Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – Kênh Đôi – Kênh Tẻ: Sẽ sớm lấy lại màu xanh

Tạp Chí Giáo Dục

Nâng công sut lên 469.000m3/ngày, D án Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng thu gom, x lý nưc thi sinh hot ca gn 2 triu ngưi dân trên địa bàn 8 quận, huyện ti TP.HCM. D án góp phn gii quyết tình trng ô nhim môi trưng, tr li màu xanh cho kênh Tàu H – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh T.

Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng hoạt động với công suất 469.000m3/ngày

Gn 2 triu dân đưc hưng li

Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng thuộc Dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM (giai đoạn 2) đã hoàn thành và đi vào hoạt động.

Bà Nguyễn Thị Bảy (huyện Bình Chánh) chia sẻ: “Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng nhà máy đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tôi rất vui vì những con kênh từng bị ô nhiễm, màu nước đen kịt sẽ đổi màu, xanh, sạch hơn, không còn cảnh bốc mùi hôi thối khó chịu”.

Chung niềm vui, ông Thái Thành Kiên (quận 11) phấn khởi: “Nhà máy này sẽ xử lý nước thải đổ ra các kênh rạch. Qua đó hạn chế ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo sức khỏe cho người dân”.

Để góp phần vào việc cải thiện môi trường cho TP, những nhân viên của nhà máy luôn nỗ lực làm việc. Anh Nguyễn Đặng Khánh Duy (nhân viên nhà máy) chia sẻ: “Tôi làm việc ở đây từ giai đoạn 1 của dự án với nhiệm vụ kiểm tra trang thiết bị. Tôi rất vui vì mình góp một phần công sức vào việc cải thiện nguồn nước, giảm ô nhiễm môi trường, giúp người dân được hưởng lợi”.

Ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư dự án) – thông tin, Dự án Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (giai đoạn 2) lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ thuộc gói thầu J – Mở rộng và nâng công suất nhà máy xử lý nước thải từ 141.000m3/ngày lên 469.000m3/ngày, thêm 328.000m3/ngày. Với công suất này, nước thải từ lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ có diện tích 2.530ha thuộc 8 quận, huyện bao gồm: quận 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11 và huyện Bình Chánh (với gần 2 triệu dân) sẽ được thu gom và xử lý.

Cụ thể, nước thải từ 8 quận, huyện này được thu về trạm bơm Đồng Diều (quận 8). Tại đây, nước thải được loại bỏ rác, đất cát và dẫn về nhà máy Bình Hưng để xử lý. Sau đó, nước được bơm trở lại rạch Tắc Bến Rô rồi chảy vào các kênh rạch khác. Như vậy, nước kênh Tàu Hủ – Bến  Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ sẽ giảm ô nhiễm, không còn màu đen.

Theo ông Phúc, từ năm 2009, khi Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 1 cùng hệ thống cống bao thu gom và trạm bơm nước thải Đồng Diều đi vào hoạt động, đến nay có khoảng 650 triệu m3 nước thải trong lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ được thu gom. Nước không xả thẳng ra kênh gây ô nhiễm như trước đây mà được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Qua đó, màu xanh trên tuyến kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ đã từng bước được khôi phục.

Khu x lý nưc thi công sut ln nht nưc

Dự án Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư tại văn bản số 1527/TTg-CN, ngày 12-10-2005; UBND TP.HCM phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 2967/QĐUBND ngày 30-6-2006.

Dự án có tổng mức đầu tư là 11.300 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA Nhật Bản là 9.850 tỷ đồng và vốn đối ứng từ ngân sách TP là 1.450 tỷ đồng. Trong 12 lưu vực thoát nước thải của TP.HCM, lưu vực kênh Tàu Hủ  – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ là lưu vực được Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản và Chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn vay ODA để lần lượt triển khai 3 giai đoạn của dự án. Đây được xem là điển hình về sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của TP trong công tác bảo vệ môi trường nước.

Bên cạnh xử lý nước thải, nhà máy còn được quy hoạch, xây dựng thành một “Điểm đến xanh”. Theo đó, xung quanh nhà máy được trồng hàng chục hécta cây xanh, có phòng thí nghiệm, hệ thống quan trắc để trở thành một điểm học tập, đào tạo, tham quan, giáo dục môi trường.

Cùng với hệ thống cống bao thu gom nước thải, trạm bơm chuyển tiếp còn trở thành nơi đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải của TP. Tại đây, đội ngũ kỹ sư, công nhân thường xuyên được cập nhật kiến thức, huấn luyện sẵn sàng cho nhiệm vụ quản lý, vận hành các hệ thống, công trình thu gom, xử lý nước thải của TP trong tương lai.

Ông Đỗ Tấn Long – Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM – nhấn mạnh: “Đây là mô hình thực tiễn để sinh viên đến tham quan và học tập cũng như các đoàn đến nghiên cứu tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải bảo vệ môi trường…”.

Ông Bùi Xuân Cường – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết, tính đến thời điểm này, đây là nhà máy xử lý nước thải có công suất xử lý lớn nhất Việt Nam. Đây là sự nỗ lực của chính quyền TP và người dân – những người chịu ảnh hưởng bởi dự án để tạo nên công trình tầm cỡ góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Ông Cường nhấn mạnh, TP.HCM luôn xem việc bảo vệ môi trường, tăng cường mảng xanh, xử lý rác – nước thải, cải tạo kênh rạch; cải thiện cuộc sống cho người dân sống trên và ven kênh, rạch là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Hai nhiệm vụ trọng tâm TP phấn đấu thực hiện đến năm 2030 là thu gom và xử lý 100% lượng nước thải sinh hoạt tại 12 lưu vực thoát nước của TP với công suất khoảng 3 triệu m3/ngày; thu gom xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế 100% rác thải trên địa bàn TP.

“Khi đưa Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đi vào vận hành sẽ nâng tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải của TP từ 20,6% lên thành 40,8% và dự kiến đạt 71,3% vào năm 2025 sau khi đưa Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè với công suất 480.000m3/ngày đưa vào hoạt động”, ông Cường nói.

Dự kiến sau khi Dự án Cải thiện môi trường nước TP giai đoạn 3 (2025-2030) được hoàn thành với diện tích 1.600ha (thuộc quận 7, 8 và huyện Nhà Bè), toàn bộ các tuyến kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ (tổng diện tích khoảng 5.000ha) sẽ được trả lại màu xanh. Từ đó, tạo tiền đề cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, giao thông thủy và nâng cao chất lượng sống của người dân trong lưu vực.

Song Hu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)