Giá xăng dầu tăng khiến người người, nhà nhà, ngành ngành không khỏi lo âu. Trong đó, doanh nghiệp chuyển phát nhanh, ngư dân, doanh nghiệp vận tải và cả nông dân đang khốn đốn vì phải tự "bơi" để vượt qua khó khăn.
Doanh nghiệp chuyển phát nhanh tự “bơi” với nhau
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Mạnh – Giám đốc Công ty chuyển phát nhanh Babylon, cho rằng: Đối với các ngành nghề khác nói chung và doanh nghiệp chuyển phát nhanh nói riêng khi giá xăng dầu tăng lên thì sẽ chịu ảnh hưởng khá lớn. Đáng chú ý trong đó là ảnh hưởng đến chi phí đi gom hàng để đưa về công ty, song hành với việc chi phí tăng lên thì lợi nhuận giảm đi, bản thân những người đi gom hàng trực tiếp sẽ là đối tượng ảnh hưởng nhiều nhất vì chi phí xăng xe.
Ông Mạnh lấy ví dụ cụ thể, trước đây có thể giao khoán 1 triệu đồng tiền phí xăng đi lại cho nhân viên, song với mức giá hiện nay thì số tiền đó không đủ, hiện công ty đã phải tăng mức trợ cấp lên trên 1 triệu đồng. Song theo than thở của ông Mạnh thì, dù tăng chi phí đi lại cho nhân viên nhưng giá dịch vụ bên công ty vẫn không thể tăng được.
“Rất khó để tăng chi phí, vì thị trường bây giờ có nhiều công ty cạnh tranh, không phải cứ muốn tăng là tăng được ngay. Ngoài ra với những khách quen chúng tôi phải giữ uy tín, không thể dựa vào việc giá xăng tăng mà mình nâng giá lên được. Giá xăng tăng lên, nhưng Babylon vẫn giữ mức giá phù hợp để đảm bảo thị trường cạnh tranh, nếu muốn tăng cũng phải có lộ trình”, ông Mạnh giải thích.
Khi mà chi phí tăng lên, lợi nhuận giảm, ông Mạnh chia sẻ: “Lợi nhuận giảm ít nhất 10% tại thời điểm giá xăng tăng lên 21.300 đồng/lít. Theo giải thích của ông Mạnh, 10% đó là do chi phí máy bay, chi phí vận chuyển đã tăng rồi. Ngoài ra còn có cả chi phí của doanh nghiệp dành trả lương cho nhân viên.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Mạnh – Giám đốc Công ty chuyển phát nhanh Babylon, cho rằng: Đối với các ngành nghề khác nói chung và doanh nghiệp chuyển phát nhanh nói riêng khi giá xăng dầu tăng lên thì sẽ chịu ảnh hưởng khá lớn. Đáng chú ý trong đó là ảnh hưởng đến chi phí đi gom hàng để đưa về công ty, song hành với việc chi phí tăng lên thì lợi nhuận giảm đi, bản thân những người đi gom hàng trực tiếp sẽ là đối tượng ảnh hưởng nhiều nhất vì chi phí xăng xe.
Ông Mạnh lấy ví dụ cụ thể, trước đây có thể giao khoán 1 triệu đồng tiền phí xăng đi lại cho nhân viên, song với mức giá hiện nay thì số tiền đó không đủ, hiện công ty đã phải tăng mức trợ cấp lên trên 1 triệu đồng. Song theo than thở của ông Mạnh thì, dù tăng chi phí đi lại cho nhân viên nhưng giá dịch vụ bên công ty vẫn không thể tăng được.
“Rất khó để tăng chi phí, vì thị trường bây giờ có nhiều công ty cạnh tranh, không phải cứ muốn tăng là tăng được ngay. Ngoài ra với những khách quen chúng tôi phải giữ uy tín, không thể dựa vào việc giá xăng tăng mà mình nâng giá lên được. Giá xăng tăng lên, nhưng Babylon vẫn giữ mức giá phù hợp để đảm bảo thị trường cạnh tranh, nếu muốn tăng cũng phải có lộ trình”, ông Mạnh giải thích.
