Nhiều biển "hạ giá", Parkson vẫn vắng khách. |
Thích xài "đồ hiệu", nhưng không phải ai cũng đủ "đô" để tìm đến những sản phẩm với giá hàng ngàn USD/ sản phẩm. Để "thỏa trí", mỗi người lại có cách tìm "đồ hiệu" cho riêng mình.
Những ngày này, dạo quanh một vòng trung tâm mua bán Packson hay Vicom tại Hà Nội, người ta dễ dàng nhận thấy, trong đợt giảm giá đặc biệt nhân dịp Noel, nhiều mặt hàng "đồ hiệu" được giảm giá từ 20- 70%.
Thỉnh thoảng có vài vị khách thích xài đồ hiệu vẫn lang thang ở mấy trung tâm thương mại để "săn" hàng hiệu giảm giá. Chị Hải, ở Thanh Xuân bước ra từ Parkson khoe: "Mình vừa mua được 2 bộ đồ "under wear" với giá "siêu rẻ" nhé. Bộ thứ nhất 125.000 đồng, mua đến bộ thứ hai chỉ có 90.000 đồng". Khi được hỏi bộ đồ của nhãn hàng nào, chị Hải nói: "Mình cũng chẳng nhớ nữa, chỉ biết là của
Tại trung tâm thương mại Vincom, ở ngay tầng 1, người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp những tên tuổi thời trang như BONIA, GIOR- DANO, GUY LAROCHE với những tấm biển hạ giá. Những tấm biển này dường như đã tiếp thêm "lòng can đảm" cho nhiều vị khách mạnh dạn bước. Có lẽ vì thế mà những cửa hàng bán "đồ hiệu" ở Vincom trong dịp này cũng vì thế mà đông khách ghé hơn bình thường.
Tuy nhiên, dù nhãn hiệu nổi tiếng nhưng không phải mặt hàng nào cũng được nhập về từ chính quốc. Một nhân viên bán hàng của cửa hàng B. ở Vincom thật thà cho biết, "một số mặt hàng của bọn em nhập về từ
Dạo qua nhiều cửa hàng bán đồ hiệu ở một vài trung tâm thương mại, ngay cả những người không hiểu biết về thời trang cũng dễ dàng nhận thấy có những mặt hàng đã không còn giá trị về thời trang từ lâu rồi nhưng vẫn được bày bán với giá siêu đắt.
Một số khách hàng tiêu dùng cho rằng, kể cả ở những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Armani, D&K, Guess, Lacoste, Nike, Clark…cũng có khá nhiều sản phẩm dòng phổ thông với giá chỉ ngang ngửa “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và luôn hạ giá lớn từ Á sang Âu mà đa số dân bản địa có thể sắm được.
Săn "hàng hiệu" giá bèo ở đâu?
Cách đây vài năm, hàng hiệu ở HN khá hiếm hoi, chủ yếu thông qua đường xách tay và tập trung tại các cửa hàng nhỏ, gọi là "shop". Đủ loại hàng hóa mang những thương hiệu thời trang Versace, Lacoste, CK, Valentino, Guess… có thể tìm thấy tại các shop này. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, không phải toàn bộ những mặt hàng ở các "shop" này đều là đồ hiệu "xịn". Có thể đó chỉ là hàng trôi nổi, hàng giảm giá, lỗi mốt nên dù có chất lượng tốt nhưng chúng không còn nhiều giá trị thời trang.
Những đồ hiệu kiểu này xuất hiện rải rác ở nhiều đường phố HN. Riêng ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào,… có thể kiếm được những món đồ thắt lưng, ví da, găng tay da… như vậy. Về chất lượng của các loại hàng này, nhiều người từng xài đồ ở đây đều có chung nhận xét là khỏi phải bàn, tuy nhiên nó có còn đang hợp thời trang hay không thì chẳng ai dám chắc.
Nói như vậy không hẳn những cửa hàng bán đồ hiệu nhỏ lẻ đều bán hàng hiệu chính quốc. Chị Thúy, từng kinh doanh kính mắt ở một phố trung tâm HN cho biết: Các loại kính xịn hầu như không có, trừ hàng xách tay. Đa phần đều là hàng Trung Quốc loại nhái hàng hiệu, nhưng giá cả thì " trên trời". Giá kính mắt nhập vào chỉ cao nhất cũng vài trăm, nhưng vì nó mang mác "đồ hiệu" nên chủ cửa hàng có thể đưa giá lên cao ngất tới hơn 1 triệu đến vài triệu/ chiếc. Theo chị Thúy, hàng hiệu loại nhái cũng có dăm ba loại, loại nhiều tiền, ít tiền. Giá cả chênh lệch thì chất lượng hàng cũng vì thế mà thay đổi.
"Còn khách hàng, đa phần đều thiếu kiến thức về "đồ hiệu" nên nhiều khi họ cũng chỉ biết tin lời người bán hàng chứ mấy ai tự phân biệt được đâu là hàng hiệu, đâu là hàng nhái" – chị Thúy nói.
Để có những món "đồ hiệu" với giá siêu rẻ, nhiều "chuyên gia săn đồ hiệu" đã tìm đến những cửa hàng bán đồ "second hand" để lựa cho mình những món đồ thích hợp. Với những chiếc áo khoác của Pierre Cardin, chiếc quần hay chiếc kính của hãng thời trang nổi tiếng Prada chỉ với giá 100.000 đồng, lại còn khá mới. Ở những dãy hàng quần áo cũ ở Kim Liên, Khương Thượng, người ta hoàn toàn có thể tìm thấy những món "đồ hiệu" với giá siêu rẻ như vậy.
