Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT cho rng, đc sách là mt hình thc hc tp hiu qu giúp m rng kiến thc, phát trin tư duy và k năng. Vic to môi trưng đc thun li, thân thin s phát trin văn hóa đc, t đó khuyến khích ngưi dân ch đng hc tp thưng xuyên, liên tc và sut đi; hưng ti xây dng mt xã hi hc tp.

Sinh viên Trường ĐH Tài chính – Marketing trong một hoạt động quyên tặng sách cho học sinh, sinh viên, người dân

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 năm nay với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời” sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 7-10-2024, trong đó huy động tối đa các nguồn lực tổ chức những hoạt động phát triển văn hóa đọc.

Vn đ mang ý nghĩa chiến lưc quc gia

Bộ GD-ĐT vừa thông tin bằng văn bản việc tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024. Hoạt động này nhằm thực hiện Quyết định số 1373 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”. Tuần lễ hướng đến nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm, sự quan tâm và tham gia tích cực của các cấp chính quyền, ban ngành, tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội đối với việc phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời. Bởi đây là một trong những vấn đề mang ý nghĩa chiến lược quốc gia trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài – nhân tố quyết định của sự phát triển bền vững.

Tuần lễ còn nhằm đẩy mạnh vai trò của hệ thống cơ sở giáo dục – đào tạo trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện những hoạt động khuyến đọc đối với giáo viên, học sinh, học viên, sinh viên và người dân. Góp phần đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; đa dạng hóa các hình thức học tập như học chính quy tại trường, học ở ngoài nhà trường, học qua mạng, từ xa, qua đồng nghiệp… Trong đó, đọc sách là một hình thức học tập hiệu quả giúp mở rộng kiến thức, phát triển tư duy và kỹ năng. Do vậy, việc tạo môi trường đọc thuận lợi, thân thiện sẽ phát triển văn hóa đọc, từ đó khuyến khích người dân chủ động học tập thường xuyên, liên tục và suốt đời; hướng tới xây dựng một xã hội học tập.

Đi mi hot đng thư vin

Căn cứ vào chủ đề và điều kiện cụ thể của địa phương, Bộ GD-ĐT yêu cầu UBND các tỉnh chỉ đạo triển khai tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm nay với hình thức, nội dung phù hợp, linh hoạt, sáng tạo; huy động tối đa các nguồn lực tổ chức những hoạt động phát triển văn hóa đọc.

Bộ GD-ĐT cũng gợi ý một số hoạt động như đẩy mạnh và đổi mới việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, trang mạng xã hội về tầm quan trọng của phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời. Triển khai các hoạt động của tuần lễ với hình thức phù hợp, hiệu quả; chú trọng địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn để tạo sự hưởng ứng của xã hội một cách sâu rộng.

Sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đọc sách, thu thập kiến thức tại thư viện trường

B GD-ĐT yêu cu tiếp tc đi mi cách thc t chc và hot đng thư vin trưng hc nhm to môi trưng thun li cho hc sinh tiếp cn thưng xuyên vi sách bng nhiu hình thc như “thư vin xanh”, “thư vin thân thin”, “t sách góc lp”, “thư vin lưu đng”, “thư vin linh hot”, “thư vin đin t”.

Tổ chức các hội sách để giới thiệu sách mới, tạo không gian giao lưu giữa tác giả với độc giả; thành lập các câu lạc bộ đọc sách báo theo chủ đề, độ tuổi giúp mọi người cùng nhau đọc và chia sẻ cảm nhận. Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc thi viết, vẽ, kể chuyện dựa trên sách báo để khơi dậy sự sáng tạo và lòng đam mê sách báo; tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới thư viện trường học và phát triển văn hóa đọc trong cơ sở giáo dục, cộng đồng. Phát động học sinh, sinh viên, người dân quyên góp sách xây dựng tủ sách lớp học cho các trường vùng sâu, vùng xa. Huy động tổ chức, cá nhân đầu tư thiết bị, tủ sách và sách cho các cơ sở giáo dục; nhất là những trường, điểm trường vùng khó khăn; huy động cha mẹ học sinh tích cực tham gia xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ huynh.

Đặc biệt, bộ nhấn mạnh việc tăng cường các hoạt động thư viện trường học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện. Đẩy mạnh dịch vụ thư viện lưu động tại các địa phương, nhất là ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Tăng cường luân chuyển sách, báo, tài liệu giữa các thư viện. Trong đó, chú trọng luân chuyển sách, báo từ hệ thống thư viện công cộng tới các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, trường học, đồn biên phòng, trại giam và những thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.

Cùng với đó, tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện trường học nhằm tạo môi trường thuận lợi cho học sinh tiếp cận thường xuyên với sách bằng nhiều hình thức như “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”, “tủ sách góc lớp”, “thư viện lưu động”, “thư viện linh hoạt”, “thư viện điện tử”. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp đọc, thu thập và xử lý thông tin cho học sinh, sinh viên. Với các trường phổ thông, nội dung này cần gắn với tiết đọc/tiết học thư viện. Mở các lớp hướng dẫn kỹ năng, phương pháp đọc cho người dân tại các trung tâm học tập cộng đồng.

Vit Ngân

Bình luận (0)