Khi mà chi phí tăng lên, lợi nhuận giảm, ông Mạnh chia sẻ: “Lợi nhuận giảm ít nhất 10% tại thời điểm giá xăng tăng lên 21.300 đồng/lít. Theo giải thích của ông Mạnh, 10% đó là do chi phí máy bay, chi phí vận chuyển đã tăng rồi. Ngoài ra còn có cả chi phí của doanh nghiệp dành trả lương cho nhân viên.
|
Nhiều doanh nghiệp chuyển phát nhanh đang đau đầu vì giá xăng tăng |
Đứng trước khó khăn đó, đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp vẫn phải tự cân đối, chấp nhận hạn chế lợi nhuận thậm chí còn phải tự bù lỗ đối với một số mặt hàng. Có thể nói rằng, các doanh nghiệp chuyển phát nhanh đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông Mạnh: “Không còn cách nào khác, các doanh nghiệp phải tự bơi với nhau”.
Còn ông Hòa – Tổng Giám đốc công ty chuyển phát nhanh Hợp Nhất cho biết: “Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp chuyển phát nhanh, chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng khoảng 50 – 60% đặc biệt là chi phí hàng không, vận chuyển đường bộ nên xăng dầu tác động rất mạnh. Thứ hai cán bộ công nhân viên, cơ bản anh em đi làm bằng xe máy và ô tô nên giá xăng cũng tác động trực tiếp”.
Cùng chung quan điểm với giám đốc công ty Babylon, ông Hòa cho rằng chi phí của khách hàng mình không thể thông báo tăng ngay được. Được biết, hiện công ty Hợp Nhất đang nghiên cứu tăng mức giá đối với khách hàng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn đang tự cân đối, vì khách hàng chia sẻ nhưng vì là ngành dịch vụ có sự cạnh tranh nên phải có thông báo trước
Để tiết kiệm trong tình hình hiện nay, theo ông Hòa doanh nghiệp phải tối ưu lại vấn đề kết nối đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng Doanh nghiệp vẫn phải tăng giá, nhưng giải pháp quan trọng là đảm bảo chất lượng tốt, giữ uy tín để khách hàng lựa chọn.
Anh Vũ ( Nhân viên một công ty chuyển phát nhanh) cho biết, trước đây mỗi ngày anh đổ tới 50.000 đồng tiền xăng để đi nhận hàng từ các địa chỉ. Nhưng, từ mấy tháng nay con số đấy phải lên tới 80.000 đồng -100.000 đồng. Như vậy, mỗi tháng riêng tiền xăng anh Vũ cũng phải chi tới gần 2 triệu đồng. Với con số đó, anh phải áp dụng tất cả mọi biện pháp tiết kiệm xăng, thường xuyên phải kiểm tra bảo dưỡng xe theo định kỳ để giảm sự hao tổn xăng không đáng có.
Anh Vũ cho biết: “Mỗi ngày mình trung bình mình phải đi tới gần 30 địa chỉ, lộ trình khoảng gần 100km nên cứ mỗi lần xăng tăng, mình đủ thót tim rồi. Đang đợi công ty tăng phụ cấp nhưng đúng thật giờ doanh nghiệp nào cũng lâm vào khó khăn. Thị trường có nhiềucông ty cùng hành nghề, mà khách hàng thì không tăng lên bao nhiêu”.
Ngư dân bỏ nghề
Qua trao đổi với chúng tôi, ông Lưu Văn Thành – Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân xã Thạch Kim (Huyện lộc Hà – Tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, chi phí dành cho nhiên liệu để bà con ra khơi tăng 1,5 lần so với trước đây. Nếu như trung bình trước đây, chi phí nhiên liệu khoảng 5 triệu đồng/chuyến thì nay phải gần 8 triệu đồng/chuyến. Ngoài ra, giá trị sản phẩm thu được có tăng nhưng không đáng kể, xét cho cùng cũng không tăng bao nhiêu so với khi giá xăng dầu chưa tăng lên, điều này cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt của bà con ngư dân.
