Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Lịch sử – địa lý lớp 5 chương trình 2018 đổi mới thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Môn lch s – đa lý lp 5 trong Chương trình giáo dc ph thông 2018 có nhiu đi mi so vi chương trình cũ. Sách giáo khoa lch s – đa lý đã th hin rt rõ ngay phn hình thc là không chia thành 2 phn: lch s, đa lý như chương trình cũ. Các ni dung lch s, đa lý đã đưc đan xen hoc lng ghép vi nhau trong mt ch đ hay mt bài hc.

Theo tác giả, so với chương trình cũ, môn lịch sử – địa lý lớp 5 chương trình mới có lượng kiến thức nhiều hơn, cao hơn (ảnh minh họa). Ảnh: Y.H

Học sinh lớp 5 sẽ được học lịch sử – địa lý qua các nội dung: Đất nước và con người Việt Nam; Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam; Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam; Các nước láng giềng; Tìm hiểu về thế giới; Chung tay xây dựng thế giới.

Theo đó, ở nội dung “Đất nước và con người Việt Nam”, học sinh phải xác định được vị trí địa lý của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ; trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất; mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam; nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam; nêu được ý nghĩa của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam; trình bày được một số đặc điểm của một trong những thành phần của thiên nhiên Việt Nam; kể được tên và xác định được trên lược đồ hoặc bản đồ một số khoáng sản chính; nêu được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế; trình bày được một số khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống; đưa ra được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai; xác định được vị trí địa lý của vùng biển, một số đảo, quần đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ; trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông trong lịch sử, có sử dụng một số tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện liên quan; sưu tầm, đọc và kể lại được một số câu chuyện, bài thơ về biển, đảo Việt Nam; nêu được số dân và so sánh được quy mô dân số Việt Nam với một số nước trong khu vực Đông Nam Á; nhận xét được sự gia tăng dân số ở Việt Nam và một số hậu quả do gia tăng dân số nhanh và phân bố dân cư chưa hợp lý ở Việt Nam, có sử dụng tranh ảnh, biểu đồ hoặc bảng số liệu; kể được tên một số dân tộc ở Việt Nam và kể lại được một số câu chuyện về tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; bày tỏ được thái độ tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa của các dân tộc Việt Nam.

Còn với nội dung “Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam”, học sinh phải trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc thông qua tìm hiểu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ học; sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử, mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc; trình bày được sự thành lập của nước Phù Nam qua truyền thuyết lập nước và một số bằng chứng khảo cổ học; mô tả được một số hiện vật khảo cổ học của Phù Nam; kể được tên và xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ một số đền tháp Champa còn lại cho đến ngày nay; sưu tầm một số tư liệu mô tả được một đền tháp Champa; tìm hiểu và kể lại được một số câu chuyện về đền tháp Champa.

Trong khi đó, phần nội dung “Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam”, học sinh học về đấu tranh giành độc lập thời kỳ Bắc thuộc, các em phải kể được tên và vẽ được đường thời gian thể hiện một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kỳ Bắc thuộc; sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về thời kỳ này… Về triều Lý, học sinh chủ yếu được tìm hiểu về triều Lý và việc định đô ở Thăng Long. Triều Trần, học sinh chủ yếu tìm hiểu về triều Trần và kháng chiến chống Mông – Nguyên. Giai đoạn hậu Lê, học sinh sẽ tìm hiểu về khởi nghĩa Lam Sơn và triều hậu Lê. Phần triều Nguyễn, học sinh phải sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử liên quan đến triều Nguyễn; trình bày được những nét chính về lịch sử Việt Nam thời nhà Nguyễn thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975, học sinh sẽ tìm hiểu về Cách mạng tháng 8 năm 1945; Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954; Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Với nội dung “Đổi mới đất nước”, học sinh phải sưu tầm một số tư liệu và mô tả được một số hiện vật của thời bao cấp và thời kỳ đổi mới ở Việt Nam; sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về thời bao cấp ở Việt Nam; nêu được một số thành tựu về kinh tế – xã hội của đất nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, có sử dụng tư liệu lịch sử. Tương tự, ở nội dung “Các nước láng giềng”, học sinh phải xác định được vị trí địa lý của Trung Quốc, Lào, Campuchia trên bản đồ hoặc lược đồ; nêu được một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của các nước ấy; sưu tầm một số tư liệu, tìm hiểu và mô tả được một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc, Lào, Campuchia; sưu tầm và kể lại một số câu chuyện về một số công trình tiêu biểu của các nước đó. Ngoài ra, học sinh còn được học về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với các nội dung xác định được vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á và các nước trong khu vực Đông Nam Á trên bản đồ hoặc lược đồ; nêu được sự ra đời của ASEAN; nêu được ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập ASEAN.

Ở phần “Tìm hiểu thế giới”, học sinh phải xác định được vị trí địa lý của các châu lục, một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới trên bản đồ, lược đồ hoặc quả cầu; nêu và so sánh được một số đặc điểm tự nhiên của các châu lục; kể được tên và xác định được vị trí địa lý của các đại dương trên bản đồ hoặc quả địa cầu; sử dụng bảng số liệu và lược đồ hoặc bản đồ, so sánh được diện tích, độ sâu của các đại dương; sử dụng bảng số liệu dân số thế giới, so sánh được dân số giữa các châu lục trên thế giới; kể được tên và mô tả được những nét chính về ngoại hình của các chủng tộc trên thế giới; sử dụng lược đồ và trình bày được sự phân bố của các chủng tộc trên thế giới; biết ứng xử phù hợp thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt chủng tộc; xác định được vị trí địa lý của nước Ai Cập, Hy Lạp hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ; sưu tầm một số tư liệu, tìm hiểu và mô tả được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập, Hy Lạp… Riêng phần “Chung tay xây dựng thế giới”, học sinh phải nêu được một số vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người; sử dụng kiến thức lịch sử, địa lý kết hợp với một số tư liệu, liệt kê và trình bày được một số vấn đề môi trường; đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp; thể hiện được sự quan tâm đến vấn đề môi trường trên thế giới qua hình thức vẽ tranh, viết thư…; sử dụng một số tư liệu, trình bày được mong ước và cố gắng của nhân loại trong việc xây dựng một thế giới hòa bình; đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để xây dựng thế giới hòa bình; thể hiện được một thế giới trong tương lai qua hình thức vẽ tranh, viết thư, kể chuyện…

Như vậy, so với chương trình cũ, môn lịch sử – địa lý lớp 5 chương trình mới có lượng kiến thức nhiều hơn, cao hơn. Chính vì vậy, các thầy cô cần phải tự học, tự nâng cao kiến thức mới có thể dạy được hiệu quả. Giáo viên “biết 10 dạy 1” thì mới có thể giúp học sinh hoàn thành được các yêu cầu cần đạt của môn lịch sử – địa lý lớp 5.

Lê Phương Trí

Bình luận (0)