét nghiệm đại trà bởi lý do dịch đã lây lan ra cộng đồng. Cũng trong thời điểm này, Bộ Y tế liên tục cảnh báo đỉnh dịch sẽ rơi vào tháng 11 và 12-2009, khi đó số ca nhiễm có thể lên đến hàng ngàn ca/ngày.
Điều trị bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội)
Dịch mới nên khó dự báo
Tuy nhiên, theo PGS-TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và môi trường (Bộ Y tế), đến thời điểm này, VN đang trong giai đoạn giữa mùa đông nhưng dịch cúm A/H1N1 đang ghi nhận tại các địa phương với mức độ vừa và có xu hướng chững lại. PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, phân tích: Thông thường, tất cả các bệnh cúm đều phát triển mạnh vào mùa lạnh, khô (mùa đông) vì thời tiết này thuận lợi cho virus bùng phát và lây lan. Tuy nhiên, lý giải về hiện tượng dịch cúm A/H1N1 không như dự báo, ông Hiển cho rằng đây là một dịch bệnh mới, các chuyên gia y tế trên thế giới cũng chưa có những hiểu biết đầy đủ về virus này.
Không chỉ giảm về số ca nhiễm, tỉ lệ tử vong và phân bố số ca tử vong do cúm A/H1N1 cũng có vẻ như đang đi… chệch hướng nhận định của các chuyên gia y tế. Đến thời điểm này, VN đã có 53 ca tử vong do cúm A/H1N1, trong đó 41,5% tập trung ở miền Nam, 30% ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên (đây là những khu vực không có mùa đông), còn số ca tử vong tại miền Bắc chỉ chiếm 28,3%.
Không nên chủ quan
Tuy nhiên, theo PGS-TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và môi trường (Bộ Y tế), đến thời điểm này, VN đang trong giai đoạn giữa mùa đông nhưng dịch cúm A/H1N1 đang ghi nhận tại các địa phương với mức độ vừa và có xu hướng chững lại. PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, phân tích: Thông thường, tất cả các bệnh cúm đều phát triển mạnh vào mùa lạnh, khô (mùa đông) vì thời tiết này thuận lợi cho virus bùng phát và lây lan. Tuy nhiên, lý giải về hiện tượng dịch cúm A/H1N1 không như dự báo, ông Hiển cho rằng đây là một dịch bệnh mới, các chuyên gia y tế trên thế giới cũng chưa có những hiểu biết đầy đủ về virus này.
Không chỉ giảm về số ca nhiễm, tỉ lệ tử vong và phân bố số ca tử vong do cúm A/H1N1 cũng có vẻ như đang đi… chệch hướng nhận định của các chuyên gia y tế. Đến thời điểm này, VN đã có 53 ca tử vong do cúm A/H1N1, trong đó 41,5% tập trung ở miền Nam, 30% ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên (đây là những khu vực không có mùa đông), còn số ca tử vong tại miền Bắc chỉ chiếm 28,3%.
Không nên chủ quan
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho rằng việc dịch cúm A/H1N1 giảm trong 2 tháng qua chỉ gọi là “hiện tượng giảm” chứ không thể nói là “dịch giảm”.
|
Qua giám sát, hơn 90% số ca cúm trong cộng đồng vào thời điểm này là cúm A/H1N1, tuy nhiên tỉ lệ tử vong do bệnh này chỉ cao tương đương với cúm thường, còn tỉ lệ tử vong do cúm A/H1N1 tại VN được đánh giá là thấp so với khu vực. Theo nhiều bác sĩ, việc điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 khá dễ dàng khi được phát hiện sớm. Bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 không để lại biến chứng, thậm chí không điều trị cũng có thể tự khỏi. Trong số 52 ca tử vong do dịch bệnh này được ghi nhận đến ngày 29-12, có khoảng 80% rơi vào những đối tượng nguy cơ cao, chủ yếu là phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mãn tính, trẻ em dưới 3 tuổi, người nhập viện muộn sau thời gian dài tự điều trị và chậm được điều trị Tamiflu.
Tuy nhiên, ông Lý Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, cảnh báo người dân không nên chủ quan với cúm A/H1N1 vì thực tế nhiều ca tử vong do nhập viện rất muộn, sau hơn 10 ngày, thậm chí có những ca điều trị đến hơn 20 ngày tại nhà và trạm y tế xã hoặc các bệnh viện tuyến dưới. Khi chuyển lên tuyến trên thì tình trạng bệnh đã quá nặng, không thể cứu sống.
Tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống đại dịch cúm ở người, chiều 30-12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu nhấn mạnh: Tuy tình hình dịch cúm A/H1N1 có dấu hiệu chững lại nhưng các ngành, các cấp vẫn cần tiếp tục phối hợp tăng cường giám sát dịch bệnh, không được chủ quan, lơ là, đề phòng nguy cơ cúm A/H1N1 biến đổi gien có độc lực mạnh hơn và lây lan rộng rãi hơn trong cộng đồng.
Tuy nhiên, ông Lý Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, cảnh báo người dân không nên chủ quan với cúm A/H1N1 vì thực tế nhiều ca tử vong do nhập viện rất muộn, sau hơn 10 ngày, thậm chí có những ca điều trị đến hơn 20 ngày tại nhà và trạm y tế xã hoặc các bệnh viện tuyến dưới. Khi chuyển lên tuyến trên thì tình trạng bệnh đã quá nặng, không thể cứu sống.
Tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống đại dịch cúm ở người, chiều 30-12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu nhấn mạnh: Tuy tình hình dịch cúm A/H1N1 có dấu hiệu chững lại nhưng các ngành, các cấp vẫn cần tiếp tục phối hợp tăng cường giám sát dịch bệnh, không được chủ quan, lơ là, đề phòng nguy cơ cúm A/H1N1 biến đổi gien có độc lực mạnh hơn và lây lan rộng rãi hơn trong cộng đồng.
Xem xét việc triển khai tiêm vắc-xin cúm A/H1N1
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chịu trách nhiệm về những rủi ro trong quá trình VN sử dụng 1,2 triệu liều vắc-xin cúm A/H1N1 mà WHO viện trợ nên Bộ Y tế đang xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế về việc xem xét, triển khai tiêm vắc-xin này. Các cơ quan chức năng cũng đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng và độ an toàn trước khi nhập vắc- xin cúm A/H1N1 về VN để tiêm phòng cho người dân. Hiện Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch sử dụng vắc-xin phòng cúm A/H1N1 cho các đối tượng nguy cơ cao. Nếu được duyệt, VN sẽ tiếp nhận nguồn vắc-xin này của WHO trong thời gian tới. |
Bài và ảnh: Ngọc Dung / NLĐ
Bình luận (0)