Công an Hà Nội phát hiện một kho "đồ hiệu" loại… "nhái" |
Những mặt hàng này dù không còn thịnh hành về mốt so với thế giới, tuy nhiên ở VN thì nó vẫn được coi là đẹp và chất lượng thì khỏi phải bàn. "Dù cũ nhưng mặc xơi mới hỏng", chị Nguyệt, một người mua hàng vui vẻ nói.
Để đáp ứng nhu cầu săn hàng hiệu giá rẻ của "thượng đế", để làm cho cái áo được mới hơn, nhiều người bán hàng kỳ công ra sức "tân trang" loại cũ cho mới hơn. Những ngày rét mướt, hàng bán chạy, ở khu phố Thợ Nhuộm, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc bàn là hơi nghi ngút nhả khói bên trên những chiếc áo khoác các loại.
Còn ở Kim Liên, các bà bán hàng quần áo cũ trong khi miệng đon đả mời khách, tay thì không rời chiếc banh-xa-lam dùng để cạo đi những lớp vải bông xù trên bề mặt chiếc áo, để chiếc áo trông mới hơn.
Điều may mắn cho những "chuên gia săn đồ hiệu" là những người bán quần áo cũ lại thường không thuộc tên những hãng thời trang tên tuổi trên thế giới nên thường bán những thứ hàng "đồ hiệu" đổ đồng với những mặt hàng khác. Giá trị của món đồ được người bán hàng dựa vào đồ cũ, mới của nó là chính. Và lúc đó, chỉ những khách hàng am hiểu là "vớ bở" vì mua được món "đồ hiệu" cũ với giá siêu rẻ.
Hàng hiệu "made in
Không đủ "đô" để xài "hàng hiệu" thế giới, nhiều người đã tự bằng lòng tìm đến với những sản phẩm được coi là "đồ hiệu" "made in VietNam". Vì tâm lý "sính" đồ ngoại nên những cửa hàng mà trưng tấm biển kiểu như "giầy châu Âu" thì thế nào khách cũng vào nườm nượp. Thực chất, giầy châu Âu ở đây không phải là giày nhập từ châu Âu về, mà loại giầy này được người bán hàng giải thích, đó là hàng cao cấp của VN được xuất sang châu Âu. Nhưng vì lý do nào đó, nó lại được tuồn ra ngoài để bán ra thị trường.
Theo một người bán giầy trên phố Phan Bội Châu, thì đó là hàng VN xuất khẩu sang châu Âu nên được sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu. Số hàng dư ra, người ta tung ra thị trường để bán nên số lượng cũng có hạn, vì thế không sợ đụng hàng nhiều.
Một số người đã từng sử dụng qua loại mặt hàng này đều có chung nhận xét, so với các loại giầy của Trung Quốc nhập vào VN hoặc giầy của một số tên tuổi nội địa khác thì loại giầy này có chất lượng có thể chấp nhận được, và kiểu cách thì khá bắt mắt. Tuy nhiên, một đôi giầy như vậy giá cả có thể gấp đôi hoặc gấp 4 đôi giầy nhập từ Trung Quốc hay giầy của công ty khác trong nước sản xuất.
Dù đọc được dòng chữ "made in
Loại giầy này được bán nhiều ở các tuyến phố Kim Liên và Phan Bội Châu, Hà Nội mặt hàng thì mỗi nơi một giá, gặp phải khách "gà" thì chủ hàng "chặt đẹp". Chị Nga, ở Hà Đông cho biết, năm ngoái chị chọn được một đôi bốt được giới thiệu là hàng "châu Â" với giá 500.000 đồng/ đôi. Tin là giầy "xịn", chị định lựa một đôi cho mình nhưng không có cỡ vừa chân nên đành ra về. Vài ngày sau, khi đi xem giầy ở Kim Liên, vẫn đôi bốt giống y như vậy, chị Nga chỉ phải mua với giá 30.000 đồng.
Ở VN mấy năm gần đây xuất hiện một số nhãn hiệu thời trang cao cấp được coi là "đồ hiệu" trong nước. Sở dĩ người ta coi nó là "đồ hiệu" có lẽ trước tiên là vì cái giá "cắt cổ" của nó so với những mặt hàng tương tự. Tuy nhiên tâm lý thích dùng "đồ hiệu" đã kéo nhiều vị khách đến với những cửa hàng thời trang như vậy.
"Có nhà thiết kế riêng, số lượng sản phẩm có hạn, chất liệu tuyệt hảo" là những gì mà nhân viên của những cửa hàng thời trang nói trên vẫn hay nói với khách hàng. Họ coi những lời nói đó như là tiêu chí tăng thêm giá trị sản phẩm của mình. Mặc dù vậy, không phải lúc nào những thứ "đồ hiệu" trong nước cũng có những sản phẩm chất lượng sánh cùng cái giá cắt cổ.
Nhãn hiệu thời trang N. được chị Yến đặc biệt yêu thích nên hay chị Yến thỉnh thoảng vẫn ghé cửa hàng để mua đồ. Nhưng một lần chị Yến cảm thấy hết sức bất ngờ khi trên giá để đồ là chiếc quần với mẫu vải trông khá quen thuộc. Khi nhấc chiếc quần lên, chị Yến ngỡ ngàng vì chiếc quần đó có chất liệu không khác gì chiếc quần ở nhà mà chị mới may. Điều làm chị Yến tỏ ra thất vọng là chiếc quần của hãng thời trang N. có giá cắt cổ, lại được làm từ chất liệu của miếng vải mà chị đã từng mua với giá bình dân ở ngoài chợ…
Doãn Tần (VietNamNet)
Bình luận (0)