Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Vẻ đẹp thơ lục bát

Tạp Chí Giáo Dục

Cùng vi th thơ song tht lc bát, th hát nói ( đào, ca trù), lc bát là th thơ đc bit riêng ca dân tc, “là hơi th ca ngưi Vit” (Nguyn Đình Thi), do ngưi Vit Nam sáng to nên, ch không phi vay mưn tc ngoài.

Theo tác giả, thơ lục bát dễ làm nhưng rất khó hay. Trong ảnh: Tiết học môn văn của học sinh lớp 9. Ảnh: Y.Hoa

Thể thơ này cho ra đời những tác phẩm đạt đến đỉnh cao về tư tưởng và bút pháp nghệ thuật, như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)… Và để lại đóng góp của nhiều tác giả, từ giới bình dân xưa trong kho tàng ca dao – dân ca, đến văn học viết hiện đại như Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu, Nguyễn Duy…

Ngun gc thơ lc bát

Thể thơ này xuất hiện từ rất lâu đời. Nó gắn liền với hình thức diễn đạt của nhiều câu tục ngữ, nhiều bài ca dao của dân gian. Cho nên, khi nhắc đến thể thơ lục bát, nhiều người nghĩ ngay đến ca dao – dân ca. Và tác giả nào có sở trường về thơ lục bát, bài thơ nào sử dụng thể lục bát… thường được cho là giàu tính dân tộc.

Về nguồn gốc ra đời, khi nghiên cứu về tục ngữ, tác giả Vũ Ngọc Phan (trong Tục ngữ Ca dao Dân ca Việt Nam – in lần thứ 11, NXB KHXH tr. 48), nhận định: “Căn cứ vào cách gieo vần của tục ngữ, cao dao, từ vần sát (vần liền kề nhau – người viết) đến vần cách một, cách hai, cách ba, cách năm chữ, chúng ta thấy xuất hiện thể lục bát. Vậy có thể nói, thể lục bát trước nhất đã xuất hiện ở văn học dân gian, cụ thể là ở tục ngữ, ca dao”. Như vậy, thể thơ lục bát hiện đại ngày nay xuất phát từ cách nói có vần, có điệu của tục ngữ, ca dao của người Việt từ rất lâu đời. Nhận định trên, theo tôi là rất xác đáng và có cơ sở khoa học hơn cả.

Trong khi đó, tác giả Vũ Thanh cho rằng: “Theo các nhà khoa học, thể thơ lục bát có từ rất xưa và trải qua một quá trình phát triển, hoàn thiện. Dạng biến thể gieo vần ở tiếng thứ tư câu bát (với tiếng thứ sáu câu lục ở trên – người viết) là dấu hiệu của thời kỳ thể thơ này chưa thật định hình (…). Ở thơ ca dân gian Mường, Chăm cũng có thể lục bát (…) nhưng không phát triển như ở người Việt. Như vậy, trong quá trình hình thành thể thơ lục bát, có thể đã diễn ra sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người ở vùng Đông Nam Á, nhưng cũng có thể khẳng định rằng thể loại thơ ca độc đáo này chỉ thực sự phát triển đến đỉnh cao, trở thành thể thơ dân tộc thông dụng trong nền văn học của người Việt”, (Từ điển văn học, bộ mới, NXB Thế Giới, 2004, tr. 881).

My đc đim v th thơ lc bát

Về số tiếng và câu, như tên gọi, thơ lục bát (6 và 8 tiếng) gồm một câu sáu âm tiết (trên) và một câu tám âm tiết (dưới) phối vần với nhau. Số câu không giới hạn, một bài thơ lục tối thiểu phải gồm 2 câu.

Về thanh điệu, các tiếng ở vị trí thứ 2, 6, 8 trong câu lục và câu bát phải mang thanh bằng; tiếng thứ 4 là thanh trắc; các tiếng còn lại (1, 3, 5, 7) không bắt buộc. Về gieo vần, tiếng thứ 6 câu lục gieo vần với tiếng thứ 6 của câu bát, gọi là vần lưng; tiếng thứ 8 câu bát gieo vần với tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo, gọi là vần chân. Cứ thế tiếp tục cho đến hết. Về ngắt nhịp, thơ lục bát cơ bản là ngắt nhịp chẵn: 2/2/2 (câu lục), 2/2/2/2 hoặc 4/4 (câu bát). Hoặc tùy theo cách thể hiện mà sự ngắt nhịp cũng rất linh hoạt. Biến thể lục bát rất đa dạng, có thể là sai khác về số âm tiết, về niêm luật hoặc về gieo vần…

Thơ lc bát trong dòng chy văn hc Vit Nam

Thi sĩ Xuân Diệu từng cho rằng “chỉ có người lao động bình dân mới nói hay đến như thế”, dù là nhà thơ hiện đại, xuất sắc đến đâu cũng khó có thể diễn đạt được ý và tứ của câu ca dao theo thể lục bát như dân gian: “Thương ai rồi lại nhớ ai/ Mặt buồn rười rượi như khoai mới trồng”.