Còn ông Hòa – Tổng Giám đốc công ty chuyển phát nhanh Hợp Nhất cho biết: “Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp chuyển phát nhanh, chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng khoảng 50 – 60% đặc biệt là chi phí hàng không, vận chuyển đường bộ nên xăng dầu tác động rất mạnh. Thứ hai cán bộ công nhân viên, cơ bản anh em đi làm bằng xe máy và ô tô nên giá xăng cũng tác động trực tiếp”.
Cùng chung quan điểm với giám đốc công ty Babylon, ông Hòa cho rằng chi phí của khách hàng mình không thể thông báo tăng ngay được. Được biết, hiện công ty Hợp Nhất đang nghiên cứu tăng mức giá đối với khách hàng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn đang tự cân đối, vì khách hàng chia sẻ nhưng vì là ngành dịch vụ có sự cạnh tranh nên phải có thông báo trước
Để tiết kiệm trong tình hình hiện nay, theo ông Hòa doanh nghiệp phải tối ưu lại vấn đề kết nối đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng Doanh nghiệp vẫn phải tăng giá, nhưng giải pháp quan trọng là đảm bảo chất lượng tốt, giữ uy tín để khách hàng lựa chọn.
Anh Vũ ( Nhân viên một công ty chuyển phát nhanh) cho biết, trước đây mỗi ngày anh đổ tới 50.000 đồng tiền xăng để đi nhận hàng từ các địa chỉ. Nhưng, từ mấy tháng nay con số đấy phải lên tới 80.000 đồng -100.000 đồng. Như vậy, mỗi tháng riêng tiền xăng anh Vũ cũng phải chi tới gần 2 triệu đồng. Với con số đó, anh phải áp dụng tất cả mọi biện pháp tiết kiệm xăng, thường xuyên phải kiểm tra bảo dưỡng xe theo định kỳ để giảm sự hao tổn xăng không đáng có.
Anh Vũ cho biết: “Mỗi ngày mình trung bình mình phải đi tới gần 30 địa chỉ, lộ trình khoảng gần 100km nên cứ mỗi lần xăng tăng, mình đủ thót tim rồi. Đang đợi công ty tăng phụ cấp nhưng đúng thật giờ doanh nghiệp nào cũng lâm vào khó khăn. Thị trường có nhiềucông ty cùng hành nghề, mà khách hàng thì không tăng lên bao nhiêu”.
Ngư dân bỏ nghề
Qua trao đổi với chúng tôi, ông Lưu Văn Thành – Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân xã Thạch Kim (Huyện lộc Hà – Tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, chi phí dành cho nhiên liệu để bà con ra khơi tăng 1,5 lần so với trước đây. Nếu như trung bình trước đây, chi phí nhiên liệu khoảng 5 triệu đồng/chuyến thì nay phải gần 8 triệu đồng/chuyến. Ngoài ra, giá trị sản phẩm thu được có tăng nhưng không đáng kể, xét cho cùng cũng không tăng bao nhiêu so với khi giá xăng dầu chưa tăng lên, điều này cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt của bà con ngư dân.
|
Nhiều ngư dân ở Mân Thái không ra khơi vì giá dầu tăng lên và biển động. (Ảnh Ni Na) |
Trước đây, xã Thạch Kim có 164 phương tiện tàu thuyền, từ ra Tết lại nay chỉ còn 151 phương tiện. Lý giải điều này, ông Lưu cho rằng, có một số ngư dân bỏ nghề, rồi một số phương tiện cùng chung nhau ra khơi để tiết kiệm chi phí, một số người làm hồ sơ đi nước ngoài, hoặc trở về làm ngành nghề dịch vụ. Bởi vì, cơ cấu nghề biển ở Thạch Kim chỉ còn 25-30% và hiện chú trọng dịch vụ như buôn bán cũng như chế biến thủy hải sản.
Theo tìm hiểu tại Phường Mân Thái ( Quận Sơn Trà – Thành Phố Đà Nẵng), chúng tôi được biết một số ngư dân đã chuyển sang đánh bắt gần bờ, thay vì đánh bắt xa bờ để tiết kiệm chi phí.
