Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Từ nay đến cuối năm: Tập trung cho đột phá về đầu tư công

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là ch đo ca Thng Chính ph Phm Minh Chính ti phiên hp Chính ph thưng k tháng 8 din ra cui tun qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột. Ảnh: VGP

Thủ tướng nhấn mạnh, tình hình kinh tế – xã hội đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, mục tiêu lớn về ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài cơ bản đạt được; có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội của cả năm 2024 trong bối cảnh khó khăn. Đồng thời, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được nâng lên.

Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như giải ngân vốn đầu tư công của nhiều bộ, ngành, địa phương còn chậm; kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cần có giải pháp nâng cao hơn; huy động và sử dụng các nguồn lực cần hiệu quả hơn; nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh…

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tiếp tục bám sát mục tiêu đã đề ra về ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; trong đó, tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.

Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tập trung giữ ổn định tỷ giá, phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tiếp tục tăng tiếp cận vốn tín dụng, trong đó tập trung cho lĩnh vực ưu tiên, phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15%.

Bộ Tài chính quyết liệt triển khai chuyển đổi số, áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thu; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển. Triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn, giảm thuế, phí, lệ phí. Đồng thời khai thác dư địa chính sách tài khóa, nghiên cứu huy động thêm khoảng 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược. Cùng với đó, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong đầu tư các dự án lớn, các ngành, lĩnh vực quan trọng. Tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng, doanh nghiệp, dự án, ngân hàng yếu kém.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tại Quảng Ninh sau cơn bão số 3. Ảnh: VGP

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính, xử lý các vấn đề liên quan giá đất, các vướng mắc liên quan tới triển khai Luật Đất đai. Khẩn trương thành lập Tổ công tác thúc đẩy việc tổ chức thực hiện Kết luận số 77 của Bộ Chính trị về Đề án 153 (liên quan việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố) do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Tổ trưởng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm.

Bộ Công thương chủ động điều hành bảo đảm nguồn cung xăng dầu, năng lượng. Các cơ quan chuẩn bị kỹ, đánh giá tác động, có lộ trình điều chỉnh giá phù hợp các dịch vụ do Nhà nước quản lý, không tăng cùng lúc, không giật cục.

Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát các đối tượng trong phạm vi quản lý Nhà nước (nhất là với một số đối tượng công chức, giáo viên mầm non, viên chức trong lĩnh vực y tế) để bảo đảm chính sách hài hòa, cân đối, phù hợp sức lao động, trong tổng thể chung về cải cách tiền lương. Đồng thời khẩn trương hoàn thiện, ban hành Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; Hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vào cuối năm…

“Từ nay đến cuối năm, các bộ, ngành, địa phương tập trung cho đột phá về đầu tư công, phát huy tinh thần triển khai đường dây 500kV mạch 3. Bộ Giao thông Vận tải tập trung thúc đẩy 3 tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và báo cáo cấp có thẩm quyền về đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, một số tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội, TP.HCM…”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo ca B Kế hoch và Đu tư, kinh tế – xã hi tháng 8 tiếp tc đà phc hi tích cc, tháng 8 cao hơn tháng 7 và tính chung 8 tháng tt hơn so vi cùng k năm 2023.

C th, khu vc nông nghip tiếp tc tăng trưng n đnh; khu vc công nghip phc hi tt, tháng 8 tăng 2% so vi tháng 7 và tăng 9,5% so cùng k; tính chung 8 tháng tăng 8,6%.

Khu vc dch v tiếp tc tăng khá; tng mc bán l hàng hóa và doanh thu dch v tiêu dùng tháng 8 tăng 7,9%; 8 tháng tăng 8,5%. Ch s giá tiêu dùng bình quân 8 tháng tăng 4,04% (lm phát cơ bn tăng 2,71%). Các chính sách tin t, tài khóa đưc điu hành linh hot theo din biến th trưng; t giá, lãi sut cơ bn n đnh. Xut khu tăng 3,7% so vi tháng 7 và 14,5% so vi cùng k; tính chung 8 tháng tăng 15,8%; nhp khu tăng 17,7%; xut siêu 19,07 t USD.

Tng thu ngân sách 8 tháng ưc đt 78,5% d toán năm, tăng 17,8% so vi cùng k (trong khi đã thc hin min, gim 90.000 t đng thuế, phí, l phí).

Gii ngân vn đu tư công 8 tháng đt 40,49% kế hoch. Thu hút FDI đt 20,52 t USD, tăng 7%; vn FDI thc hin đt 14,15 t USD, tăng 8%, cao nht trong 5 năm qua.

Tháng 8 có 13.400 doanh nghip đăng ký thành lp mi; tính chung 8 tháng có 168.100 doanh nghip thành lp mi và tái gia nhp th trưng, tăng 12,5% so vi cùng k (cao hơn s rút lui khi th trưng là 135.200 doanh nghip).

Về an sinh xã hội, Thủ tướng chỉ đạo làm tốt công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả bão số 3; bảo đảm xuất cấp gạo hỗ trợ kịp thời, không để một người dân nào bị đói, bị rét. Thực hiện hiệu quả, thực chất phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Về xuất khẩu, duy trì, khai thác hiệu quả các thị trường lớn, truyền thống và xúc tiến mạnh mẽ các thị trường mới, giàu tiềm năng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu…

Về tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường, kích cầu tiêu dùng trong nước, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.

“Tất cả các bộ, ngành, địa phương phải tập trung thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, nhất là về thể chế, cơ chế, chính sách, phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới (như chip bán dẫn, AI…). Đây là lựa chọn chiến lược, yêu cầu khách quan, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh, bền vững”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hòa Triu/VGP

Bình luận (0)