Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nô nức sinh viên đi học thuê

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Biết là vi phạm qui chế giáo dục và đào tạo, nếu bị phát hiện sẽ bị kỉ luật nặng, song nhiều sinh viên vẫn nhận lời đi học hộ. Bởi đi học hộ, vừa nhàn, có thu nhập, nhiều trường hợp còn là một cách ngoại giao của sinh viên.

Nhàn và dễ kiếm tiền
H.V.T. (sinh viên năm 2) nhận lời đi học hộ cho N. T. H  – sinh viên một Học viện môn thể dục nhảy cao do anh chàng kia không có năng khiếu môn này và sợ sẽ phải học lại. T nhận học trọn gói môn thể dục 5 buổi học, 1 buổi thi, đảm bảo qua môn là 600.000đ. Mỗi buổi kéo dài có hai tiếng, vừa như rèn luyện thể thao, 1 tiếng buổi thi nhảy cao lại quá dễ dàng, T đồng ý và được nhận 600.000đ ngon lành sau mấy buổi.
T.T.H (sinh viên năm 3) nhận lời đi học hộ các buổi thứ 7, chủ nhật môn tư tưởng Hồ Chí Minh, triết học cho một chị đã đi làm kế toán ở một  công ty tư nhân. Chị đang học liên thông lên Đại học nhưng vì bận đi làm nên thời gian học, chị mượn sinh viên là chủ yếu. Mỗi buổi nếu đi đủ, kí tên vào giấy điểm danh, H nhận được 60 ngàn đồng. “Ngồi phòng lạnh, chỉ việc trật tự mấy tiếng, còn đâu muốn làm gì thì làm, nên tớ ok luôn. Nghỉ ở nhà cũng chơi” – H. cho biết.
Giảng đường đông, rất khó để giảng viên có thể quản lý, nhớ mặt hết sinh viên của lớp (ảnh minh họa). Nguồn: Internet.
Giảng đường đông, rất khó để giảng viên có thể quản lý, nhớ mặt hết sinh viên của lớp (ảnh minh họa). Nguồn: Internet.
"Chuồn" khi bị "lộ"
P.T. N. thi thoảng hay mang tên chị C. T. H đi thi vấn đáp tiếng anh kinh tế. Chị H học trường nghệ thuật, đi biểu diễn suốt ngày, học văn bằng hai chuyên ngành kinh tế nhưng chị H lên lớp buổi được, buổi không. N. giỏi ngoại ngữ, đi thi tiếng anh cho chị những hôm “khách hàng” chuyên học hộ chị có việc bận. Nhờ vậy, N. lại có dịp để nhờ vả chị các chuyện liên quan đến trang phục biểu diễn và mở rộng mối quan hệ với những người làm nghệ thuật.
Đ.V.Đ đang là sinh viên ngành thiết kế công trình. Đ kể cậu đã nhận lời vài lần đi học hộ không phải vì thiếu tiền mà vì ngoại giao là chủ yếu. “Các anh nhờ mình đi học hộ đều đã đi làm ổn định rồi. Họ chỉ học liên thông hay cao học để giữ ghế hay tăng lương thôi, nên học giúp họ cũng là một cách để các anh ấy giúp mình công việc sau này” – Đ phân trần.
Với hiện trạng lớp học đông, và học theo tín chỉ, ngồi ở các giảng đường lớn, hàng trăm người, rất khó để giảng viên có thể nhớ, kiểm soát hết được sinh viên. Kí tên, điểm danh đôi khi cũng chỉ là hình thức. Do vậy, bao năm qua, việc học hộ trong giới sinh viên không hề giảm, mà còn có xu hướng tăng trước thực trạng “loạn” văn bằng hai, “loạn” học cao học của các học viên.
Hỏi T.T.H “Có hôm nào đi học hộ bị “lộ” chưa?”, cô cười tươi: “Nếu giảng viên muốn kiểm tra thẻ sinh viên, chứng minh thư, hãy nói em quên hết ở nhà. Rồi nếu “căng”, cứ chuồn về, thà mất một buổi học còn hơn lằng nhằng rắc rối”. T.T.H đã có thâm niên 2 năm đi học hộ chia sẻ chiêu thức an toàn để bám trụ với nghề học hộ.
Theo Thúy Hằng
(laodong)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)