Gia đình ông Nguyễn Đức Hạnh (56 tuổi) trú tại tổ 1, khối Tăng Thuận – Phường Mân Thái có 10 miệng ăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt cá. Nhưng với giá xăng dầu tăng liên tục như vừa qua, cuộc sống đang trở nên khó khăn hơn nhiều.
Chiếc tàu mà gia đình ông đang sở hữu có công suất 24 mã lực, tính cụ thể mỗi chuyến đi cũng tiêu tốn tới 10 lít dầu. Nhưng, thời gian này gia đình ông không ra khơi, vì do giá xăng dầu tăng lên, biển động nếu đi thì phải chịu lỗ là điều chắc chắn.
Ông Hạnh cho biết: “ Không có ý định bỏ nghề đâu, vẫn phải tiếp tục đi biển, nhưng số lượt đi sẽ ít hơn. Hiện phải chờ lúc nào điều kiện thời tiết thuận lợi chúng tôi mới dám đi vì biển bình yên chắc chắn đánh được nhiều cá”.
Còn gia đình ông Nguyễn Văn Ý – Tổ 24 A ( Phường Mân Thái – Quận Sơn Trà – Thành Phố Đà Nẵng) chuyên đánh bắt cá xa bờ cũng sống dựa hoàn toàn vào nghề đánh cá. Thời gian gần đây chiếc tàu công suất 187 CV của ông cũng không đi biển, lý do xuất phát từ giá dầu cao kéo theo những chi phí khác cũng tăng lên chi phí bảo hành, sửa chữa thuyền. Thời kỳ này năm ngoái, ông và những người cùng đi thuyền với nhau đang lênh đênh trên biển, nhưng 2 tháng nay thuyền “nằm im”,
Khi chúng tôi hỏi về mức giá dầu phải trả cho 1 đêm ra khơi, ông Ý lắc đầu ngao ngán: “ Trước chỉ hết 1 triệu tiền dầu/ đêm thôi, nhưng bây giờ phải 1,5 triệu đồng”. Thậm chí, còn buồn hơn khi ông Ý cho biết, với giá dầu tăng lên như vừa qua , gần 40% hộ trong tổ đã bỏ nghề.
Doanh nghiệp vận tải lao đao
Trước việc, giá xăng dầu tăng lên 2 đợt như vừa qua, các doanh nghiệp vận tải từ nhỏ đến lớn đều đau đầu vì bài toán làm sao để cân đối đảm bảo chất lượng nhưng không bị mất khách hàng.
Theo ông Nguyễn Quốc Hội – Phó chủ nhiệm hợp tác xã vận tải Hợp Lực ( Thanh Hóa) cho biết, có 2 vấn đề ảnh hưởng đến doanh nghiệp sau khi giá xăng dầu tăng lên như vừa qua. Theo đó, thứ nhất mất thời gian đi thương thảo với các khách hàng, bởi vừa ký hợp đồng xong thì xăng lên 19.300 đồng rồi lại tăng lên 21.300 đồng/lít nên phải đi bàn bạc lại. Thứ hai, giá xăng dầu tăng lên, nên giá cả, chi phí cho vận tải cũng tăng theo. Minh muốn tăng giá lên để bù chi phí, nhưng các khách hàng không chấp nhận mức gía đó, nên rất khó khăn.
Nguyễn Quốc Hội – Phó chủ nhiệm hợp tác xã vận tải Hợp Lực cho biết: “ Xã viên kêu ca nhiều, vì chi phí đầu tư xe, mua phụ tùng thay thế đều kéo tăng theo, nên cũng rất ảnh hưởng doanh nghiệp. Xã viên kêu ca nhiều, vì xăng dầu tăng chi phí khác đều tăng. Đơn cử phụ tùng tăng cao trong đó giá săm lốp đội lên nhiều nhất, mà trong vận tải săm lốp là thứ vô cùng quan trọng”.
