Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cần xây dựng từ gốc

Tạp Chí Giáo Dục

Đề án “Đổi mới chương trình – sách giáo khoa (CT-SGK) sau 2015” với số tiền đầu tư 70.000 tỉ đồng đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ những người làm công tác giáo dục (GD).

Phần lớn đều cho rằng cần phải “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” đúng như mục tiêu Nghị quyết ĐH Đảng XI đề ra chứ không nên xây nhà từ nóc như cách Bộ GD-ĐT đang thực hiện.
5 vấn đề cần làm trước khi đổi mới CT-SGK
Khi đọc thông tin về đề án, cảm tưởng rất mừng, món tiền tuy chưa đáp ứng được yêu cầu của GD phổ thông nhưng đã là sự cố gắng rất lớn, bởi nước ta còn nghèo và có biết bao việc lớn lao khác phải chi. Mừng xong thì lo ngay, lo thay cho những vị có trách nhiệm: Liệu có đáp ứng được lòng tin của dân, của nước không, liệu sử dụng có hiệu quả những đồng tiền thuế đẫm mồ hôi của dân?
Việc thay đổi CT-SGK phải đồng bộ và nằm trong đề án thay đổi toàn diện và căn bản nền giáo dục nước nhà thì số tiền đầu tư mới không lãng phí
Đổi mới GD là cần thiết nhưng chỉ có thể đổi mới khi tổng kết và làm rõ CT-SGK cũ không còn thích hợp nữa. Mà việc tổng kết này chưa làm cho nên không hiểu việc đó có cần không? Cựu huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam, A.Riedl từng có nhận xét sâu sắc: "Nền bóng đá VN được
Nên xóa bỏ cơ chế độc quyền
Việc cần làm trước mắt là sửa ngay những sai lầm hiện nay trong SGK, trong khi chờ đợi việc cải tổ toàn diện những vấn đề cơ bản của nền GD. Vấn đề nữa là xóa bỏ cơ chế độc quyền trong việc biên soạn và phát hành SGK. Cần khuyến khích sự cạnh tranh về chất lượng SGK của các nhà xuất bản và các tác giả. Biện pháp cạnh tranh này sẽ giúp nhanh chóng giải quyết những sai lầm hiện nay trong SGK.
GS-TS Nguyễn Thiện Tống
(Phó hiệu trưởng trường ĐH Cửu Long)
Singapore:  Trường được quyền lựa chọn SGK phù hợp
Trước đây, Singapore nhập khẩu sách giáo khoa. Tuy nhiên, sau này Bộ Giáo dục đã thành lập một bộ phận phụ trách xây dựng và phát triển chương trình học, hiện được biết đến với tên gọi "Curriculum Planning and Development Division" (http://www.moe.gov.sg/about/org-structure/cpdd/). Các nhà xuất bản sẽ dựa vào đó để biên soạn SGK. Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn có thể tham khảo danh sách SGK được Bộ thẩm định: http://atl.moe.gov.sg/Home.aspx rồi tự lựa bộ sách phù hợp cho mỗi môn. Dĩ nhiên, giáo viên cũng có thể tự biên soạn bài giảng riêng, dựa trên chương trình chuẩn.
Giáo viên Võ Văn Hùng
 (từ Singapore)
xây dựng từ nóc". Ý ông ấy nói là ta thực hiện quy trình ngược, chỉ nghĩ đến đội tuyển đi tranh giải chứ không tạo ra một nền bóng đá phong trào rộng và sâu. Trong GD cũng vậy, nếu lo đến CT-SGK trước tôi ngờ rằng tức là cũng chỉ lo từ nóc trở xuống. Lần viết SGK trước ta đã giải quyết "ngắt ngọn", lần này nếu làm theo đề án tôi sợ rằng cũng đi theo lối mòn ấy. Phải tạo một sự chuyển biến mạnh, rộng và sâu nền GD hiện nay.
Cụ thể, ít nhất phải làm 5 vấn đề sau đây trước đi bàn đến chuyện đổi mới CT-SGK:
1. Phải thống nhất với nhau về triết lý của ngành GD trong hoàn cảnh mới. 2. Phải chỉ ra mục tiêu của ngành GD phổ thông trong hoàn cảnh mới. 3. Phải làm rõ cấu trúc của hệ GD này trong hoàn cảnh mới. 4. Phải rút ngắn khoảng cách về điều kiện hoạt động GD giữa các vùng miền, đặc biệt giữa các vùng kinh tế phát triển và những nơi đồng bào dân tộc ít người đang sống. 5. Phải đổi mới, nâng cấp ngành sư phạm cả 2 phương diện: Đào tạo giáo viên mới và bồi dưỡng giáo viên đang đứng lớp.
Vì vậy, không nên gọi là Đề án đổi mới CT-SGK phổ thông sau 2015 mà nên gọi là Đề án đổi mới, nâng cấp ngành GD phổ thông sau 2015.
PGS – TS TRẦN HỮU TÁ
Dục tốc bất đạt
Ai là người có ít nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý GD đều biết rằng CT-SGK không là khâu quyết định chất lượng GD VN hiện nay. Nền GD ấy đã đến mức phải được “đổi mới căn bản và toàn diện”. CT-SGK dù vô cùng quan trọng cũng chỉ là vài nét vẽ trong một một bản thiết kế nhằm đổi mới căn bản và toàn diện GD. Bản thiết kế này có nhiệm vụ rộng lớn và sâu sắc hơn nhiều so với các việc như biên soạn CT-SGK, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và đào tạo bồi dưỡng giáo viên… như đề án đang dự tính. Các việc cụ thể này do vậy phải nằm trong một đề án tổng thể cải cách GD bao gồm mục tiêu đào tạo, triết lý giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục mà trong đó đổi mới CT-SGK… chỉ là các giải pháp cụ thể. Những giải pháp này nếu đem tách riêng ra mà làm trước thì chỉ là giải pháp “chống dột” tạm thời. Chưa bàn thảo cho thống nhất về những vấn đề chiến lược mà chộp ngay các vấn đề cụ thể để làm thì e rằng ta sẽ lặp lại vết xe đổ của những lần thay sách vừa qua.
Do vậy, xin để thời gian và kinh phí để lo trước một đề án có tính chiến lược mang tên “Cải cách căn bản và toàn diện nền giáo dục VN trong nửa đầu thế kỷ 21”. Đây là một kiểu dự án “tiền khả thi” phải được thông qua trước tiên. Làm một đề án lớn để GD cả dân tộc trong 30-40 năm mà dục tốc thì sẽ bất đạt.
TS HỒ THIỆU HÙNG
Cần phải tỉnh táo
Trong khi Bộ GD-ĐT chưa đưa ra được một đề án đổi mới căn bản và toàn diện thì việc công bố ngay kinh phí dự toán cho việc đổi mới CT-SGK sau năm 2015 đến 70.000 tỉ đồng là việc cần phải tỉnh táo suy nghĩ và cân nhắc. Việc thay đổi CT-SGK này phải đến sau khi đề án cải cách toàn diện nền GD nhận được sự đồng thuận cao của cả xã hội. Không thể chỉ thay đổi CT-SGK là coi như cả nền GD đã thay đổi một cách “toàn diện và căn bản”. Bởi trong cả nền GD thì CT-SGK là phần thượng tầng, phần “nóc” chứ không phải phần nền móng.
THANH THẢO

