Kết quả thi đã công bố cho đến ngày 3/8 cho thấy điểm thi thấp chủ yếu nằm ở các trường tốp dưới, một số trường ngoài công lập có tổ chức thi. Nhìn chung điểm sàn năm nay nhiều khả năng tương đương với năm ngoái. Mức điểm sàn chính thức phải chờ quyết định của Hội đồng xét điểm sàn của Bộ GD-ĐT, dự kiến sẽ họp vào ngày 8/8 tới.
Trường tốp dưới lo không tuyển đủ chỉ tiêu
Điểm sàn năm nay nhiều khả năng tương đương với năm ngoái là nhận xét của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga về kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011. Theo ông Ga, qua kết quả điểm thi cho thấy chất lượng đề thi năm nay tốt, có tính phân loại cao. Thực tế cho thấy, số thí sinh đạt điểm tuyệt đối năm nay ít hơn mọi năm. Những thí sinh đạt điểm 10 các môn thi thực sự là những thí sinh xuất sắc. Phổ biến điểm các môn thi của thí sinh tập trung ở mức trung bình. Do đó, mặc dù số lượng thí sinh đạt điểm tuyệt đối năm nay ít hơn năm trước nhưng không ảnh hưởng đến điểm sàn.
Có thể thấy mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay lặp lại “điệp khúc” như mọi năm. Đó là khi những trường tốp trên nhẹ nhàng công bố luôn điểm chuẩn mà không phải chờ điểm sàn, thì những trường tốp dưới, đặc biệt là những trường ngoài công lập thấp thỏm lo không tuyển đủ chỉ tiêu. Trường ĐH Hà Hoa Tiên là một ví dụ. Việc thủ khoa khối A vào trường có tổng điểm 3 môn 12,5 điểm và 2 thủ khoa khối D1 cùng đạt 14 điểm đã gây xôn xao dư luận. Nếu mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT lấy bằng năm 2010 (khối A 13 điểm) thì thủ khoa của trường sẽ trượt đại học nếu không được hưởng ưu tiên nào về đối tượng và khu vực. Năm nay trường này có 600 chỉ tiêu cả bậc đại học và cao đẳng nhưng chỉ có 105 thí sinh dự thi. Trong số này chỉ có 40 thí sinh có nguyện vọng vào trường, còn lại là thi nhờ. Với kết quả thi như trên nhiều khả năng trường sẽ chỉ tuyển được 1-2 thí sinh trúng tuyển NV1.
Điểm sàn năm nay nhiều khả năng tương đương với năm ngoái là nhận xét của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga về kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011. Theo ông Ga, qua kết quả điểm thi cho thấy chất lượng đề thi năm nay tốt, có tính phân loại cao. Thực tế cho thấy, số thí sinh đạt điểm tuyệt đối năm nay ít hơn mọi năm. Những thí sinh đạt điểm 10 các môn thi thực sự là những thí sinh xuất sắc. Phổ biến điểm các môn thi của thí sinh tập trung ở mức trung bình. Do đó, mặc dù số lượng thí sinh đạt điểm tuyệt đối năm nay ít hơn năm trước nhưng không ảnh hưởng đến điểm sàn.
Có thể thấy mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay lặp lại “điệp khúc” như mọi năm. Đó là khi những trường tốp trên nhẹ nhàng công bố luôn điểm chuẩn mà không phải chờ điểm sàn, thì những trường tốp dưới, đặc biệt là những trường ngoài công lập thấp thỏm lo không tuyển đủ chỉ tiêu. Trường ĐH Hà Hoa Tiên là một ví dụ. Việc thủ khoa khối A vào trường có tổng điểm 3 môn 12,5 điểm và 2 thủ khoa khối D1 cùng đạt 14 điểm đã gây xôn xao dư luận. Nếu mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT lấy bằng năm 2010 (khối A 13 điểm) thì thủ khoa của trường sẽ trượt đại học nếu không được hưởng ưu tiên nào về đối tượng và khu vực. Năm nay trường này có 600 chỉ tiêu cả bậc đại học và cao đẳng nhưng chỉ có 105 thí sinh dự thi. Trong số này chỉ có 40 thí sinh có nguyện vọng vào trường, còn lại là thi nhờ. Với kết quả thi như trên nhiều khả năng trường sẽ chỉ tuyển được 1-2 thí sinh trúng tuyển NV1.
Thí sinh thi tại Hội đồng thi trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ Thuật ( TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Phương Vy- TTXVN
|
Hầu hết các trường ngoài công lập đều trong tình trạng lo lắng không biết có tuyển đủ chỉ tiêu. Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường Đại học dân lập Hải Phòng cho biết: “Nếu Bộ GD-ĐT lấy điểm sàn quá cao, nhiều trường công lập tuyển mức điểm bằng điểm sàn thì các trường ngoài công lập sẽ không còn nguồn tuyển nữa”.
