Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh suy tim là gì?

Tạp Chí Giáo Dục

Các triệu chứng sớm nhất của suy tim thường rất kín đáo, mờ nhạt, nhưng nó nguy hiểm nếu bỏ qua chúng.
Nhận diện các triệu chứng sớm của suy tim
Suy tim xảy ra khi có sự suy yếu hoạt động của cơ tim hoặc làm giảm khả năng của tim bơm máu một cách hiệu quả. Thông thường, thương tổn xuất phát từ bệnh động mạch vành hay nhồi máu cơ tim. Nhưng bệnh lý van tim, tăng huyết áp hoặc bệnh di truyền cũng có thể là nguyên nhân suy tim. Khi suy tim xảy ra, trái tim không còn có thể bơm đủ tốt để theo kịp với nhu cầu máu giàu oxy của cơ thể.
Phù do suy tim là phù mềm ấn lõm.
Phù do suy tim là phù mềm ấn lõm.
Để giúp các bác sĩ và bệnh nhân nhanh chóng nhận ra một sự kết hợp có thể có của các triệu chứng suy tim, Hội Suy tim Hoa Kỳ đã phát triển một công cụ hữu ích 5 dấu hiệu gồm với từ viết tắt “FACES”.
F (Fatigue) = Mệt mỏi: Khi tim không thể bơm đủ máu giàu oxy để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể, một cảm giác chung là cảm thấy mệt mỏi. Một cảm giác mệt mỏi tất cả các thời gian trong ngày và khó khăn với các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như mua sắm, leo cầu thang, mang giỏ đi chợ hoặc đi bộ.
A (Activity limitation) = Hạn chế hoạt động: Người bị suy tim thường không thể làm các hoạt động bình thường của họ vì họ trở nên dễ dàng mệt mỏi và khó thở.
C (Congestion) = Ứ trệ, sung huyết: Chất lỏng tích tụ trong phổi có thể gây ho, thở khò khè và khó thở dai dẳng. Ho đi kèm chất nhày màu trắng hoặc máu màu hồng.
E (Edema or ankle swelling) = Phù hoặc sưng mắt cá chân: Khi tim không có đủ sức mạnh để bơm máu trở lại từ các chi dưới, chất lỏng có thể tích tụ gây sưng mắt cá chân, chân, đùi và bụng. Dấu hiệu dễ thấy là bạn nhận ra giầy trở nên chật chội. Chất lỏng dư thừa cũng có thể gây tăng cân nhanh chóng.
S (Shortness of breath) = Khó thở: Khó thở khi hoạt động (thường gặp nhất), khi nghỉ ngơi hoặc trong khi ngủ, có thể đến đột ngột và đánh thức bạn dậy. Bạn thường có khó thở khi nằm trên mặt phẳng và có thể cần phải chống đỡ phần trên cơ thể và kê đầu trên hai chiếc gối. Bạn thường phàn nàn thức dậy mệt mỏi hoặc cảm thấy lo lắng và bồn chồn. Nguyên nhân là do máu “tràn” trong các tĩnh mạch phổi (các mạch mà trả lại máu từ phổi đến tim) bởi vì trái tim không thể theo kịp với các nguồn cung. Điều này làm cho chất lỏng rỉ vào phổi.
Chất lỏng ứ trệ trong phổi làm cho nó khó khăn hơn trao đổi CO2 trong máu để lấy O2 tươi. Nó cũng có thể là khó thở khi nằm xuống vì trọng lực làm chất lỏng từ bên dưới phổi di chuyển lên phần thân trên.
Luôn nhớ rằng 5 dấu hiệu cảnh báo trên không đưa ra chẩn đoán xác định suy tim nhưng các dấu hiệu này cảnh báo có thể bị suy tim, cần đến ngay cơ sở y tế và gặp bác sĩ để được tư vấn.
Ngoài ra, khi bị suy tim, bạn cũng có thể có cảm giác ăn không ngon, buồn nôn, đầy bụng hoặc đau dạ dày – Đó là do hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu, gây ra các vấn đề tiêu hóa. Bạn có thể thấy tim đập nhanh hoặc nhói đau. Những người cao tuổi dễ dàng nhận thấy triệu chứng suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, suy nghĩ chậm chạp… do có sự thay đổi nồng độ của một số chất trong máu, chẳng hạn như natri, gây ra tình trạng trên.
Suy tim là tim bị yếu đi, không đủ khả năng tiếp nhận máu, bơm máu đi nuôi cơ thể.
Suy tim là tim bị yếu đi, không đủ khả năng tiếp nhận máu, bơm máu đi nuôi cơ thể.
Theo bác sĩ Phạm Đặng Hoài Thương, Khoa Nội Tim mạch – Lão học, Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ, suy tim là tim bị yếu đi, không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc bơm máu đi nuôi cơ thể. Bệnh nhân mất dần khả năng vận động, sinh hoạt, làm việc, chất lượng sống suy giảm, đe dọa tính mạng.
Có 4 cấp độ suy tim.
Cấp độ một là suy tim tiềm tàng, người bệnh vẫn hoạt động thể lực và sinh hoạt bình thường, không có hiện tượng khó thở, mệt mỏi, hồi hộp.
Cấp độ hai là suy tim nhẹ, người bệnh bị hạn chế nhất định trong các hoạt động thể lực, sinh hoạt hàng ngày, khi nghỉ ngơi thì không có triệu chứng gì nhưng khi hoạt động gắng sức nhiều thì thấy khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực.
Ở cấp độ ba, người bệnh bị hạn chế khá nhiều trong các hoạt động thể lực, sinh hoạt hàng ngày. Khi nghỉ ngơi, các triệu chứng được thuyên giảm, nhưng khi hoạt động gắng sức dễ bị khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực.
Tới cấp độ 4, bệnh chuyển nặng, người bệnh thực hiện bất kỳ hoạt động thể lực nào đều cảm thấy khó chịu, sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nhiều, khó thở xuất hiện cả lúc nghỉ ngơi, bệnh nhân chỉ có thể làm được những việc nhẹ.
Bác sĩ Thương cho biết, không thể chữa khỏi suy tim, việc điều trị giúp kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài thời gian sống và cải thiện tối đa chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ điều trị, uống đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian, không tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc dù thấy không còn triệu chứng. Trong trường hợp người bệnh gặp phải tác dụng phụ, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để giảm liều hoặc chuyển sang loại khác phù hợp hơn.
Chế độ sinh hoạt rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa suy tim. Người bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng, tránh làm việc gắng sức quá mức, không hút thuốc lá, không uống rượu bia. Người mắc suy tim cần tránh lo lắng, căng thẳng, duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
Chế độ ăn phù hợp được khuyến cáo gồm hạn chế muối, bổ sung nhiều rau xanh, cá, ngũ cốc nguyên hạt, uống đủ nước, hạn chế cholesterol (trong mỡ động vật, các chế phẩm béo từ sữa); mỡ động vật thay bằng dầu thực vật, không ăn phủ tạng động vật.
NT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)