Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Tỷ phú casino Mỹ có nguy cơ cháy túi

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Tròn một năm trước, ông già 75 tuổi Sheldon Adelson còn giữ vị trí giàu thứ ba nước Mỹ với gia tài trị giá 36 tỷ USD. Nhưng nay, số tài sản bằng cổ phiếu của tài phiệt casino đã bay hơi 95%.

>Người bán báo rong trở thành tỷ phú sòng bạc

Tham vọng bành trướng ở Macau của Sheldon Adelson tạm thời bị trì hoãn. Ảnh: AFP

Những ngày này, ông chủ đế chế cờ bạc Las Vegas Sand (LVS) đang đôn đáo tìm nguồn hỗ trợ để giữ cho tập đoàn khỏi nguy cơ sụp đổ. Hôm qua, LVS công bố Goldman Sachs vừa thu xếp thành công khoản đầu tư 2,1 tỷ USD, trong đó có cả tiền riêng của Adelson. Đây là lần thứ hai trong vòng hai tháng qua, Adelson phải dùng tiền riêng đặt cược vào số mệnh của tập đoàn. Hôm 30/9, ông đã móc hầu bao 475 triệu USD mua lại cổ phiếu ưu đãi LVS.

Mới đây, Las Vegas Sands công bố mạnh tay cắt giảm các hạng mục đầu tư phát triển, thắt chặt nhu cầu sử dụng vốn khoảng 1,8 tỷ USD so với dự kiến và trì hoãn kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng thêm 8 khách sạn ở Macau. Thay vào đó, hãng chỉ tập trung hoàn thành dự án khu nghỉ dưỡng 5 tỷ USD tại Singapore để có thể mở cửa vào cuối năm 2009, và một dự án casino khác ở Pennsylvania. May mắn là khoản lỗ của Las Vegas trong quý III năm nay đã giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 48 triệu USD xuống còn 32 triệu USD.

Xuất thân là con trai tài xế taxi, Adelson khởi nghiệp với Comdex, công ty chuyên tổ chức hội trợ máy tính tại Las Vegas, cho dù bản thân lúc đó chưa bao giờ sử dụng máy tính. Năm 1995, ông bán Comdex với giá 860 triệu USD và dồn vốn vào lĩnh vực casino. Resort đầu tiên Venetian được mở vào năm 1999 với mục đích thu hút quan khách tham dự hội nghị hội thảo, nên trong khách sạn trang bị thêm cả máy fax và nhiều thiết bị chuyên dụng khác.

Năm 2002, Adelson nằm trong số ít những người giành được giấy phép mở sòng bài mới ở Macau. Resort Sands của ông khai trương năm 2004 đã tạo ra làn sóng mới trong lĩnh vực casino ở Macau và trở thành minh chứng hùng hồn cho ngành kinh doanh siêu lợi nhuận. Trong lúc đó, Adelson tiếp tục tăng cường những khoản đầu tư vào Las Vegas. Năm 2003, ông xây thêm một toà khách sạn ngay cạnh khu nghỉ dưỡng Venetian. Cuối năm ngoái, khu nghỉ dưỡng mới với 3.000 phòng có tên Palazzo cũng dược khai trương cho dù lượng khách tới Vegas đã bắt đầu có dấu hiệu giảm sút.

Giờ đây, tổng số nợ của Las Vegas Sands đã vượt quá con số 10 tỷ USD. Giá cổ phiếu của tập đoàn giảm tới 95% trong suốt năm qua, từ mức đỉnh 148 USD tháng 10 năm ngoái, xuống còn 8 USD. Số cổ phần của Adelson, chiếm 70% vốn của Las Vegas Sands, giờ teo top lại còn 1,5 tỷ USD. Hôm 6/11 vừa qua, công ty cho biết đang có nguy cơ bị ngân hàng siết nợ.

Kỳ Duyên – theo BusinessWeek(VnExpress)

Bình luận (0)