Chuẩn yêu cầu trẻ 5 tuổi chạy 18m với thời gian nhiều nhất 5 giây. Nhưng chương trình giáo dục lại mong đợi kết quả: trẻ 5 – 6 tuổi chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong 10 giây.
Bên cạnh nhiều nội dung phù hợp, có khá nhiều cái lệch nhau giữa những chỉ số của " chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi" và các "kết quả mong đợi" với trẻ 5 – 6 tuổi mà chương trình giáo dục mầm non đã đề ra. Dưới đây là những điểm khác nhau.
Nội dung
|
Chỉ số chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
|
Kết quả mong đợi với trẻ 5 – 6 tuổi
|
Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
|
Không có
|
Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp
|
Thực hiện kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động
|
– Chạy 18m với thời gian nhiều nhất 5 giây.
– Trèo lên và xuống được ít nhất 5 bậc thang luân phiên từng chân.
– Ném và bắt được bóng (đường kính 15cm) bằng hai tay.
– Đi được thăng bằng trên ghế thể dục (2mx0,25mx0,35m)
|
– Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong 10 giây.
– Bò vòng qua 5-6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5m theo đúng yêu cầu.
– Bắt và ném bóng với người đối diện (khoảng cách 4m).
– Đi lên, xuống trên tấm ván dài 2m, rộng 30cm đặt dốc khoảng 30 độ.
|
Có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe
|
Giữ đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ.
|
Không có
|
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
|
Tự “viết” được đúng tên mình; Nhận dạng được 29 chữ cái tiếng Việt.
Biết chờ đến lượt giao tiếp, trò chuyện, thảo luận (không nói leo, không ngắt lời người khác)
Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp.
Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.
|
Nhận dạng một số chữ cái.
|
Lĩnh vực phát triển nhận thức và sẵn sàng với việc học
|
Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự; Phân biệt được hôm qua hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày…
|
Không có
|
Tập trung chú ý trong khoảng 10 – 15 phút; Thực hiện đến cùng công việc được giao.
|
Không có
|
|
Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản (mưa, nắng, gió…) sắp xảy ra; Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
|
Không có
|
|
Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
|
Hài lòng khi hoàn thành công việc; Cố gắng kìm chế những cảm xúc tiêu cực; Dễ hoà đồng với bạn trong nhóm chơi; ..
|
Không có
|
Ghi chú:"Chuẩn" là yêu cầu về năng lực mà chúng ta mong muốn trẻ biết và có thể đạt được. Chỉ số mô tả những nhận biết, kỹ năng hay hành vi của trẻ có thể quan sát được. Trẻ 5 tuổi là trẻ từ 60 tháng đến 72 tháng tuổi. (theo dự thảo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi)
"Kết quả mong đợi" mô tả những gì trẻ trong độ tuổi cần và có thể thực hiện được nhằm định hướng cho giáo viên tổ chức hướng dẫn có hiệu quả các hoạt động giáo dục phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội, thẩm mĩ, chuẩn bị tốt cho trẻ khi nhập học ở trường phổ thông (theo dự thảo chương trình giáo dục mầm non).
Bộ GD-ĐT: Chấm điểm sự phát triển của trẻ
Đánh giá mức độ đạt chuẩn bằng cách cho điểm, trong đó đánh giá mức độ đạt được của mỗi chỉ số theo cách: mỗi chỉ số có điểm tối đa là 1; mức điểm đạt yêu cầu là 1; không đạt yêu cầu là 0. (Theo dự thảo Thông tư ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi)
Bà Nguyễn Thị Lan Hương – Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GD-ĐT Hà Nội): Sẽ có thay đổi chỉ số
Trước khi được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, dự thảo đã được áp dụng ở 1 hoặc 2 trường mầm non tại quận Tây Hồ và thí điểm trên diện rộng ở các vùng, miền.
Tôi cho rằng, chuẩn được xây dựng rất khách quan ở các vùng miền. Tuy nhiên, những chỉ số trong bộ chuẩn đưa ra chỉ thực hiện được nếu trẻ tham gia học đầy đủ chương trình quy định của Bộ GD-ĐT. Với các trường tư thục, không thực hiện chương trình bài bản, trẻ khó đạt được các tiêu chí này.
125 chỉ số để đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ là không nhiều. Giáo viên và phụ huynh chưa hiểu mục đích của chuẩn, là do chưa có văn bản hướng dẫn. Mục đích không phải là xếp loại A, B, C với trẻ mà là định hướng cho giáo viên và phụ huynh để phát triển trẻ.
Quá trình thực hiện "chuẩn" sẽ có những thay đổi trong tiêu chí, nhưng nói bây giờ thì quá sớm.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GD-ĐT TP.HCM):Không "chấm điểm HS"
Hiện nay, chúng tôi chưa nhận được hướng dẫn của Bộ về việc chấm điểm học sinh mầm non. Nhưng quan điểm của thành phố là không đánh giá trẻ, không xếp hạng trẻ.
Thực tế, ở TP.HCM không có chuyện chấm điểm, đánh giá học sinh. Mà lâu nay, sau mỗi học kỳ, giáo viên sẽ nhận xét về hoạt động của từng trẻ trong sổ bé ngoan. Ví dụ trẻ còn yếu kỹ năng giao tiếp hay chưa biết nhảy, chưa biết tự cài giày… Mục đích là để phụ huynh và giáo viên cùng kết hợp với nhau nhằm giáo dục cho trẻ tốt hơn.
Chúng tôi sẽ góp ý với Bộ về cách làmđể trẻ không bị tổn thương cũng như không tạo áp lực cho phụ huynh.
Chúng ta nên yêu cầu 100% phụ huynh có con 5 tuổi phải cho con đi học. Lớp học này sẽ giúp các trẻ 5 tuổi phát triển những yếu tố để vào lớp 1.
|
Đoan Trúc – Kiều Oanh (Vietnamnet)
Bình luận (0)