Trong văn học trung đại, đã có những tác phẩm viết bằng thể thơ lục bát đạt đến tầm nhân loại, có giá trị văn chương bất hủ, như Truyện Kiều (3.254 câu thơ) của Nguyễn Du, truyện Lục Vân Tiên (2.082 câu) của Nguyễn Đình Chiểu… Ngày nay, đã sau hơn 200 năm, đọc lại những câu Kiều của cụ Nguyễn Tiên Điền vẫn thấy vô cùng hiện đại, tưởng chừng như cụ Tố Như mới vừa chấp bút hôm qua: “Phận bèo, bao quản nước sa/ Lênh đênh đâu nữa, cũng là lênh đênh”, “Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói bếp, non phơi bóng vàng”, hay như “Tiếc thay chút nghĩa cũ càng/ Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”… Ai dám bảo thơ trung đại là “ước lệ”, là “vô ngã” (không có cái “tôi”)… Nguyễn Du đã rất thấu cảm với cảnh ngộ con người và quan sát kỹ càng vạn vật cuộc sống. Bản thân người viết từng tình cờ thấy một cành sen gãy dưới ao, nhưng nó không lìa hẳn, vì còn kết dính bởi những sợi tơ bên trong. Chợt giật mình nhớ đến câu thơ trên mà thầm nghĩ: Nguyễn Du thật quá thiên tài!

Dù là những nhà Nho chính cống, am hiểu luật thi, song vẫn có những nhà thơ thời phong kiến Việt Nam để lại trong trí nhớ độc giả là những bài thơ lục bát chứ không phải thơ Đường luật, như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Chẳng hạn với Tú Xương là Sông lấp, Áo bông che bạn, Viếng bạn… với những vần thơ bát ngát tình: “Non non, nước nước, tình tình/ Vì ai ngơ ngẩn, cho mình ngẩn ngơ!”.

Phong trào Thơ mới (ra đời từ 1932) đem đến “hơi thở” (chữ của Nguyễn Đình Thi) riêng cho thơ lục bát, đó là giọng điệu “buồn” của “cái tôi” cá nhân (theo Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam). Trong “trường phái” thơ đồng quê, làng cảnh, như Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính…, thì Nguyễn Bính là thống soái, với biệt danh là “nhà thơ chân quê” vì biệt tài thơ lục bát. Trước 1945, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử và Huy Cận viết thơ lục bát không nhiều. Trong số các nhà thơ này, viết theo thể lục bát, nổi trội hơn cả là Huy Cận. Ông có những câu thơ “buồn tê tái” đến cả kiếp nhân sinh: “Tai nương nước giọt mái nhà/ Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn” (Buồn đêm mưa), “Nắng chia nửa bãi; chiều rồi…/ Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu/ Sợi buồn con nhện giăng mau;/ Em ơi! Hãy ngủ… anh hầu quạt đây…” (Ngậm ngùi).

Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài viết Ngày tết đọc 5 bài thơ lục bát (Chân dung và đối thoại, NXB Thanh Niên, 1999, tr. 196 – 209) đã “điểm mặt” năm bài thơ của năm nhà thơ hiện/đương đại – mà ông coi là “rất đỗi yêu mến”. Đó là nhà thơ Nguyễn Đình Thi với tuyệt phẩm Quê hương Việt Nam, Bằng Việt với bài thơ Nhớ, Trúc Thông với Bờ sông vẫn gió, Phạm Công Trứ với Lời thề cỏ mây và bài thơ chỉ vẻn vẹn tám câu Chợ buồn của Đồng Đức Bốn. Trong đó có những câu thơ chạm đến cõi lòng nhiều người: “Em đi để lại chuỗi cười/ Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê/ Trăng vàng đêm ấy, bờ đê/ Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may” (Lời thề cỏ may).

Nhà văn Nguyễn Tuân từng có một “yêu cầu” khá “khắt khe” với thi sĩ được gọi là… thứ thiệt, rằng: “Anh là nhà thơ Việt Nam ư? Vậy anh hãy chiềng ra cho tôi mấy câu lục bát của anh, tôi sẽ nói ngay anh là hạng thi sĩ thế nào?”. Đúng vậy, thơ lục bát dễ làm nhưng rất khó hay. Nó dễ lấy làm thước đo để “xếp hạng” cho chân tài thi sĩ.

Trn Ngc Tun

Bình luận (0)