Đợt tăng giá xăng dầu lần thứ nhất, hợp tác xã đã làm văn bản với các khách hàng lần 1 để tăng chi phí vận chuyển lên khoảng 10%, còn đợt tăng giá xăng dầu lần thú hai này cũng đang làm văn bản để đề nghị các doanh nghiệp đã ký hợp đồng đề nghị hỗ trợ thêm để đảm bảo vận tải. Còn hợp tác xã đã phổ biến tới từng xã viên hết sức tiết kiệm các chi phí không chỉ xăng dầu mà tất cả các chi phí khác phát sinh trên đường, tận dụng thuận lợi nhằm đáp ưng nhu cầu vận tải của khách hàng.
Đại diện doanh nghiệp Nhất Phong Vận ( Đà Nẵng)cho biết, sau khi giá xăng dầu tăng lên thì chi phí xăng dầu tăng lên khoảng 15%, giá cước vận tải của doanh nghiệp vừa điều chỉnh tăng thêm 7,5%, tuyến Sài gòn – Đà nẵng riêng mỗi đầu xe tăng khoảng 3 triệu. Ví dụ, trước đây hết 8 triệu chi phí nhiên liệu thì nay hết 11 triệu đồng, với 30 đầu xe trong trung bình 5 ngày, doanh nghiệp phải chịu thêm 150 triệu đồng.
Về biện pháp tiết kiệm, công ty đã quản lý chặt chẽ, biện pháp còn lại là tăng giá cước vận tải. Sau 2 đợt giá xăng tăng, doanh nghiệp đã tăng giá cước vận chuyển 2 lần, vì xe chạy trên đường phát sinh chi phí. Đợt xăng tăng lên 19.300/lít, thì doanh nghiệp đã tăng cước vận chuyển thêm 12%, còn khi xăng tăng lên 21.300/lít thì cước phí tăng thêm 7,5%.
Anh Nguyễn Minh – Giám đốc doanh nghiệp vận tải tư nhân ở huyện Sóc Sơn ( Hà Nội) cho biết, hiện nay doanh nghiệp đang sở hữu 10 đầu xe, chủ yếu chạy hợp đồng ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Nhưng với việc giá xăng dầu tăng 2 đợt gần nhau như vừa qua, doanh nghiệp gần như trở tay không kịp.
Với doanh nghiệp vận tải, chi phí nhiên liệu chiếm tới 45%-50%, chỉ một sự thay đổi nhỏ của giá xăng dầu ngay lập tức có sự tác động ngay đến chi phí bỏ ra. Thậm chí, khi một số hợp đồng ký kết trước thời điểm xăng tăng lên 19.300 đồng/lít chưa thực hiện, vừa mời thương thảo để nâng giá cước vận chuyển 10% thì nay không dám đề nghị tăng giá thêm một lần nữa.
Anh Minh chỉ rõ: “ Có một số hợp đồng mình ký kết sau khi giá xăng lên 19.300 đồng/lít chưa kịp thực hiện thì đã nhận được tin giá xăng lên 21.300 đồng/lít. Hợp đồng ký rồi, nếu đối tác họ chia sẻ và chấp nhận đề nghị thì tốt, nếu không bên mình tự chịu lỗ, tự bù tiền vào để thực hiện và giữ uy tín với khách hàng”.
Nông dân gặp khó
Giá xăng dầu tăng trước hết ảnh hưởng đến những hộ là chủ sở hữu máy cày, bởi nhiều gia đình đã bỏ ra một số tiền không nhỏ để đầu tư mua máy cày. Gia đình chị Xuân ( Đông Anh – Hà Nội) đã bỏ ra gần 100 triệu đồng để tậu hẳn chiếc máy cày trung nhằm đón đầu đợt làm đất gieo trồng hoa màu của bà con nông dân. Thế nhưng, với giá dầu tăng như hiện tại, máy cày của anh chị đang “ án binh bất động”.
Theo lời kể của chị Xuân, độ này nhiều người đang làm đất để chuẩn bị trồng thêm một số cây ngắn ngày nhưng không thấy ai đến gọi thuê máy cày. Trước đây giá thuê chỉ dao động từ 80.000 đồng-100.000 đồng/sào thì nay phải tăng thêm từ 50.000 – 70.000 đồng. Vì vậy nhiều bà con sử dụng sức kéo như trâu hoặc bò để tiết kiệm chi phí.
