Theo các chuyên gia, họ đã phát hiện được 7 hành tinh giống Trái đất, ít nhất 3 có đại dương cơ đấy!
Theo thông tin chính thức, buổi họp báo mới nhất của NASA được tổ chức vào 1h sáng ngày 23/2/2017 (tức 13h ngày 22/2/2017 theo giờ New York), nhằm công bố một phát hiện quan trọng "vượt ra khỏi hệ Mặt trời".
Đó là những thông tin về các exoplanet – tinh cầu ngoài hệ Mặt trời.
Gần đây, chúng ta tìm ra Proxima Centauri b (Proxima b) – hành tinh được mệnh danh là Trái đất thứ 2. Proxima b từng thắp lên hy vọng trở thành căn cứ của loài người nhưng rất tiếc, khả năng nuôi dưỡng sự sống của hành tinh này gần như đã bị bác bỏ do môi trường quá khắc nghiệt.
Khả năng Trái đất thứ 2 Proxima b có thể nuôi dưỡng sự sống gần như đã bị dập bỏ.
Và nay, NASA chuẩn bị công bố một phát hiện dường như còn hấp dẫn hơn.
Chúng ta biết rằng, nhờ có kính thiên văn Spitzer, chúng ta tiếp tục lập kỷ lục mới trong việc tìm kiếm những môi trường có khả năng cho sự sống tồn tại.
Kính thiên văn vũ trụ Spitzer được phóng vào năm 2003, được trang bị công nghệ hồng ngoại để quan sát các hành tinh cách chúng ta nhiều năm ánh sáng.
Sau 4.930 ngày hoạt động, Spitzer đã đi được khoảng cách 145 triệu dặm. Và chỉ ít phút nữa thôi, chúng ta sẽ được biết Spitzer đã trông thấy những gì.
Hiện tại, HD 219134b là exoplanet do Spitzer phát hiện có khoảng cách gần Trái đất nhất – khoảng 21 năm ánh sáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hành tinh này không thể duy trì sự sống, do nằm quá gần ngôi sao chủ của nó.
Năm 1988, exoplanet đầu tiên được phát hiện, nhưng phải đến năm 1992 mới chính thức xác nhận. Kể từ đó, các kính thiên văn đã giúp chúng ta tìm ra tổng cộng hơn 3.500 hành tinh nữa.
Nội dung cuộc họp báo:
Phát biểu đầu tiên trong cuộc họp báo, ông Thomas Zurbuchen – quản lý Ban sứ mệnh khoa học của NASA cho biết, kính thiên văn hồng ngoại Spitzer của NASA đã phát hiện được "Hệ Mặt trời 2.0" có 7 hành tinh có kích thước giống Trái đất quay quanh ngôi sao mẹ của chúng.
Cả 7 ngoại hành tinh này đều có chất lỏng – tức nhiệt độ không quá nóng cũng không quá lạnh – yếu tố quan trọng nhất cho sự sống cùng điều kiện khí hậu phù hợp.
Hệ Mặt trời phiên bản 2.0 mới có tên là TRAPPIST-1.
Hệ Mặt trời version 2 này có tên là TRAPPIST-1, một ngôi sao lùn, có nhiệt độ thấp hơn và màu sắc đỏ hơn Mặt trời của chúng ta rất nhiều, cùng kích cỡ chỉ lớn hơn sao Mộc một chút và nằm cách Trái đất chúng ta khoảng 40 năm ánh sáng.
Thomas Zurbuchen, đồng quản trị nhóm các Nhiệm vụ Khoa học của NASA chia sẻ: "Phát hiện này cho thấy việc tìm ra một Trái đất khác chỉ là vấn đề thời gian". "Bạn có thể tưởng tượng có bao nhiêu hành tinh ngoài kia, với hệ sinh thái hoàn toàn hỗ trợ sự sống vẫn đang chờ đợi con người khám phá".
Sean Cary, quản lý Trung tâm Khoa học Spitzer giải thích rằng: Họ có thể xác định được khoảng cách giữa 7 hành tinh này với Trappist-1, bằng cách quan sát khoảng thời gian chúng hoàn thành quỹ đạo.
Ảnh minh họa về bề mặt của một trong những hành tinh mới do NASA cung cấp.
7 hành tinh với kích cỡ gần như tương đồng với Trái đất. Khi được hỏi về tên của những hành tinh này, Michael Gillon – nhà thiên văn thuộc ĐH Liege hóm hỉnh cho biết nhóm đang cân nhắc đặt tên chúng theo… tên một loai bia của Bỉ. Tuy nhiên, ông cũng hy vọng rằng đó không phải là tên chính thức.
Trong 7 hành tinh được phát hiện đó, 3 hành tinh khả thi nhất đó là:
-
Trappist-1E có kích cỡ và nhiệt độ rất giống với Trái Đất.
Trappist-1E.
-
Trappist-1F rất có thể có đại dương lớn, kích cỡ cũng rất gần với Trái Đất. Thời gian quay quay ngôi sao Trappist-1 ở giữa là 9 ngày, lượng ánh sáng mà nó nhận được sẽ gần giống với lượng mà Sao Hỏa của chúng ta nhận từ Mặt Trời.
Trappist-1F.
-
Trappist-1G là hành tinh lớn nhất hệ sao Trappist-1 này, lớn hơn Trái Đất khoảng 30%, nó cũng nhận được lượng ánh sáng đủ nhiều để có thể tạo nên điều khác biệt.
Trappist-1G.
Sara Seager cho biết đây là một nghiên cứu cần "các thế hệ sau này kế tục". "Sự thật là chúng ta đang rất gần với viễn cảnh tìm ra một thế giới mới nuôi dưỡng được sự sống".
HT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)