Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hậu “sữa độc” Trung Quốc: Phụ huynh hoang mang đưa con đi khám

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Đông đảo phụ huynh đưa con tới BV kiểm tra chức năng thận (ảnh chụp tại BV Nhi đồng II trưa 30-9)Việc phát hiện chất Melamine có trong sữa tại Trung Quốc có thể nói là một “đòn chí mạng” giáng xuống tâm lý của các bậc cha mẹ có con đang trong độ tuổi cần uống sữa. Niềm tin của họ vào các loại sữa trên thị trường bị lung lay. Hàng loạt phụ huynh hoang mang và kéo nhau đưa con đến bệnh viện khám

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

> Vụ sữa chứa độc tố nhập từ Trung Quốc: Các trường mầm non có an toàn?

> Sữa gây sạn thận đã có ở Việt Nam

> Sữa bột Tam Lộc liệu có vào TP.HCM?

> Sữa trôi nổi: Hiểm nguy rình rập

 

Thị trường sữa mất uy tín

Gần đây nhất, thị trường sữa đã gánh chịu sự mất uy tín nghiêm trọng khi phát hiện ra sữa bột của Trung Quốc có chứa chất Melamine. Sự việc chỉ được phanh phui khi có những em bé phải nhập viện và thiệt mạng. Hóa chất được sử dụng là Melamine, giàu nitrogen. Melamine được cho vào thành phần của sữa nhằm “đánh lừa” người tiêu dùng về độ protein trong sữa. Trẻ em dùng sản phẩm có chứa Melamine, theo thời gian sẽ gây ra sự tắc nghẽn, suy thận và hoại thận.

Bầu không khí hoang mang, lo lắng đã tràn sang Việt Nam khi những sản phẩm đầu tiên được phát giác. Các bà mẹ bắt đầu lo lắng chất lượng các loại sữa đã được dùng cho bé của mình.  Chị Trịnh Thị Ngân ở đường Nguyễn Du (Hà Nội) băn khoăn: “Hiện nay trên thị  trường sữa Việt Nam có rất nhiều loại sữa. Từ sữa nhập khẩu 100% đến các loại sữa nhập khẩu nguyên liệu. Không những thế, ngay cả những loại sữa made in Việt Nam (sản xuất trong nước nguyên liệu nhập khẩu) cũng không hề rẻ một chút nào. Chúng tôi tưởng bỏ tiền ra mua được thêm các chất dinh dưỡng cho con không ngờ lại rước thêm bệnh”. Chính vì vậy, trước kia, những ngày phải đi làm trong tuần, chị thường “phó thác” trách nhiệm cho con bú vào các bình sữa, nhưng đã hai tuần nay, trưa nào chị cũng tranh thủ về nhà để cho con bú thêm bằng sữa mẹ. Con trai chị hiện được hơn 6 tháng tuổi. Hiện nay, Sở GD-ĐT Hà Nội, TP.HCM… cũng đã có văn bản khuyến cáo không nên dùng sữa Trung Quốc đến gửi tất cả các phòng giáo dục các quận, huyện, các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường cao đẳng, trung cấp trực thuộc. Trước tình hình hiện tại, Sở GD-ĐT 2 thành phố và các tỉnh đã yêu cầu các trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn chỉ đạo các bếp ăn của các lớp bán trú, bếp ăn tập thể của cán bộ, công chức, căng tin… kiểm soát chặt nguồn cung cấp và nơi chế biến lương thực, thực phẩm, tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. Đối với nguồn cung cấp sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, không dùng hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm duyệt của cơ quan chức năng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Người tiêu dùng nên tin ai?

Nhưng thực tế hiện nay, các bậc phụ huynh không thể “kiêng” tuyệt đối sữa cho con em mình. Các gia đình đều vẫn phải dùng nguồn sữa bổ sung cho các bé từ bên ngoài do rất nhiều nguyên nhân: các bà mẹ sau khi sinh không có sữa, do công việc chi phối, họ không có thời gian để cho con trẻ bú đủ hàng ngày, do nhu cầu phát triển thể chất của trẻ… Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn được sữa tốt cho trẻ?

Trước tiên, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn những sản phẩm đã có thương hiệu, như thế sẽ ít “rủi ro” hơn. Hiện nay, trên thị trường sữa Việt Nam đã xuất hiện sản phẩm sữa non cao cấp từ New Zealand, Good Health Việt Nam. Sữa non Good Health có thành phần quan trọng nhất là IgG – kháng thể tự nhiên. IgG dễ dàng hấp thụ qua hệ tiêu hóa của trẻ, giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh các bệnh thường gặp như cảm lạnh, cúm, sốt, viêm phổi… Sữa không chỉ tốt cho bé mà còn tốt cho những bà mẹ đang mang thai. Khi bạn sử dụng sữa non Good Health, không những tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ mà còn tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp bé hoàn thiện khả năng miễn dịch, là bước khởi đầu hoàn hảo cho bé khi chào đời.

Đưa con đi khám, bệnh viện quá tải

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

BS. Tăng Chí Thượng – Giám đốc BV Nhi đồng I khuyến cáo: “Dấu hiệu sớm của bệnh sỏi, sạn thận là quấy khóc, đặc biệt là trong khi đi tiểu kèm theo nôn ói. Vì vậy khi thấy trẻ có những biểu hiện trên, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đến BV để tầm soát bằng việc thử nước tiểu và siêu âm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn tiểu ra máu”.

Sau vụ việc sữa bột của Trung Quốc có chứa chất Melamine gây sỏi thận cho trẻ em, những ngày này tại các bệnh viện (BV), đặc biệt là BV Nhi đồng I, Nhi đồng II (TP.HCM) lúc nào cũng đông nghẹt phụ huynh đưa con tới khám.

