Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cần công tâm và nhân văn trong việc xếp thời khóa biểu

Tạp Chí Giáo Dục

Xếp thi khóa biu trong nhà trưng là mt công vic khó. Không phi khó vì thao tác, bi ngày nay đã có nhiu phn mm h tr, mà khó vì đây là vic “làm dâu trăm h”.

Việc xếp thời khóa biểu trong nhà trường tuy không phải là hoạt động quá quan trọng, song nó ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý của giáo viên (ảnh minh họa). Ảnh: Anh Khôi

Thời khóa biểu giảng dạy nhiều khi được lòng giáo viên này (do thời khóa biểu “đẹp”), ngược lại cũng dễ mất lòng thầy cô khác, vì trống tiết giữa buổi nhiều, hoặc bị xếp quá nhiều buổi dạy. Nhưng nếu dừng lại ở lý do khách quan đó thì không có gì cần nói. Điều đáng bàn là, một số lãnh đạo nhà trường không những không tạo điều kiện cho thầy cô, ngược lại, còn gây khó khăn cho họ khi xếp thời khóa biểu giảng dạy.

Nhiều giáo viên không vui vì điều này. Một giáo viên dạy môn ngữ văn (xin giấu tên) tại một trường THPT ở quận Tân Bình (TP.HCM) nói trong bức xúc: “Theo quy định, mỗi giáo viên THPT dạy 17 tiết/tuần. Nếu phụ trách thêm công việc khác, hoặc chủ nhiệm lớp thì tổng số tiết thường khoảng hơn 20 tiết trong một tuần. Nếu lãnh đạo có tâm, tạo điều kiện cho giáo viên khi xếp thời khóa biểu, thì số ngày dạy học rất gọn”. Cũng theo nhiều giáo viên phản ảnh, thời khóa biểu của họ bị “xé” ra, có nhiều buổi chỉ dạy 1 đến 2 tiết, và phải đi dạy suốt gần cả tuần lễ. “Nhà gần thì còn đỡ”, giáo viên trên phân tích, “chứ thầy cô nhà xa trường thì đi lại nhiều như thế sẽ rất tốn tiền xăng, rồi kẹt xe… Làm như họ muốn giữ chân giáo viên, không cho thầy cô dạy thêm bên ngoài để kiếm thêm thu nhập!”. Cách đây chưa lâu, cô N.T., một nữ giáo viên dạy môn tiếng Anh tại một trường THPT ở quận Bình Thạnh (TP.HCM) mệt mỏi than thở: “Nhà có hai đứa con nhỏ mà trường “rải” thời khóa biểu ra nhiều quá. Hầu như tôi đi gần suốt cả tuần lễ, không chăm sóc gì cho con được, phải nhờ ông ngoại của hai đứa trông giùm. Đã vậy nhà trường còn “ép” giáo viên vào dạy phụ đạo cả ngày thứ bảy”. Cùng với nhiều bất hợp lý khác tồn tại lâu năm ở trường nhưng giáo viên không dám phản đối, vì “đa số thầy cô đều còn trẻ, không dám lên tiếng, vì sợ bị… chú ý”, cô giáo dạy tiếng Anh cho biết.

Không chỉ giáo viên bị hệ lụy do xếp thời khóa biểu chưa tốt, thiếu “tâm” và “tầm”, mà cả học sinh và phụ huynh cũng bị liên đới. Đó là tình trạng nhà trường xếp quá nhiều tiết của một môn học trong một buổi hoặc trong ngày, làm học sinh học rất mệt mỏi bộ môn ấy. Hay việc học sinh phải vào trường để học 1, 2 tiết trong một buổi rồi ra về. Thực tế này đã tồn tại nhiều năm khi nhiều phụ huynh có con học lớp 7 tại một trường THCS ở quận Tân Bình (TP.HCM). Sau nhiều lần phụ huynh kiến nghị “dữ dội”, nhà trường mới chịu thay đổi.

Trong khi một số trường “làm khổ” giáo viên như đã nói ở trên, thì nhiều trường hiện nay rất công tâm và nhân văn trong việc xếp thời khóa biểu. Cứ đầu năm học, đầu mỗi học kỳ, lãnh đạo nhà trường đều cho thầy cô đăng ký nguyện vọng để bộ phận xếp thời khóa biểu xếp tiết. Theo đó, nhà trường luôn ưu tiên xếp thời khóa biểu cho các trường hợp thầy cô có con nhỏ, cha mẹ già, đi học nâng cao, dạy thêm bên ngoài, hoặc nhà ở xa trường… Khi không đáp ứng được nguyện vọng của thầy cô, lãnh đạo nhà trường cũng giải thích rõ ràng, thấu đáo. Vì thế luôn làm cho giáo viên vừa lòng, nếu thời khóa biểu có “xấu” một chút họ cũng vui vẻ.

Việc xếp thời khóa biểu trong nhà trường tuy chưa phải là hoạt động quá quan trọng, song nó ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tâm lý và cả đời sống của giáo viên. Muốn thầy cô, học sinh “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, muốn xây dựng “trường học hạnh phúc” xin hãy bắt đầu từ công việc nho nhỏ này!

Hu Nguyên

Bình luận (0)