Thúc đẩy xây dựng thương hiệu
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, với phương thức tuyển sinh “ba chung”, các trường không chỉ tuyển những thí sinh dự thi trực tiếp vào trường mình mà còn có thể tuyển thí sinh dự thi vào các trường khác thông qua xét tuyển nguyện vọng 2 và 3. Số lượng thí sinh đạt trên điểm sàn được xác định lớn hơn đáng kể so với tổng chỉ tiêu đã giao cho các trường. Vì thế, các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu nguyện vọng 1 có thể tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 2,3 đến khi đủ chỉ tiêu được giao. “Các trường không nên lo lắng thiếu thí sinh mà nên tập trung đảm bảo chất lượng đào tạo, tạo dựng uy tín, thương hiệu để thu hút người học”, ông Ga nhắn nhủ.
Ông Ga cho rằng, với các trường có số lượng thí sinh trực tiếp dự thi ít hoặc những trường mà sau nhiều năm tổ chức thi có kết quả quá thấp thì không nên tổ chức thi mà nên thực hiện phương thức xét tuyển nguyện vọng 2, 3. “Để cạnh tranh thu hút thí sinh, các trường cần nâng cao chất lượng, tạo dựng uy tín trong xã hội qua việc phát triển cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ, cập nhật chương trình, đầu tư cho nghiên cứu khoa học… Các trường cần tạo dựng niềm tin về chất lượng sinh viên tốt nghiệp để tạo sức hấp dẫn đối với thí sinh. Tổ chức thi tuyển sinh không phải là giải pháp tốt để thực hiện việc này”, ông Ga nhấn mạnh.
Được biết, năm nay Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu quy định việc cắt giảm chỉ tiêu đối với những trường 3 năm liên tục không tuyển đủ chỉ tiêu được giao. Cùng đó, bộ này sẽ bổ sung vào quy chế tuyển sinh hình thức xử lý kỷ luật đối với các trường vi phạm việc xét tuyển như gửi giấy báo trúng tuyển cho những thí sinh không dự thi, xét tuyển vào trường mình, tự ý hạ điểm trúng tuyển không đúng quy định, tính điểm sàn sau khi đã nhân hệ số điểm môn thi.
Thúc đẩy xây dựng thương hiệu
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, với phương thức tuyển sinh “ba chung”, các trường không chỉ tuyển những thí sinh dự thi trực tiếp vào trường mình mà còn có thể tuyển thí sinh dự thi vào các trường khác thông qua xét tuyển nguyện vọng 2 và 3. Số lượng thí sinh đạt trên điểm sàn được xác định lớn hơn đáng kể so với tổng chỉ tiêu đã giao cho các trường. Vì thế, các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu nguyện vọng 1 có thể tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 2,3 đến khi đủ chỉ tiêu được giao. “Các trường không nên lo lắng thiếu thí sinh mà nên tập trung đảm bảo chất lượng đào tạo, tạo dựng uy tín, thương hiệu để thu hút người học”, ông Ga nhắn nhủ.
Ông Ga cho rằng, với các trường có số lượng thí sinh trực tiếp dự thi ít hoặc những trường mà sau nhiều năm tổ chức thi có kết quả quá thấp thì không nên tổ chức thi mà nên thực hiện phương thức xét tuyển nguyện vọng 2, 3. “Để cạnh tranh thu hút thí sinh, các trường cần nâng cao chất lượng, tạo dựng uy tín trong xã hội qua việc phát triển cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ, cập nhật chương trình, đầu tư cho nghiên cứu khoa học… Các trường cần tạo dựng niềm tin về chất lượng sinh viên tốt nghiệp để tạo sức hấp dẫn đối với thí sinh. Tổ chức thi tuyển sinh không phải là giải pháp tốt để thực hiện việc này”, ông Ga nhấn mạnh.
Được biết, năm nay Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu quy định việc cắt giảm chỉ tiêu đối với những trường 3 năm liên tục không tuyển đủ chỉ tiêu được giao. Cùng đó, bộ này sẽ bổ sung vào quy chế tuyển sinh hình thức xử lý kỷ luật đối với các trường vi phạm việc xét tuyển như gửi giấy báo trúng tuyển cho những thí sinh không dự thi, xét tuyển vào trường mình, tự ý hạ điểm trúng tuyển không đúng quy định, tính điểm sàn sau khi đã nhân hệ số điểm môn thi.
Theo Minh Hiếu
(tintuc)
Bình luận (0)