Sau khi chúng tôi đăng bài 70.000 tỉ đồng nâng cấp giáo dục, ngày 8.6, ông Phạm Mạnh Hùng – Chánh văn phòng Bộ GD-ĐT thừa lệnh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có công văn xung quanh vấn đề này như sau:
1. Tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện cần được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông lần này từ cách tiếp cận cho đến các định hướng, nguyên tắc, quy trình; thể hiện qua các phần của bộ chương trình giáo dục phổ thông như: mục tiêu của chương trình, nội dung dạy học, định hướng về phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Như vậy, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, không phải là quá trình ngược như một số ý kiến đã nêu.
2. Một số định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là: Chương trình hiện hành được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy học, tức là quan tâm chủ yếu tới việc học sinh sẽ học được những gì. Chương trình mới sẽ được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy. Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống…
3. Về kinh phí thực hiện, dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, bước đầu dự toán kinh phí là 70.000 tỉ đồng, trong đó số tiền chi cho việc biên soạn chương trình – sách giáo khoa chỉ dự kiến chi là hơn 960 tỉ (chưa đầy 1/70 tổng dự toán). Số còn lại chi cho các công việc khác như: Xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 35.000 tỉ (chiếm 1/2 tổng dự toán); mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học khoảng 30.000 tỉ (gần 1/2 nữa); đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý hơn 390 tỉ…

Theo Thanh Nien

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)