Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Xe ôm sẽ phải xin giấy phép hoạt động?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh… để kinh doanh, vận chuyển hành khách phải làm đơn và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền được kinh doanh.

Đã từng có hãng xe ôm hoạt động trong mô hình doanh nghiệp.  
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo thông tư Hướng dẫn thực hiện quy định về việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh… để vận chuyển hành khách và hàng hóa do Bộ GTVT vừa soạn thảo để “siết chặt” hoạt động xe ôm. 
Theo dự thảo kể trên, các cá nhân, tổ chức muốn tham gia hoạt động “xe ôm” phải trực tiếp làm đơn và gửi cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để đăng ký và xác nhận đơn. 
Trên cơ sở quy mô, địa bàn hoạt động các cá nhân tham gia “xe ôm” sẽ được tổ chức thành các tổ, đội, hoặc do doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức theo hình thức tự quản hoặc xã hội hóa. 
Ngoài ra, từng tổ, đội hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã phải đăng ký việc sử dụng một trong những quy định như: phù hiệu (thẻ), quần áo, mũ hoặc cả bộ đồng phục trong khi hành nghề. Sở GTVT sẽ hướng dẫn việc thực hiện quy định trên. 
Dự thảo nêu rõ, các Sở GTVT phối hợp với các cấp chính quyền tiến hành kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xe ôm chưa có giấy phép hoạt động hoặc không đủ điều kiện, ngoài việc bị xử phạt hành chính còn bị lập biên bản tại chỗ và xem xét đình chỉ hoạt động thời hạn ba tháng, sáu tháng. 
Trường hợp tái phạm, ngoài việc bị xử phạt như trên còn bị thu hồi đơn cho phép kinh doanh và đình chỉ hoạt động 1 năm. 
Khi được hỏi về nội dung dự thảo kể trên, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng quy định có phần quá cứng nhắc khi yêu cầu các bác tài phải hoạt động thành tổ hoặc hợp tác xã… 
“Thực tế hiện này, ngay cả loại hình kinh doanh vận tải ô tô còn tồn tại mô hình vận tải cá thể hộ gia đình. Theo tôi, với loại hình kinh doanh như “xe ôm”, việc tổ chức thành tổ, nhóm chỉ nên khuyến khích" – ông Hùng cho biết. 
Một cán bộ thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội thoáng ngạc nhiên khi phóng viên đề cập đế bản dự thảo kể trên. 
Theo cán bộ này, hiện nay loại hình vận tải xe ôm vẫn bị bắt lỗi và xử phạt các hành vi như với các điều khiển không đội mũ bảo hiểm, không giấy phép, vượt đèn đỏ… “Mặt khác, tôi e rằng cấm nhiều khi cũng … thật khó vì lấy đâu ra phương tiện có khả năng nhận biết, xác định được ai là “xe ôm”. 
Về điều này, thượng tá Trần Sơn, Phó trưởng phòng hướng dẫn, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông đường bộ) cho biết: hiện tại trong Nghị định 146/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chưa nêu và chưa có điều khoản xử lý chuyên biệt dành cho các đối tượng là lái xe ôm. 
Lái xe ôm hiện cũng bị bắt lỗi và xử lý các hành vi như điều khiển phương tiện khác. Lực lượng CSGT chỉ xử lý vi phạm được Chính phủ quy định. Vì vậy muốn xử lý các hành vi như trong dự thảo thông tư nêu trên phải được Chính phủ nhất trí, sửa đối thông tư nêu trên. 
Thiết nghĩ, với loại hình vận tải mang tính phổ cập, tự phát như xe ôm, việc siết chặt quản lý là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, quy định trong dự thảo kể trên cũng đang vấp phải nhiều ý kiến nghi ngờ về tính khả thi. 
Phúc Hưng (dantri)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)