Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo dục học sinh tích cực bảo vệ môi trường

Tạp Chí Giáo Dục

Cây xanh luôn có giá tr to ln trong vic to ra cnh quan, môi trưng sng tích cc và hài hòa cho con ngưi. nhà trưng, cây xanh còn có ý nghĩa đc bit khác, là góp phn xây đp tình yêu thiên nhiên, có trách nhim bo v môi trưng ca hc sinh. Do đó, đ giúp hc sinh yêu quý cây xanh và chú trng bo v môi trưng hơn, thy cô và nhà trưng cn quan tâm thc hin nhiu gii pháp.

Học sinh tiểu học được giáo viên hướng dẫn phương pháp bảo vệ cây xanh, môi trường sống (ảnh minh họa). Ảnh: Y.Hoa

Đưa vào các chương trình hc

Nhà trường nên tích hợp vào chương trình học, nhất là các bài học ở môn giáo dục công dân, sinh học… Hiện các sách giáo khoa đều ít nhiều có nội dung này, giáo viên có thể nghiên cứu để đưa các bài học về môi trường và cây xanh vào chương trình học chính thức với thời lượng, nội dung phù hợp, nhất là trong điều kiện các trường học tại TP.HCM vốn chật hẹp và rất thiếu cây xanh. Ví dụ, các tiết học có thể dạy về vai trò của cây xanh trong hệ sinh thái nói chung và đối với con người nói riêng, sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, các biện pháp tăng cường mảng xanh và bảo vệ môi trường, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, học sinh có thể được học qua dự án liên quan đến môi trường, như nghiên cứu về các loại cây tại khu vực đang sống, tác động của biến đổi khí hậu, nhất là trong điều kiện của TP.HCM, học cách thức phân loại và xử lý rác thải… Thí dụ, học sinh ở một huyện ngoại thành có thể cảm nhận được nhiệt độ, độ ẩm không khí tại khu vực trường học và ở khu vực có nhiều cây cối; có thể hiểu thêm về tác động của việc nước biển dâng cao dưới tác động của biến đổi khí hậu… Đương nhiên, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, như sử dụng các app, phần mềm hoặc trang web giáo dục để giúp học sinh hiểu rõ hơn về môi trường và các vấn đề liên quan. Thí dụ, giáo viên có thể giới thiệu các ứng dụng đo lường chất lượng không khí, các phần mềm ghi nhận độ ẩm và nhiệt độ không khí, hoặc phần mềm mô phỏng tác động của biến đổi khí hậu…

T chc các hot đng thc tế

Nhà trường nên tổ chức nhiều hoạt động thực tế với sự tham gia của cả giáo viên và học sinh. Chẳng hạn, tổ chức các hoạt động trồng cây tại trường học hoặc cộng đồng dân cư; có thể chỉ trong không gian hẹp, điều kiện tương đối giản đơn, như trồng hoa mười giờ ở các tiểu cảnh trên sân trường, chăm sóc các chậu cây treo ở hành lang các dãy phòng hoặc lớp học… Các hoạt động này không chỉ giúp học sinh hiểu rõ hơn về cây xanh mà còn tạo ra một môi trường học tập xanh và sạch hơn, từ đó kích thích các em yêu quý cây xanh và có trách nhiệm với môi trường sống của mình. Bên cạnh đó, định kỳ nhà trường có thể tổ chức các buổi dọn dẹp công viên hay những khu vực công cộng khác, nhất là gắn với cộng đồng dân cư, hay trong các hoạt động ngoại khóa. Điều này giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn môi trường sạch sẽ.

Đồng thời, nhà trường cần khuyến khích “hành vi xanh” như hướng dẫn học sinh các thói quen bảo vệ môi trường từ việc tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu rác thải, sử dụng các dụng cụ/đồ vật thay thế và tái chế các vật đã không còn sử dụng. Không chỉ vậy, nhà trường còn có thể thiết kế lớp học và khuôn viên trường học với nhiều cây xanh, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, và duy trì các hoạt động thực hành liên quan đến bảo vệ môi trường. Định kỳ hoặc vào một số dịp nào đó, có thể tổ chức các buổi hướng dẫn và hoạt động thực hành để củng cố những thói quen này, nhất là gắn với sự gợi ý, trao đổi của các chuyên gia, những người nổi tiếng… (thí dụ lồng ghép vào các sinh hoạt văn nghệ, lễ kỷ niệm…, có sự tham gia của cựu học sinh nay đã thành đạt).

