TS Lê Thị Thanh Mai, trưởng ban công tác sinh viên – ĐHQG TP.HCM, TS Phạm Tấn Hạ, trưởng phòng đào tạo – Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG TP.HCM và Th.s Lê Văn Hiển – phó trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Luật TP.HCM sẽ tư vấn sâu cho học sinh về nhóm ngành này.
* Nếu tốt nghiệp Sư phạm lý, ngoài làm giáo viên, có thể làm công việc nào khác?
– TS Lê Thị Thanh Mai: Nếu tốt nghiệp ngành này các em có thể đi dạy. Kiến thức chủ yếu là kiến thức về lý và nghiệp vụ sư phạm. Còn muốn làm công việc khác em phải cập nhật thêm kiến thức bổ sung. Sự thành công là do các em chứ không phải do doanh nghiệp. Còn việc ở lại trường ĐH giảng dạy: các em nếu giữ lại trường (thường có học lực giỏi, xuất sắc) còn muốn đi dạy sẽ phải học cao hơn lên bậc thạc sĩ.
Em Trần Thị Cẩm Hường, lớp 12C, trường THPT Đồng Xoài đặt câu hỏi với ban tư vấn về ngành báo chí và Việt Nam học trường ĐH KHXH & NV TP. HCM- Ảnh: Tiến Thành |
* Em muốn thi ngành luật thương mại, nếu không đậu trường có chuyển sang ngành khác?
– ThS Lê Văn Hiển: trường xét tuyển theo ngành học. Khi em đã trúng tuyển vào trường Luật nhưng không đủ điểm vào ngành luật thương mại thì trường sẽ xét tuyển em vào các chuyên ngành luật khác. Tất cả các ngành luật khi ra trường đều được cấp bằng Cử nhân luật. Cơ hội việc làm tùy thuộc vào các kỹ năng và kiến thức của sinh viên.
* Ngành xã hội học ra trường làm gì, công tác ở đâu?
– TS Phạm Tấn Hạ: Em có thích hoạt động xã hội không? Có tham gia hoạt động xã hội không?
* Thí sinh: em tham gia rất nhiều hoạt động xã hội.
– TS Phạm Tấn Hạ: Những điều em nói thì rất hợp với ngành này. Ngành này đòi hỏi người học phải có sự dấn thân. Cung cấp kiến thức về xã hội học nông thôn, đô thị, ngôn ngữ, y tế… nghiên cứu về các vấn đề xã hội đặt ra hiện nay như văn hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội… Sinh viên xã hội học ra trường có thể làm ở các tổ chức xã hội, trung tâm tư vấn, điều tra xã hội học, tham gia các tổ chức nghei6n cứu xã hội… Nếu thích em có thể làm báo bởi SV ngành này có thể điều tra và phân tích các vấn đề xã hội rất tốt.
* Em muốn học về dẫn chương trình, báo chí nhưng ngành này điểm chuẩn quá cao. Nếu học Đông Phương học thì có cần vốn ngoại ngữ của các ngành trước hay không?
– TS Phạm Tấn Hạ: trong chương trình đào tạo báo chí có môn học về talk show và dẫn chương trình. Nếu không theo học báo chí thì có thể theo học các khóa nghiệp vụ do các đơn vị khác tổ chức. nếu em thi D1 để học Trung Quốc, Indonesia, Malaysia… các bạn không cần phải biết trước ngôn ngữ này mà trường sẽ dạy ngay từ đầu với giáo viên bản địa. Nhu cầu ngành ngoại ngữ rất phù hợp với nữ.
Dẫn chương trình không nhất thiết phải học báo chí. Rất nhiều người dẫn chương trình không học báo chí. Vấn đề là các bạn có năng khiếu hay không.
* Điểm xét tuyển hệ dân sự và quân sự khác nhau thế nào?
– TS Phạm Tấn Hạ: hệ dân sự không phải qua sơ tuyển còn hệ quân sự phải qua sơ tuyển. Tốt nghiệp dân sự có thể làm việc bên ngoài còn tốt nghiệp quân sự phải làm việc trong ngành. Điểm chuẩn hệ dân sự và quân sự khác nhau. Tuy nhiên không phải trường nào cũng đào tạo hệ dân sự nên thí sinh cần phải tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường.
* Trường ĐH Luật TPHCM xét tuyển thế nào? Sau khi có bằng cử nhân luật, em muốn làm thẩm phán, chánh án thì làm thế nào?
