Sự kiện giáo dục

Kìm giá vàng “nhảy múa”

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh biến đng kinh tế toàn cu, nhu cu nm gi vàng ngày càng tăng cao, vic n đnh th trưng vàng tr thành mt nhim v cp bách và quan trng đi vi các cơ quan qun lý Nhà nưc.

Lực lượng chức năng TP.HCM kiểm tra một doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn TP

Ngăn chn tình trng đy giá vàng lên cao, đu cơ trc li

Từ cuối năm 2023 đến nay, nhất là quý II/2024, giá vàng trong nước liên tục “nhảy múa”. Chỉ sau một đêm, dân chơi vàng đã có thể lời hoặc lỗ cả chục triệu đồng/lượng. Hình ảnh người dân xếp hàng mua vàng không khác gì cảnh mọi người xếp hàng chờ test Covid-19 năm 2021.

Theo đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã triển khai một loạt giải pháp để ổn định thị trường vàng. Trong đó, biện pháp quan trọng nhất là bán vàng trực tiếp cho người dân thông qua bốn ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC.

Ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM – khẳng định: “Đây là bước đi chiến lược nhằm giảm áp lực lên thị trường và đảm bảo sự lưu thông vàng một cách minh bạch, có kiểm soát. Việc bán vàng trực tiếp cho người dân thông qua Công ty SJC và bốn ngân hàng thương mại Nhà nước không chỉ giúp giảm bớt tình trạng đầu cơ, trục lợi, làm giá trên thị trường mà còn tạo ra một kênh cung ứng vàng chính thức, từ đó giúp người dân tiếp cận với vàng một cách dễ dàng và an toàn hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nhiều người tìm đến vàng như một tài sản bảo đảm trong thời kỳ kinh tế bất ổn…”.

Một trong những vấn đề nhạy cảm và gây tranh cãi gần đây là việc thu thập thông tin người mua bán vàng. Giải thích vấn đề này, Thượng tá Lê Mạnh Hà – Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM – cho biết, việc thu thập thông tin, danh sách người mua bán vàng không phải để kiểm tra, làm khó mà để bảo vệ quyền lợi người dân, doanh nghiệp chế tác và ngăn chặn tình trạng tận dụng việc mua bán để đẩy giá vàng lên cao, đầu cơ trục lợi.

Tăng cưng thanh tra, kim tra

Tại TP.HCM, TP đã và đang áp dụng một loạt biện pháp quản lý thị trường vàng để đảm bảo sự ổn định và minh bạch, đồng thời không vi phạm đến lợi ích hợp pháp của người dân.

Hiện nay, một số cửa hàng vàng có xu hướng lách luật bằng cách không trưng bày vàng trang sức không rõ xuất xứ, nguồn gốc nhưng các giao dịch ngầm vẫn diễn ra khá phổ biến. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực cho thị trường.

Để đối phó với tình trạng này, cơ quan quản lý thị trường TP.HCM đã tăng cường kiểm tra, giám sát các cửa hàng kinh doanh vàng. Việc kiểm tra định kỳ và đột xuất giúp phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, đồng thời đảm bảo các cửa hàng tuân thủ đúng quy định về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và chế độ hóa đơn, chứng từ.

Cụ thể, từ đầu năm 2024 đến ngày 27-7, Cục Quản lý thị trường TP đã phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý 220 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn; tạm giữ 1.721 đơn vị sản phẩm vàng là nhẫn, dây chuyền, lắc đeo tay, mặt dây chuyền… không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu với tổng giá trị hơn 14,7 tỷ đồng và đã xử phạt với số tiền hơn 9,6 tỷ đồng.

Qua công tác kiểm tra, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã phát hiện các cơ sở kinh doanh vàng thường có hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh vàng trang sức không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận kiểm tra một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại TP.Phan Rang – Tháp Chàm

“Các giải pháp trên nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho thị trường vàng hoạt động lành mạnh, công khai và minh bạch. Trong đó, kết quả kiểm tra của Cục Quản lý thị trường TP.HCM vừa qua cũng là giải pháp giúp hạn chế hiện tượng nhiều cửa hàng vàng lách quy định bằng việc không trưng bày bán vàng trang sức không rõ xuất xứ nhưng vẫn diễn ra các giao dịch ngầm…”, ông Lệnh cho biết.

Nhiu ca hàng vàng b pht hàng trăm triu đng

Tháng 6 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Kinh doanh vàng trang sức H-L – H-L 4 (phường Kinh Dinh, TP.Phan Rang – Tháp Chàm), đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Trước đó, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận đã kiểm tra công ty này. Tại thời điểm kiểm tra, doanh nghiệp đang trưng bày để bán 1 còng Ximen gắn nhãn hiệu Chanel, 1 còng vuông khứa gắn nhãn hiệu Chanel, 1 nhẫn hột trắng gắn nhãn hiệu Chanel, 1 lắc miếng khứa bọng gắn nhãn hiệu Chanel. Thông tin trên các sản phẩm có gắn nhãn hiệu được cách điệu hình logo Chanel và được in trực tiếp lên sản phẩm không thể tách rời hàng hóa. Các sản phẩm này không có thông tin của đơn vị sản xuất hoặc đơn vị nhập khẩu; nhãn hiệu của Chanel ghi trên sản phẩm không sắc nét, không đúng theo tiêu chuẩn nhãn hàng hóa chính hãng. Đoàn kiểm tra đã tạm giữ hàng hóa, phối hợp với đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu để xác định hành vi vi phạm, hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh xử phạt theo quy định của pháp luật.

Tại Nghệ An, từ 19-4 đến 30-5, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, xử lý 6 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn với tổng giá trị tiền phạt là 405 triệu đồng.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An cũng vừa ban hành văn bản xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, cả hai doanh nghiệp đều có cùng hành vi vi phạm, đó là không ghi đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa; ngoài ra một doanh nghiệp vi phạm thêm về hành vi sản xuất, thiết kế, chế tạo hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo.

Với các hành vi vi phạm trên, hai doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 139,7 triệu đồng; đồng thời nộp lại số tiền bằng trị giá hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ trái quy định pháp luật là 565,1 triệu đồng. Ngoài ra, một doanh nghiệp bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động sản xuất mặt dây chuyền vàng trang sức 2 tháng.

T.Phm – Đ.Chiến

Bình luận (0)