Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Đề nghị ban hành bộ chuẩn quốc gia giáo dục đại học

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đề nghị ban hành một bộ chuẩn quốc gia về chất lượng giáo dục đại học và yêu cầu về chất lượng tối thiểu đối với các chương trình đào tạo đại trà.

Nếu như nhiều ý kiến lo ngại việc dự án Luật Tài nguyên nước “đẻ” thêm giấy phép khi xả thải vào nguồn nước sẽ gây nhũng nhiễu, tiêu cực thì dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi, hình thức giám sát tiền gửi được cho là kém hiệu quả, phải thay đổi.
Ngoài hai dự án luật trên, tại phiên họp ngày 2/11, Quốc hội cũng nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Luật Giáo dục đại học. Cả 4 luật này sau khi Quốc hội cho ý kiến sẽ tiếp tục hoàn chỉnh để thông qua vào kỳ họp sau.
Tình trạng chấp nhận tiêu cực để “được việc” còn phổ biến
Điểm đáng chú ý trong dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật là “không phải cứ hiểu biết pháp luật tốt là chấp hành tốt”. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý giải thích “hiện tượng nghịch” này như sau: Phổ biến, giáo dục pháp luật trong dự thảo luật tuy đã được tiếp thu nhiều ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, nhưng vẫn còn chủ yếu thiên về phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật (các văn bản pháp luật). Thực tiễn cho thấy không phải cứ có kiến thức pháp luật là chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan của mỗi cá nhân.
“Tình trạng buông xuôi, chấp nhận tiêu cực, vi phạm pháp luật để “được việc” vẫn còn xảy ra khá phổ biến trong nhân dân. Do đó, Ủy ban Pháp luật đề nghị cần bổ sung nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm cả ý thức chấp hành pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật, ý thức đấu tranh trước các hành vi vi phạm pháp luật, ý thức bảo vệ pháp chế XHCN” – báo cáo giám sát nêu. 
Giám sát tiền gửi chỉ là hình thức
Đối với dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi, mô hình của hệ thống bảo hiểm tiền gửi được xây dựng theo chi trả với quyền hạn mở rộng. Dự thảo tiếp tục trao cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chức năng giám sát từ xa trên cơ sở các thông tin nhận được từ Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và báo cáo Ngân hàng Nhà nước xử lý kịp thời những rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.
Dự thảo Luật Giáo dục đại học được sinh viên quan tâm tìm hiểu. ảnh minh họa.
Việc trao chức năng thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn hiện nay được cho là chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Năng lực và kinh nghiệm thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam còn hạn chế. Điều này đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn hơn 10 năm hoạt động.
Tính đến hết tháng 12/2010, hoạt động thanh tra, giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi mới chỉ dừng lại ở 2.722 cuộc kiểm tra. Hoạt động thanh tra, giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ chủ yếu tập trung vào kiểm tra quỹ tín dụng nhân dân với 2.439 cuộc, chiếm 89,6% tổng số cuộc kiểm tra. Trong khi đó, số cuộc kiểm tra ngân hàng thương mại trong nước chỉ là 167 cuộc, chiếm 6,1%; chi nhánh ngân hàng nước ngoài 86 cuộc, chiếm 3,2%; ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 4 cuộc, chiếm 0,1%; công ty tài chính 27 cuộc, chiếm 1%. Các cuộc này chỉ dừng lại ở việc kiểm tra việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi, niêm yết chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, quản lý, hạch toán tiền gửi.
Đề nghị ban hành bộ chuẩn quốc gia giáo dục đại học
Kiểm định chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) là nội dung đáng chú ý trong dự án Luật Giáo dục đại học. Tuy nhiên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng, các quy định liên quan đến vấn đề này trong dự thảo luật mới chỉ dừng lại ở mức độ đề ra các nguyên tắc cơ bản và khái quát, chưa đủ cụ thể và cũng chưa đề cập rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ sở GDĐH trong công tác kiểm định chất lượng đào tạo.
Ủy ban đề nghị quy định việc tham gia kiểm định chất lượng đào tạo là bắt buộc đối với cơ sở GDĐH. Cần quy định rõ trong luật về quy trình, chu kỳ kiểm định, quy trình công khai hóa kết quả kiểm định chất lượng đào tạo. Sử dụng kết quả kiểm định làm căn cứ để phân loại chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH.
Ủy ban cũng đề nghị ban hành một bộ chuẩn quốc gia về chất lượng GDĐH và yêu cầu về chất lượng tối thiểu đối với các chương trình đào tạo đại trà. Theo đó, luật cần quy định chỉ cho phép thực hiện những chương trình đào tạo bảo đảm yêu cầu về chất lượng tối thiểu và khuyến khích các cơ sở GDĐH nâng cao chất lượng đào tạo, hướng đến chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế về chất lượng GDĐH.
Về tuyển sinh, Ủy ban cơ bản nhất trí với các quy định về tuyển sinh như trong dự thảo và đề nghị các cơ sở GDĐH được tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở các tiêu chí, điều kiện do Bộ GD&ĐT quy định. Giao cho các cơ sở GDĐH có đủ năng lực, kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh được tự chủ, tự chịu trách nhiệm lựa chọn phương thức, thời gian tổ chức tuyển sinh và báo cáo về Bộ GD&ĐT để quản lý. Bổ sung chế tài nghiêm khắc đối với những vi phạm trong lĩnh vực tuyển sinh
Theo PVTS
(CAND)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)