– ThS Lê Văn Hiển: Trường sẽ xét tuyển từ cao đến thấp cho đến đủ chỉ tiêu. Với bằng cử nhân luật có thể làm việc nhiều nơi. Để làm thẩm phán, sau một thời gian làm thư ký tòa án (ít nhất 4 năm để có kinh nghiệm, đánh giá hồ sơ), em có thể được cơ quan đưa đi học thêm lớp nghiệp vụ về thẩm phán. Khi hoàn thành em có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán.
* Các trường quận đội tuyển sinh theo khu vực phải không?
* Em muốn học ngành tâm lý học, ngành này yêu cầu những gì?
– TS Phạm Tấn Hạ: Đây là ngành học tương đối mới ở VN. Ngành đi đi sâu về nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý lứa tuổi, tâm lý kinh doanh, tâm lý y học, tâm lý tội phạm… Mỗi lĩnh vực được trang bị kiến thức khác nhau kèm thực hành. Tùy vào khả năng của mình, các bạn chọn hướng đi phù hợp nhất với mình. Ngành này không hề đơn giản. Mình phải là người biết lắng nghe, có kiến thức và quan trọng là sự trải nghiệm. Ra trường có thể đi dạy tâm lý, tư vấn, tham vấn… Ở VN nhu cầu ngành này rất lớn, có điều là có tố chất để theo đuổi hay không.
|
– TS Phạm Tấn Hạ: Đúng là các trường quân đội lấy điểm theo quân khu. Điểm chuẩn QK5, QK& và QK9 đều khác nhau tùy vào chỉ tiêu của quân khu đó và điểm thi của thí sinh.
* Học luật ra có thể làm trong ngành công an không?
– ThS Lê Văn Hiển: Ngành công an thường tuyển ngành luật hình sự. Những môn học này giúp ích rất lớn bên ngành điều tra của công an. Cơ hội của các bạn là rất lớn. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến tiêu chí xét tuyển của ngành công an: lý lịch, sức khỏe, chiều cao phải đảm bảo theo yêu cầu của ngành.
* Em muốn thi vào ngành luật thương mại, khi hoàn thành có thể học văn bằng 2 một ngành luật khác không?
– ThS Lê Văn Hiển: khi tốt nghiệp, dù chuyên ngành nào đi nữa cũng được cấp bằng cử nhân luật. Do đó, nếu cần có thể học lên cao học chứ không nên học bằng 2 luật hành chính, dân sự bởi các kiến thức đào tạo các chuyên ngành đã giống nhau rất nhiều.
* Tiêu chí sơ tuyển của ngành quân đội, công an là gì?
– TS Phạm Tấn Hạ: Trước tiên thí sinh phải liên hệ công an, huyện đội quận huyện thường trú để đăng ký sơ tuyển. Không quá 20 tuổi đối với dân tộc kinh, 22 đối với dân tộc thiểu số. Gia đình có ý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, 3 năm THPT hạnh kiểm khá trở lên, 3 môn thi chọn thi phải có điểm trung bình từ 6 trở lên. Sức khỏe tốt, không dị dạng, dị tật, học lực ba năm đạt từ trun gbình trở lên. Nam cao từ 1m64, nặng từ 48kg trở lên, nữ cao từ 1,58m, nặng từ 45kg trở lên. Riêng có một số trường có năm tuyển nữ, có năm không.
TS Phạm Tấn Hạ, trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH QG TP.HCM giải đáp thắc mắc của một thí sinh về những yêu cầu của ngành Báo chí của trường – Ảnh: Tiến Thành |
Do đó, thí sinh cần liên hệ với công an quận huyện để xem có tuyển nữ hay không? Thí sinh cần lưu ý là điểm chuẩn ngành này khá cao, những thí sinh có học lực khá trở lên mới nên chọn ngành này.
* Em học khối D và theo thông tin em tìm hiểu thì nhu cầu nhân lực ngành này rất lớn. Ngành này có yêu cầu cao về ngoại hình không? Nếu em co yêu thích, cố gắng học tập thì có nên theo ngành này không?
– TS Phạm Tấn Hạ: Ngành này không có yêu cầu về ngoại hình khi tuyển sinh. Tuy nhiên mỗi ngành đều có những yêu cầu riêng khi ra trường. Ngành này có nhiều hướng khác nhau. Nên ngoại hình không tốt có thể làm về quản trị du lịch hay quản trị lữ hành mà không làm hướng dẫn du lịch. Quan trọng nhất là kiến thức của mình, kiến thức về VN và quốc tế, giỏi ngoại ngữ. Em phải nỗ lực hơn để tích lũy kiến thức và lựa chọn chuyên ngành phù hợp. Điểm chuẩn năm rồi là 16,5. Khi đã thích và có khả năng thì cứ mạnh dạn dự thi.
Theo NHÓM PV GIÁO DỤC
(TTO)
Bình luận (0)