Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chưa xác định được nguồn gốc bé bị cắt gân

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Bé Hảo rất ít nói và không bao giờ cười. Ảnh: PL TP HCM.Trong khi công an chưa tìm thấy giấy tờ xác nhận Hảo là con ruột của bà Mỳ thì sáng 27/9, một phụ nữ xưng tên là La từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Bệnh viện đa khoa Bình Phước tự nhận là mẹ nuôi của Hảo từ năm 2004

> Vụ bạo hành cháu bé ở Bình Phước: Sẽ khởi tố vụ án cố ý gây thương tích

Theo bà La, người nhờ nuôi bé Hảo là anh của ông Tước (chồng bà Mỳ) tên là Ước (ngụ cùng xã Đức Hạnh với ông Tước). Đầu năm 2008, bà La mang trả Hảo lại cho ông Ước vì vợ chồng bà ly hôn. Cũng theo bà La, Hảo đã hơn 5 tuổi chứ không phải 4 tuổi như bà Mỳ khai nhận.

Trước đó, Công an huyện Phước Long (Bình Phước) cho biết, vẫn chưa xác minh chính xác nguồn gốc bé Hảo. Theo đó, khi gặp người nhà bà Mỳ tại xã Thanh Sơn (Tân Phú, Đồng Nai), công an không tìm thấy giấy chứng sinh, giấy khai sinh và những chứng cứ khác để có thể nói Hảo là con ruột của bà Mỳ.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH, nói: “Không có giấy tờ gì nên nguồn gốc của bé Hảo rất mù mờ”. Theo ông Hùng, qua làm việc với vợ chồng ông Sầm Văn Chứ (người tự xưng là ông, bà nội bé Hảo) cũng chưa thấy chứng cứ nào chứng minh điều đó là sự thật. Tuy nhiên, Công an huyện Phước Long vẫn tiếp tục xác minh để làm rõ chuyện này.

Theo lời khai ban đầu, năm 2004, vợ chồng bà Mỳ sinh Hảo tại huyện Tân Phú (Đồng Nai) nhưng được sáu tháng thì cho một cặp vợ chồng tên Quang ở huyện Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu) làm con nuôi. Đến tháng 6/2008, vợ chồng Quang ly hôn nên điện thoại cho bà Mỳ đón Hảo về Bình Phước.

Theo hồ sơ lưu tại Công an xã Đức Hạnh, năm 1982, sau khi sinh con, Nguyễn Thị Hồng (vợ đầu của ông Tước) qua đời. Vì thế ông gửi con cho người cô ở Bà Rịa – Vũng Tàu nuôi hộ trước khi lấy bà Mỳ và về Bình Phước sinh sống. Sau này, con riêng ông Tước sinh con gái tên Trang cũng gửi lại bà cô rồi đi theo chồng. Năm 2007, bà cô này chết, ông Tước đón Trang về nuôi. Mấy năm sau, ông nghe tin con gái ông sinh thêm đứa cháu nữa là Hảo nên ông Tước lại đón Hảo về nuôi.Khuôn mặt của Kiều Oanh và Trang hoàn toàn khác biệt dù bà Mỳ nói đó là hai chị em ruột. Ảnh: PL TP HCM.

Khi tiếp xúc với công an và phóng viên, ông Tước nói mình chỉ có 3 người con là Nguyễn Đức Long (12 tuổi), Nguyễn Thị Kiều Oanh (10 tuổi) và Nguyễn Hữu Thành (6 tuổi), còn Trang, Hảo là “hai cháu ngoại”. Trong sổ xóa đói giảm nghèo do Sở LĐ – TB&XH tỉnh cấp cho ông Tước cũng không có tên Trang và Hảo.

Nhiều người dân sống cùng thôn Bình Đức cho biết đầu năm nay Trang và Hảo mới xuất hiện nhưng không biết từ đâu về. Mặc dù nói Trang là con bà Mỳ nhưng khuôn mặt của Kiều Oanh hoàn toàn khác biệt với Trang. Là chị em, Trang sinh sau Oanh nhưng cả hai có vẻ bằng nhau về độ tuổi. Nhà có 5 con nhưng chỉ có bé Hảo và Trang là bị đánh đập thường xuyên. Ông Hùng, gần nhà ông Tước, thường nghe tiếng khóc của Trang vào buổi trưa nhưng không biết chuyện gì xảy ra.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn – Phó Công an xã Đức Hạnh xác nhận trên đầu Trang bị móp một chỗ to sau gáy. Ngay trong đêm 19/9, khi công an huyện đến nhà ông Tước làm việc thì cũng thấy có nhiều vết trầy xước ở tay Trang.

Lúc khỏe lại, nhiều lần Hảo xòe tay nói với những người đứng quanh giường bệnh: “Cho cháu xin tiền”. Từ đây xuất hiện nghi vấn, Hảo có thể là nạn nhân bị bắt cóc, ép đi xin.

Tiếp xúc với phóng viên tại bệnh viện, một phụ nữ tên Tình (ngụ thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long) nói thấy Hảo giống một đứa bé thường xin ăn ở chợ Phước Long. Bà nói: “Tôi làm nghề bán cháo ở chợ Phước Long nên nhiều lần thấy đứa như Hảo nằm trên xe gỗ để người ta kéo đi xin trong chợ”.

Thậm chí, nhiều người còn nghi ngờ Hảo bị xâm hại tình dục khi phát hiện bộ phận sinh dục của bé có dấu hiệu bị trầy xước, chảy máu..

Hiện tình hình sức khỏe bé Hảo tiến triển tốt. Tuy nhiên, bé rất ít nói và không bao giờ cười. Tới ngày 27/9, số tiền các nhà hảo tâm ủng hộ bé Hảo đã gần 100 triệu đồng.

Theo VNE

Bình luận (0)