Chị Xuân cho biết: “ Độ này năm ngoái máy cày nhà chị ngày nào cũng có công, mà bây giờ đắp chiếu 2 tháng. Riêng cái máy cày không phải cứ lúc nào sử dụng mới cần bảo dưỡng, mà nếu không dùng cũng phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì. Mà cứ mỗi lần như thế cũng tốn không ít tiền, chưa kể đồ thay thế nếu hỏng hóc cũng tăng lên rồi, chật vật lắm em à”.
Theo tìm hiểu tại Phường Mân Thái ( Quận Sơn Trà – Thành Phố Đà Nẵng), chúng tôi được biết một số ngư dân đã chuyển sang đánh bắt gần bờ, thay vì đánh bắt xa bờ để tiết kiệm chi phí.
Gia đình ông Nguyễn Đức Hạnh (56 tuổi) trú tại tổ 1, khối Tăng Thuận – Phường Mân Thái có 10 miệng ăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt cá. Nhưng với giá xăng dầu tăng liên tục như vừa qua, cuộc sống đang trở nên khó khăn hơn nhiều.
Chiếc tàu mà gia đình ông đang sở hữu có công suất 24 mã lực, tính cụ thể mỗi chuyến đi cũng tiêu tốn tới 10 lít dầu. Nhưng, thời gian này gia đình ông không ra khơi, vì do giá xăng dầu tăng lên, biển động nếu đi thì phải chịu lỗ là điều chắc chắn.
Ông Hạnh cho biết: “ Không có ý định bỏ nghề đâu, vẫn phải tiếp tục đi biển, nhưng số lượt đi sẽ ít hơn. Hiện phải chờ lúc nào điều kiện thời tiết thuận lợi chúng tôi mới dám đi vì biển bình yên chắc chắn đánh được nhiều cá”.
Còn gia đình ông Nguyễn Văn Ý – Tổ 24 A ( Phường Mân Thái – Quận Sơn Trà – Thành Phố Đà Nẵng) chuyên đánh bắt cá xa bờ cũng sống dựa hoàn toàn vào nghề đánh cá. Thời gian gần đây chiếc tàu công suất 187 CV của ông cũng không đi biển, lý do xuất phát từ giá dầu cao kéo theo những chi phí khác cũng tăng lên chi phí bảo hành, sửa chữa thuyền. Thời kỳ này năm ngoái, ông và những người cùng đi thuyền với nhau đang lênh đênh trên biển, nhưng 2 tháng nay thuyền “nằm im”,
Khi chúng tôi hỏi về mức giá dầu phải trả cho 1 đêm ra khơi, ông Ý lắc đầu ngao ngán: “ Trước chỉ hết 1 triệu tiền dầu/ đêm thôi, nhưng bây giờ phải 1,5 triệu đồng”. Thậm chí, còn buồn hơn khi ông Ý cho biết, với giá dầu tăng lên như vừa qua , gần 40% hộ trong tổ đã bỏ nghề.
Doanh nghiệp vận tải lao đao
Trước việc, giá xăng dầu tăng lên 2 đợt như vừa qua, các doanh nghiệp vận tải từ nhỏ đến lớn đều đau đầu vì bài toán làm sao để cân đối đảm bảo chất lượng nhưng không bị mất khách hàng.
Theo ông Nguyễn Quốc Hội – Phó chủ nhiệm hợp tác xã vận tải Hợp Lực ( Thanh Hóa) cho biết, có 2 vấn đề ảnh hưởng đến doanh nghiệp sau khi giá xăng dầu tăng lên như vừa qua. Theo đó, thứ nhất mất thời gian đi thương thảo với các khách hàng, bởi vừa ký hợp đồng xong thì xăng lên 19.300 đồng rồi lại tăng lên 21.300 đồng/lít nên phải đi bàn bạc lại. Thứ hai, giá xăng dầu tăng lên, nên giá cả, chi phí cho vận tải cũng tăng theo. Minh muốn tăng giá lên để bù chi phí, nhưng các khách hàng không chấp nhận mức gía đó, nên rất khó khăn.
