Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF): Ưu tiên cho ứng viên phía Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Ông Stephen Maxner – Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Giáo dục Việt Nam nhấn mạnh muốn nhận được học bổng của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), trước hết các ứng viên phải tin vào khả năng của chính mình.

Ông Maxner khẳng định như vậy trong buổi tiếp xúc với báo giới hôm qua tại trụ sở Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam tại xã Đa Phước, H.Bình Chánh, TP.HCM. Ngoài ra, ông còn cho biết một trong những tiêu chuẩn đầu tiên để nhận được học bổng VEF, sinh viên Việt Nam cần phải nỗ lực rèn luyện khả năng tiếng Anh. Các sinh viên phải có mức điểm thi TOEFL PBT tối thiểu là 500 để nộp đơn xin học bổng và để tham gia chương trình học thì phải có điểm TOELF trên 550. Ngoài ra, sinh viên còn phải đạt điểm học lực trung bình là 7/10. Ông Maxner cho biết chương trình học bổng có tính cạnh tranh rất cao nhưng cũng không quá khó để đạt được. Ông chia sẻ: “Một trong những điều mà chúng tôi hơi quan ngại là nhiều sinh viên Việt Nam thấy số suất học bổng không nhiều nên e ngại. Thực tế họ không nên ngại mức độ khó của chương trình này”.

 
 Nghiên cứu sinh nhận học bổng VEF khóa 2010 – Ảnh: VEF cung cấp
Ông Maxner cho biết những người được tuyển chọn trở thành nghiên cứu sinh của VFF sẽ được nhận 27.000 USD/năm và họ được yêu cầu trở về nước
Vừa là thành viên của Hội đồng quản trị VEF vừa là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty xử lý rác thải rắn Việt Nam, ông David Dương cho biết ông đang lập kế hoạch thực hiện các chương trình kết nối nhà trường với doanh nghiệp. Ngoài ra, ông còn đang vận động thành lập 2 trường đại học Mỹ tại Việt Nam để giúp người dân khỏi phải tốn nhiều tiền ra nước ngoài học.
trong vòng 2 năm sau khi hoàn tất chương trình học ở Mỹ nếu không tiếp tục đeo đuổi một chương trình học hoặc công tác chuyên môn khác. Theo ông, đã có nhiều người trở về đóng góp cho Việt Nam thông qua việc giảng dạy và nghiên cứu. “Ngoài ra, những người thành công từ chương trình của chúng tôi cũng đóng góp rất nhiều cho các ngành, lĩnh vực khác trong đó có lĩnh vực kinh tế tư nhân”, ông Maxner nhấn mạnh.
Về việc các trường đại học Việt Nam muốn tìm đối tác ở Mỹ, ông Maxner cho phóng viên Thanh Niên hay họ có thể liên hệ Văn phòng của VEF ở Hà Nội. Ông nói VEF vừa phối hợp với Đại sứ quán Mỹ và Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam tổ chức một hội nghị giáo dục thường niên. Một nội dung được thảo luận tại hội nghị là làm sao để giúp các trường đại học ở Việt Nam và ở Mỹ có thể liên hệ với nhau. “Một trong những giải pháp mà chúng tôi đưa ra là xây dựng một website chung để các trường đại học ở Việt Nam và Mỹ đăng tải thông tin, nhu cầu hoặc tìm kiếm đối tác”, ông Maxner nói.
Theo ông David Dương, một Việt kiều Mỹ được Tổng thống Barack Obama đề bạt trở thành thành viên của Hội đồng quản trị VEF, hiện nay đa phần ứng viên nhận được học bổng VEF đến từ miền Bắc. Ông cho rằng có tình trạng này do VEF chỉ có văn phòng đại diện ở Hà Nội, và nhiều người không biết đến học bổng của quỹ. Ông cho biết trong thời gian tới VEF sẽ tăng cường quảng bá về học bổng ở miền Nam. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng, Trưởng đại diện Văn phòng VEF ở Hà Nội, cho biết do có sự chênh lệnh như trên nên nếu 2 ứng viên miền Nam và miền Bắc có điều kiện và khả năng như nhau thì VEF sẽ chọn ứng viên miền Nam. Bà Phượng nói thêm do số lượng ứng viên nam nhận học bổng nhiều hơn nữ nên sắp tới cũng sẽ ưu tiên nữ.
Hơn 340 ứng viên nhận học bổng VEF
Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation – VEF) được Quốc hội Mỹ thành lập theo Đạo luật Quỹ Giáo dục Việt Nam năm 2000. Hội đồng quản trị VEF gồm 13 thành viên, trong đó có 2 thượng nghị sĩ, 2 hạ nghị sĩ, 3 thành viên trong Chính phủ Mỹ và 6 thành viên khác do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm. Hằng năm, Quốc hội Mỹ dành ngân sách 5 triệu USD cho các hoạt động của VEF tới năm 2018.
Các hoạt động trao đổi giáo dục của VEF tập trung vào các ngành khoa học, kỹ thuật, toán học, y tế và công nghệ và được thực hiện thông qua 3 chương trình: Chương trình học bổng, đưa các công nhân Việt Nam sang Mỹ theo các chương trình đào tạo sau đại học; Chương trình học giả, tài trợ cho các công dân Việt Nam đã có bằng tiến sĩ có cơ hội phát triển chuyên môn thông qua các khóa học, nghiên cứu tại các trường hàng đầu của Mỹ; và Chương trình giáo sư Mỹ giảng dạy tại Việt Nam.
Kể từ khi VEF đi vào hoạt động từ tháng 3.2003 đến tháng 2.2011, thông qua Chương trình học bổng, 341 ứng viên xuất sắc được tuyển chọn thành các nghiên cứu sinh VEF và theo học các chương trình sau đại học tại 76 trường hàng đầu của Mỹ. Trong đó có 129 người đã tốt nghiệp với 74 người đã trở về Việt Nam và số còn lại đang tham gia các hoạt động chuyên môn tại Mỹ, hoặc đang học tiếp chương trình tiến sĩ hay công tác ở nước ngoài. Thông qua Chương trình học giả, bắt đầu từ năm 2007, 29 tiến sĩ của Việt Nam đã tham gia các chương trình sau tiến sĩ, kéo dài tối đa 12 tháng tại 23 trường đại học danh tiếng của Mỹ. Trong đó, 24 người đã hoàn tất chương trình nghiên cứu và đã trở về nước. Thông qua Chương trình giáo sư Mỹ giảng dạy tại Việt Nam, bắt đầu từ năm học 2008-2009, có 12 giáo sư Mỹ đã được tuyển chọn giảng dạy tại 11 trường đại học ở Việt Nam.

Văn Kho / TNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)