Sáng 30-9, tại khoa Khám bệnh – BV Nhi đồng II, chúng tôi ghi nhận có cả ngàn phụ huynh đưa con tới khám. Trước cửa Phòng khám số 1, chị Thanh Bình ẵm trên tay đứa con trai khoảng 5 tháng tuổi cho biết: “Sáng hôm qua tôi cũng đưa bé tới khám nhưng đông quá nên phải về. Hôm nay rút kinh nghiệm kêu ông xã chở tới BV từ lúc 6 giờ sáng, vậy mà số thứ tự cũng lên tới 291. Từ hồi mới sinh đến giờ, bé chỉ uống sữa mẹ và sữa Abbott nhưng thấy mấy chị ở cơ quan đưa con đi khám nên tôi cũng đi. Mất thời gian, mất tiền nhưng nhận được sự an tâm…”.

Không riêng gì chị Thanh Bình mà hầu hết các bậc phụ huynh đưa con tới BV khám chỉ bởi “tâm lý đám đông”. Thấy người khác đưa con đi khám nên cũng sốt ruột, dù biết chắc rằng sẽ không có bệnh. Hôm nay là ngày bé Bảo Hà (18 tháng tuổi) đến ngày tiêm phòng, nhân tiện vợ chồng chị Hồng (Q.9) cho con khám thận luôn. “Ở nhà tôi cho bé uống sữa Dutch Lady, còn ở trường mầm non các cô cho uống sữa Vinamilk. Mặc dù hai loại sữa này chưa có trong danh sách những nhãn sữa có nhiễm chất Melamine nhưng tôi vẫn muốn bác sĩ khám cho bé…”.

Còn tại BV Nhi đồng I, tình trạng quá tải càng trở nên trầm trọng khi các bậc phụ huynh ở tỉnh ùn ùn đưa con tới khám. Vợ chồng chị Mai (Cần Thơ) xin nghỉ việc hai ngày để đưa bé Ngọc đi kiểm tra sỏi thận. “Trước đó chúng tôi đã cho bé khám tại BV Đa khoa Cần Thơ, các bác sĩ cho biết không phát hiện dấu hiệu của bệnh thận. Tuy nhiên để an tâm, bữa nay phải khăn gói lên Sài Gòn khám lại”, chị Mai cho biết. Ngoài việc đến trực tiếp BV, không ít ông bố, bà mẹ đã gọi điện đến BV Nhi đồng I để được các bác sĩ tư vấn.

Các bác sĩ cho rằng, trẻ em Việt Nam ít có khả năng bị sỏi thận do uống sữa có chứa chất Melamine. Bởi tâm lý của các ông bố, bà mẹ là “sính” hàng chất lượng cao, có thương hiệu. Những gia đình có điều kiện kinh tế thì chọn mua sữa của Mỹ, Úc, Hà Lan, còn những gia đình thu nhập trung bình thì chọn mua sữa Vinamilk, Dutch Lady. Riêng sữa có xuất xứ từ Trung Quốc rất hiếm người mua…

Chưa phát hiện ca bệnh

Đó là khẳng định của BS.Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tế TP.HCM. Trước đó, ngày 23-9 Sở Y tế TP.HCM đã có Công văn 5388 về việc tăng cường giám sát việc sử dụng sản phẩm sữa bột không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gửi giám đốc các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố. Sở Y tế đề nghị giám đốc các BV trên địa bàn thành phố chỉ đạo nhân viên y tế trong quá trình khám chữa bệnh cho trẻ em chú ý khai thác tiền sử, bệnh sử về việc sử dụng sữa, đặc biệt là các loại sữa bột có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khi phát hiện những bất thường do sử dụng các loại sữa bột liên quan đến sức khỏe trẻ em đề nghị các BV phải tích cực chữa trị và báo cáo khẩn về Phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tế.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

BS. Hà Mạnh Tuấn, Giám đốc BV Nhi đồng II cũng cho biết, những ngày gần đây nhiều bà mẹ đã đưa con đến BV kiểm tra chức năng thận. Tại đây, các bệnh nhi được thử nước tiểu và khám bụng, nếu có vấn đề thì cho nhập viện (khoa Thận – Máu – Nội tiết). Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có ca bệnh nào…

Hòa Triều  – Nghiêm Huê

ThS.BS. Huỳnh Thoại Loan – Trưởng khoa Thận – Nội tiết BV Nhi đồng I cho biết: “Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, bệnh nhân có thể tiếp nhận những cách điều trị như truyền dịch, kiềm hóa nước tiểu, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải thăng bằng kiềm toan, phẫu thuật lấy sỏi. Nếu suy thận, bệnh nhân có thể được lọc thận hoặc thẩm phân phúc mạc. Đối với những trẻ bị sạn, sỏi thận do nhiễm độc Malamine việc điều trị không có gì đặc biệt. Điều đặc biệt và đáng quan tâm nhất ở đây chính là việc trẻ em bị sỏi thận, sạn thận là điều rất hiếm khi xảy ra, nhất là trong độ tuổi đang bú mẹ. Phác đồ điều trị bệnh này ở trẻ em cũng giống như phác đồ điều trị các bệnh về sỏi thận thông thường. Quá trình và thời gian điều trị phụ thuộc vào lượng Melamine đã được hấp thu trong cơ thể trẻ. Với những sạn thận nhỏ có thể cho trẻ dùng thuốc để đẩy nhanh quá trình đi tiểu nhằm đào thải sạn ra khỏi thận và bàng quang. Nếu ở thể nặng có thể dùng biện pháp siêu âm để tán sỏi…”.

Bình luận (0)