Nguyễn Quốc Hội – Phó chủ nhiệm hợp tác xã vận tải Hợp Lực cho biết: “ Xã viên kêu ca nhiều, vì chi phí đầu tư xe, mua phụ tùng thay thế đều kéo tăng theo, nên cũng rất ảnh hưởng doanh nghiệp. Xã viên kêu ca nhiều, vì xăng dầu tăng chi phí khác đều tăng. Đơn cử phụ tùng tăng cao trong đó giá săm lốp đội lên nhiều nhất, mà trong vận tải săm lốp là thứ vô cùng quan trọng”.
Đợt tăng giá xăng dầu lần thứ nhất, hợp tác xã đã làm văn bản với các khách hàng lần 1 để tăng chi phí vận chuyển lên khoảng 10%, còn đợt tăng giá xăng dầu lần thú hai này cũng đang làm văn bản để đề nghị các doanh nghiệp đã ký hợp đồng đề nghị hỗ trợ thêm để đảm bảo vận tải. Còn hợp tác xã đã phổ biến tới từng xã viên hết sức tiết kiệm các chi phí không chỉ xăng dầu mà tất cả các chi phí khác phát sinh trên đường, tận dụng thuận lợi nhằm đáp ưng nhu cầu vận tải của khách hàng.
Đại diện doanh nghiệp Nhất Phong Vận ( Đà Nẵng)cho biết, sau khi giá xăng dầu tăng lên thì chi phí xăng dầu tăng lên khoảng 15%, giá cước vận tải của doanh nghiệp vừa điều chỉnh tăng thêm 7,5%, tuyến Sài gòn – Đà nẵng riêng mỗi đầu xe tăng khoảng 3 triệu. Ví dụ, trước đây hết 8 triệu chi phí nhiên liệu thì nay hết 11 triệu đồng, với 30 đầu xe trong trung bình 5 ngày, doanh nghiệp phải chịu thêm 150 triệu đồng.
Về biện pháp tiết kiệm, công ty đã quản lý chặt chẽ, biện pháp còn lại là tăng giá cước vận tải. Sau 2 đợt giá xăng tăng, doanh nghiệp đã tăng giá cước vận chuyển 2 lần, vì xe chạy trên đường phát sinh chi phí. Đợt xăng tăng lên 19.300/lít, thì doanh nghiệp đã tăng cước vận chuyển thêm 12%, còn khi xăng tăng lên 21.300/lít thì cước phí tăng thêm 7,5%.
Anh Nguyễn Minh – Giám đốc doanh nghiệp vận tải tư nhân ở huyện Sóc Sơn ( Hà Nội) cho biết, hiện nay doanh nghiệp đang sở hữu 10 đầu xe, chủ yếu chạy hợp đồng ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Nhưng với việc giá xăng dầu tăng 2 đợt gần nhau như vừa qua, doanh nghiệp gần như trở tay không kịp.
Với doanh nghiệp vận tải, chi phí nhiên liệu chiếm tới 45%-50%, chỉ một sự thay đổi nhỏ của giá xăng dầu ngay lập tức có sự tác động ngay đến chi phí bỏ ra. Thậm chí, khi một số hợp đồng ký kết trước thời điểm xăng tăng lên 19.300 đồng/lít chưa thực hiện, vừa mời thương thảo để nâng giá cước vận chuyển 10% thì nay không dám đề nghị tăng giá thêm một lần nữa.
Anh Minh chỉ rõ: “ Có một số hợp đồng mình ký kết sau khi giá xăng lên 19.300 đồng/lít chưa kịp thực hiện thì đã nhận được tin giá xăng lên 21.300 đồng/lít. Hợp đồng ký rồi, nếu đối tác họ chia sẻ và chấp nhận đề nghị thì tốt, nếu không bên mình tự chịu lỗ, tự bù tiền vào để thực hiện và giữ uy tín với khách hàng”.