Khuyến khích s sáng to và tham gia ca hc sinh

Nhà trường nên chủ động thành lập các câu lạc bộ, nhóm hoạt động về môi trường, có sự tham gia của cả giáo viên và học sinh, để thực hiện các nội dung có tính chất khuyến khích học sinh tham gia các công việc liên quan đến bảo vệ môi trường. Các câu lạc bộ này có thể tổ chức các hoạt động, buổi thảo luận, chiến dịch bảo vệ môi trường, thực hiện việc trồng cây xanh…, với sự định hướng của giáo viên hoặc của người lớn nào đó (phụ huynh, khách mời là chuyên gia…).

Bên cạnh đó, nhà trường có thể tổ chức các cuộc thi và hoạt động sáng tạo trong phạm vi của trường hoặc tham gia các cuộc thi ngoài nhà trường. Thí dụ, có thể tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, viết văn, thuyết trình về chủ đề yêu quý cây xanh, bảo vệ môi trường… Điều này không chỉ kích thích sự sáng tạo mà còn nâng cao nhận thức về môi trường của học sinh. Quá trình đó cần có sự thông tin, truyền thông rộng rãi để tạo sự lan tỏa và hiệu ứng tích cực trong học sinh.

Các hoạt động này cần chú ý tạo điều kiện, khích lệ sự tham gia chủ động và đóng vai trò chính của học sinh, thay vì chỉ làm theo sự sắp đặt, tổ chức của người lớn. Có chủ động, các em sẽ tự giác hơn, sáng tạo hơn, hình thành được ý thức tích cực hơn trong việc bảo vệ môi trường và các việc có liên quan. Cũng như qua đó, các em sẽ học được nhiều hơn, có nhận thức sâu sắc hơn đối với các việc, không chỉ trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Tăng cưng giao lưu và hp tác

Trường học cần tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi với chuyên gia, nhà hoạt động môi trường, kể cả những nhân vật tích cực thực hiện công tác vệ sinh môi trường (đại diện công ty dịch vụ môi trường, công ty cây xanh, đại diện các nhóm chuyên tình nguyện dọn vệ sinh…) đến nói chuyện với học sinh. Các buổi sinh hoạt đó có thể cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức, thông tin, gợi ý bổ ích, đồng thời có ý nghĩa nhắc nhở, động viên các em quan tâm hơn đến cây xanh cũng như bảo vệ môi trường. Điều này giúp học sinh hiểu rõ hơn về các vấn đề môi trường và nắm bắt thêm nhiều giải pháp hiệu quả. Thí dụ, học sinh được giao lưu với đại diện nhóm Sài Gòn xanh, một nhóm tự nguyện thường xuyên dọn rác ở các kênh rạch trên địa bàn thành phố, hẳn cho các em nhiều trải nghiệm và cảm xúc đặc biệt, từ đó thúc đẩy việc quan tâm bảo vệ môi trường một cách chủ động và tích cực hơn. Ngoài ra, học sinh cần được tạo điều kiện tham dự các cuộc triển lãm về vệ sinh môi trường, về cây xanh, được trải nghiệm cụ thể hoạt động trồng cây xanh ở các buổi sinh hoạt ngoại khóa để gắn bài học lý thuyết với hoạt động thực tiễn, từ đó có thể hiểu rõ hơn giá trị của cây xanh, thấm sâu hơn về ý nghĩa của hoạt động bảo vệ môi trường đối với bản thân và mọi người xung quanh.

Có thể nói, các giải pháp trên không chỉ giúp học sinh hiểu và yêu quý cây xanh mà còn giúp các em sẽ trở thành những công dân có ý thức và trách nhiệm với môi trường. Có như vậy thế hệ tương lai bắt đầu từ những thiếu nhi, thiếu niên hôm nay sẽ có nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường đúng đắn hơn, tích cực hơn!

Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)