Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Học ngành công nghệ thông tin dễ tìm việc

Tạp Chí Giáo Dục

Vài năm trở lại đây, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) “dễ thở” hơn với thí sinh vì nhiều trường đào tạo ngành này và điểm chuẩn cũng dao động lớn từ 13 – 23 điểm. Nhiều sinh viên học ngành này, ra trường tìm được ngay việc làm.

Những trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin như: Đại học (ĐH) Bách Khoa Hà nội, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Công nghệ (ĐH Quốc Gia Hà Nội), Học viện Công nghệ Bưa chính Viễn thông, ĐH Thái Nguyên…
Trong đó, ĐH Bách Khoa Hà Nội chia Công nghệ thông tin với các ngành: Khoa học máy tính, Kĩ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Công nghệ phần mềm.
Có nhiều cách phân loại các chuyên ngành học CNTT nhưng bậc học đại học CNTT được chia làm năm chuyên ngành là:
– Khoa học máy tính (Computer Science): thiên về các lý thuyết cơ bản của ngành CNTT như lý thuyết tính toán, khoa học vật liệu, lý thuyết xử lý hình ảnh, âm thanh, lý thuyết khai thác cơ sở dữ liệu…
– Kỹ nghệ máy tính (Computer Technology): thiên về đào tạo lý thuyết và ứng dụng liên quan đến thiết kế và sản xuất phần cứng máy tính.
– Kỹ nghệ phần mềm (Software Technology): lý thuyết và ứng dụng các công nghệ sản xuất phần mềm, quy trình, công cụ, ngôn ngữ lập trình.
– Hệ thống thông tin (Information System): lý thuyết và ứng dụng CNTT trong việc quản lý hệ thống thông tin của doanh nghiệp, tổ chức.
– Ứng dụng CNTT (Information Technology): ứng dụng và triển khai CNTT trong các lĩnh vực hoạt động của cuộc sống.
Mỗi ngành chính lại có thể chia ra một số hướng hẹp hơn như trong Kỹ nghệ phần mềm có thể có hướng chuyên sâu về phần mềm nhúng, về các hệ thống phân tán…
Điều đầu tiên để theo học ngành CNTT là bạn nên học tốt Toán và đầu óc tư duy tốt. Ngoại ngữ cũng là điều bắt buộc khi theo học CNTT. Học tốt ngoại ngữ thì mới có khả năng đọc tài liệu tin học bằng tiếng Anh và khả năng nghiên cứu tin học.
Về kiến thức: Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có khả năng làm việc hiệu quả như thành viên của một nhóm nghiên cứu tin học và phát triển phần mềm; Tự quản lý việc tự học và tự nâng cao trình độ, bao gồm việc quản lý thời gian và năng lực tổ chức; giữ vững sự phát triển của cá nhân luôn theo sát sự phát triển kiến thức của công nghệ thông tin; bước đầu sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành.

Điểm chuẩn 2010 của ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách Khoa Hà Nội là 21 điểm.

ĐH Sư phạm Hà Nội: 16 điểm.

ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH QGHN): 17 điểm.
ĐH Công nghệ (ĐHQGHN): 21,5 điểm.
Học viện Công nghệ Bưa chính viễn thông cơ sở phía Bắc 23 điểm, cơ sở phía Nam: 17 điểm.
ĐH Bách Khoa TPHCM: 19 điểm.
ĐH Bách Khoa Đà Nẵng: 17,5 điểm.
ĐH Thái nguyên: 13 điểm.
ĐH Điện lực: 15,5 điểm.

Về kỹ năng: có khả năng thực hiện, phác thảo và nâng cao hệ thống phần mềm dựa trên cơ sở máy tính; có kỹ năng đánh giá hệ thống máy tính theo các thuộc tính chất lượng nói chung và các khả năng ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế.

Có kỹ năng sử dụng các nguyên tắc quản lý hiệu lực các thông tin, tổ chức thông tin và năng lực thu hồi thông tin cho các loại thông tin khác nhau, kể cả văn bản, hình ảnh, âm thanh và băng hình.

Có kỹ năng áp dụng nguyên lý về sự giao tiếp người – máy để đánh giá và thiết kế đối tượng lớn các sản phẩm dựa trên sử dụng giao diện chung, các trang web và hệ thống truyền thông.
Có kỹ năng phát triển công việc một cách hiệu quả thông qua sử dụng công cụ thiết kế và xây dựng phần mềm cho máy tính để giải quyết vấn đề thực tiễn; biết cách thao tác các công cụ máy tính và sử dụng hệ thống phần mềm một cách hiệu quả.
Các trường đào tạo ngành Toán- tin như ĐH Khoa học tự nhiên sẽ đào tạo những cử nhân khoa học có kiến thức chuyên sâu về Toán ứng dụng, Tin học và có khả năng áp dụng kiến thức Toán học-Tin học vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.
Sinh viên được trang bị những kiến thức đại cương về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và những kiến thức cơ bản về Toán ứng dụng-Tin học, đồng thời trang bị những kiến thức cơ sở của ngành và bước đầu đi sâu vào chuyên ngành.
Sinh viên có khả năng xây dựng mô hình toán học cho các bài toán thực tế, sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình, các kiến thức về thuật toán và công nghệ phần mềm. Sinh viên được tham gia các hướng nghiên cứu về Toán ứng dụng và Tin học đang được triển khai tại Khoa.
Vị trí, khả năng công tác sau khi tốt nghiệp: Là kỹ sư tin học trong các Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm phần mềm…
Ngành công nghệ thông tin có rất nhiều ứng dụng trong các công việc của của sống, do đó học ngành này xong, bạn có cơ hội làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực truyền thông, an ninh mạng, xử lý dữ liệu số…hay rất nhiều công việc từ sửa chữa máy tính, lắp đặt mạng, thiết kế đồ họa, cài đặt phần mềm….
Các sinh viên có thể đi theo hướng khoa học là nghiên cứu sâu xa về những thuật toán nhằm tối ưu hóa chúng, nghiên cứu và phát triển về trí thông minh nhân tạo, về “thị giác” máy tính, về khả năng nhận dạng ngôn ngữ….Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực khoa học rất khó.
Hướng kĩ thuật: Bao gồm kỹ sư mạng và lập trình viên. Hướng phát triển của một kỹ sư mạng là thành chuyên gia an ninh mạng cao cấp đòi hỏi nền tảng về kinh nghiệm, trí tuệ và kiến thức rất cao và rất ít kỹ sư mạng đáp ứng được các yêu cầu đó.
Đỗ Hợp / Tien Phong

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)