Uncategorized

Cảnh báo dịch bệnh sau bão, lũ

Tạp Chí Giáo Dục

Bão s 3 (bão Yagi) đã tan nhưng hu qu  nó đ li thì vn còn nng n và dai dng. Bên cnh nhng thit hi v ngưi và tài sn thì sau bão, lũ s là dch bnh…

Sau mưa bão, lũ lụt, nguy cơ nhiều dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát. Ảnh: I.T

Bnh truyn nhim có nguy cơ gia tăng

Sau mưa bão, lũ lụt, các bệnh truyền nhiễm thường có nguy cơ gia tăng như bệnh đường tiêu hóa (kiết lỵ, tiêu chảy cấp; thương hàn; tả); bệnh đau mắt đỏ; bệnh nhiễm trùng da, nước ăn chân do vi khuẩn; bệnh viêm đường hô hấp; cảm cúm; bệnh sốt xuất huyết…

Trong đó, bệnh đau mắt đỏ là điển hình nhất. Nguyên nhân là do môi trường ngập nước trong bão lũ có độ ẩm cao, nhiệt độ môi trường từ 20-30 độ C khiến các vi sinh vật gây bệnh cho mắt sẽ hoạt động mạnh mẽ, nguy cơ gây bệnh cao.

BS.CKII Phùng Thị Thúy Hằng – Phó Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai – cho biết, lượng mưa lớn gây ngập lụt, đem theo chất bẩn, độc hại, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm tại mắt; trong đó bệnh viêm kết mạc là phổ biến, có thể bùng phát thành dịch sau lũ. Viêm kết mạc sẽ gia tăng ở cộng đồng thiếu nước sạch, lứa tuổi dễ mắc các bệnh mắt là trẻ em dưới 15 tuổi và người lớn trên 60 tuổi. Bệnh rất dễ lây, có thể thành các ổ dịch lớn.

Về triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ, theo BS Hằng, sau thời gian ủ bệnh (tính từ khi tiếp xúc với nguồn lây) 2-3 ngày sẽ xuất hiện các dấu hiệu ngứa mắt, cộm đỏ, chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều rỉ ghèn ở mắt. Lúc đầu chỉ bị ở một bên mắt, sau vài ngày xuất hiện sang mắt còn lại. Khi khám mắt thấy mi mắt sưng nề đỏ, kết mạc nhãn cầu cương tụ, phù nề, nhiều rỉ ghèn ở bờ mi và bề mặt kết mạc. Một số trường hợp có thể xuất huyết (chảy máu) dưới kết mạc. Những trường hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc (như viêm giác mạc) khi đó thị lực giảm nhiều và kéo dài dai dẳng. Ngoài ra người bệnh có thể bị sốt nhẹ, chảy nước mũi, sưng hạch trước tai hoặc hạch góc hàm, viêm họng, amidan sưng viêm.

“Viêm kết mạc ở trẻ em thường nặng do miễn dịch còn yếu, các mô mềm quanh mắt lỏng lẻo nên dễ bị phản ứng sưng phù trầm trọng. Cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám khi thấy mắt sưng, mắt đỏ, ra rỉ ghèn nhiều…”, BS Hằng khuyến cáo.

Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm có thể lan nhanh trong mùa bão lũ, các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần đảm bảo ăn chín, uống sôi; Thường xuyên vệ sinh thân thể, rửa tay, ngủ mùng; Thực hiện khử trùng nguồn nước sinh hoạt, nhất là nước ăn/uống; Đảm bảo vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, phun thuốc khử trùng tại các vùng có nguy cơ bùng phát dịch bệnh, diệt bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi. Đặc biệt, khi có biểu hiện bất thường như đau bụng, sốt, buồn nôn, mắt đỏ, ho… thì nên khám và điều trị tại cơ sở y tế gần nhất.

Cnh giác rn và côn trùng đc cn

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau khi bão số 3 đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, Trung tâm chống độc bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, thời điểm mưa, bão kết hợp thời tiết không lạnh, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để các loài rắn, rết, côn trùng… ra khỏi nơi trú ẩn, tìm kiếm thức ăn. Bên cạnh đó, hiện môi trường sống tự nhiên của động vật bị phá vỡ và thu hẹp lại, nhiều loài rắn như rắn hổ, rắn lục và các động vật gây hại buộc phải tới sống xen kẽ với khu vực dân cư. Như vậy, rất dễ xảy ra tiếp xúc với con người và các tai nạn đáng tiếc.

Với các ca nhập viện trung tâm vừa tiếp nhận, bệnh nhân bị rắn, côn trùng cắn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đa phần, người dân bị rắn, rết, côn trùng cắn, đốt khi ra ngoài kiểm tra sân vườn, ruộng trong và sau bão; tiếp xúc với các bờ cây, bụi cỏ, đống rác hay lá cây, điều kiện quan sát hạn chế. Cá biệt có trường hợp rắn độc chui vào nhà cắn khi bệnh nhân đang ngủ.

“Thường các loài rắn độc và côn trùng có độc ưa hoạt động trong bóng tối, ban đêm. Trong điều kiện bóng tối chúng sẽ hoạt động mạnh, hung dữ hơn. Mưa bão, ánh sáng bị hạn chế, nhiều nơi buộc phải cắt điện để đảm bảo an toàn cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ người dân bị rắn, côn trùng độc cắn”, BS Nguyên nhấn mạnh.

Hậu quả khi bị rắn độc cắn là tổn thương vùng bị cắn như đau, sưng nề, hoại tử, nhiễm trùng, dễ dẫn tới sẹo, tàn phế, thậm chí tử vong. Các loài rắn như cạp nong, cạp nia, hổ chúa, hổ mang có thể gây liệt dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Các loài rắn lục gây rối loạn đông máu, cầm máu dẫn tới chảy máu…

Để phòng tránh nhiễm độc do rắn và các động vật có độc cắn trong mùa mưa bão, BS Nguyên khuyến cáo người dân luôn chú ý quan sát khi tiếp xúc các góc khuất, đống rác, đống lá cây, bụi cây, đống gạch, khe hốc, hang… nơi hay có rắn và động vật có độc cư trú. Chú ý dùng gậy, đèn chiếu sáng để đi lại và làm việc. Không dùng tay trần để đưa vào các khu vực nêu trên vì rất dễ gặp rắn và động vật đang ở đó tấn công. Khi lao động, đi lại ban đêm nên mang ủng, đeo găng tay, đội mũ (nếu ở rừng). Người dân ở vùng nông thôn, rừng núi nên đóng cửa kín ở tầng một (trệt), đặc biệt ở vị trí gần mặt đất để tránh rắn chui qua khe vào nhà. Khi thấy rắn, không nên chủ động bắt mà cần đuổi đi, trường hợp bất đắc dĩ thì đánh chết. Từng có trường hợp bị rắn cắn do chủ động bắt rắn, kể cả khi rắn có vẻ đã chết cũng vẫn có thể cắn người.

Hin – Nguyên

Bình luận (0)