Nông dân gặp khó
Giá xăng dầu tăng trước hết ảnh hưởng đến những hộ là chủ sở hữu máy cày, bởi nhiều gia đình đã bỏ ra một số tiền không nhỏ để đầu tư mua máy cày. Gia đình chị Xuân ( Đông Anh – Hà Nội) đã bỏ ra gần 100 triệu đồng để tậu hẳn chiếc máy cày trung nhằm đón đầu đợt làm đất gieo trồng hoa màu của bà con nông dân. Thế nhưng, với giá dầu tăng như hiện tại, máy cày của anh chị đang “ án binh bất động”.
Theo lời kể của chị Xuân, độ này nhiều người đang làm đất để chuẩn bị trồng thêm một số cây ngắn ngày nhưng không thấy ai đến gọi thuê máy cày. Trước đây giá thuê chỉ dao động từ 80.000 đồng-100.000 đồng/sào thì nay phải tăng thêm từ 50.000 – 70.000 đồng. Vì vậy nhiều bà con sử dụng sức kéo như trâu hoặc bò để tiết kiệm chi phí.
Chị Xuân cho biết: “ Độ này năm ngoái máy cày nhà chị ngày nào cũng có công, mà bây giờ đắp chiếu 2 tháng. Riêng cái máy cày không phải cứ lúc nào sử dụng mới cần bảo dưỡng, mà nếu không dùng cũng phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì. Mà cứ mỗi lần như thế cũng tốn không ít tiền, chưa kể đồ thay thế nếu hỏng hóc cũng tăng lên rồi, chật vật lắm em à”.
|
Nhiều nông dân đang thấp thỏm vì giá phân bón tăng |
Ngoài ra, chi phí phân bón tăng cao đã khiến nhiều nông dân không khỏi lo lắng. Các huyện ngoại thành đã cấy xong, hiện đang chăm sóc vụ đông nên nhu cầu phân bón khá lớn, Tuy nhiên theo phản ánh của một số nông dân giá phân bón đã tăng lên so với trước đây.
Gặp chị Thanh ( Huyện Hoài Đức – Hà Nội) đang làm cỏ và bón đạm cho lúa, chúng tôi chưa kịp hỏi xong thì chị đã phân trần ngay: “ Giá phân bón mỗi loại tăng một ít, nhà nông bọn chí lo lắm. Ví dụ như U rê trắng từ 7.000 đồng lên 11.000 đồng/kg, đạm hạt vàng từ 10.000 đồng -12.000 đồng/kg, u rê loại bao 50kg tăng từ 50.000 đến 100.000 đồng/bao”.
Theo một số bà con nông dân cho biết, với giá phân bón tăng mỗi sào đội chi phí thêm khoảng 50.000 đồng/lần bón. Chị Hải ( Sóc Sơn than thở: “ Với giá phân bón như hiện nay không biết hết vụ, thu lúa về trừ chi phí có còn dư được đồng lãi nào nữa không. Giờ làm ruộng lắm lúc bấp bênh lắm, chả muốn làm nhưng vẫn phải làm cho đỡ tiền gạo thôi”.
Gặp chị Thanh ( Huyện Hoài Đức – Hà Nội) đang làm cỏ và bón đạm cho lúa, chúng tôi chưa kịp hỏi xong thì chị đã phân trần ngay: “ Giá phân bón mỗi loại tăng một ít, nhà nông bọn chí lo lắm. Ví dụ như U rê trắng từ 7.000 đồng lên 11.000 đồng/kg, đạm hạt vàng từ 10.000 đồng -12.000 đồng/kg, u rê loại bao 50kg tăng từ 50.000 đến 100.000 đồng/bao”.
Theo một số bà con nông dân cho biết, với giá phân bón tăng mỗi sào đội chi phí thêm khoảng 50.000 đồng/lần bón. Chị Hải ( Sóc Sơn than thở: “ Với giá phân bón như hiện nay không biết hết vụ, thu lúa về trừ chi phí có còn dư được đồng lãi nào nữa không. Giờ làm ruộng lắm lúc bấp bênh lắm, chả muốn làm nhưng vẫn phải làm cho đỡ tiền gạo thôi”.
Theo Thành Công
VTCNews
VTCNews
Bình luận (0)