Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

TP.HCM: Xây dựng giải pháp định danh kiến thức, học liệu số chương trình mới

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM là đa phương tiên phong trên cc xây dng gii pháp đnh danh đơn v kiến thc và thng kê hc liu s cho Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018. Ngành giáo dc thành ph k vng, vic đnh danh đơn v kiến thc s h tr cho ngành thc hin hiu qu nht Chương trình GDPT 2018 và n lc chuyn đi s ca ngành.

Ngành giáo dục TP.HCM đang tiến tới định danh kiến thức Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Đnh danh kiến thc phi đnh danh đưc c năng lc

Ông Hồ Tấn Minh (Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay, nguồn học liệu hiện nay rất phong phú, bao gồm bài giảng, tài liệu, video, và nhiều hình thức khác. Tuy nhiên, phần lớn tập trung vào bài giảng, dẫn đến sự thiếu đa dạng và hạn chế khả năng tương tác. Nhiều giáo viên sử dụng bài giảng có sẵn mà không qua chỉnh sửa, dẫn đến nội dung không phù hợp với đối tượng học sinh, mục tiêu bài học không rõ ràng. Học liệu cũng thiếu tính tương tác, khiến học sinh dễ nhàm chán và khó tiếp thu kiến thức hiệu quả… Từ thực tế đó, ông Hồ Tấn Minh khẳng định, cần thiết có một hệ thống định danh thống nhất, cho phép gắn mã định danh duy nhất cho từng đơn vị kiến thức, giúp dễ dàng tìm kiếm, chia sẻ và tái sử dụng tài nguyên, kết nối và liên kết các đơn vị kiến thức một cách hiệu quả. “Việc quy chuẩn hệ thống định danh đơn vị kiến thức và xây dựng hệ thống thống kê học liệu và dạy học trực tuyến dùng chung là rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự chung tay của các cơ quan quản lý giáo dục, các trường học, giáo viên và toàn xã hội”, ông Hồ Tấn Minh nhấn mạnh.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ (Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) khẳng định, tính tiên phong và cần thiết đối với ngành giáo dục khi TP.HCM xây dựng định danh đơn vị kiến thức Chương trình GDPT 2018, nhất là khi TP.HCM là địa phương tiên phong triển khai việc dạy và học trong nhà trường qua chuyển đổi số. “Định danh mã hóa không hề đơn giản, nhất là khi nhúng vào Chương trình GDPT 2018, đòi hỏi phải đánh giá được năng lực người học chứ không chỉ dừng ở kiến thức. Đó còn là đòi hỏi về đào tạo chuẩn giáo viên. Vì thế, khi định danh kiến thức thì phải quan tâm đến định danh chỉ số năng lực, mối quan hệ giữa kiến thức và năng lực đầu ra. Trong chương trình học hiện nay, có một số môn học phác thảo được năng lực nhưng nhiều môn chỉ phác thảo được nội dung”, PGS.TS Chu Cẩm Thơ nêu rõ.

Ngoài ra, bà lưu ý thêm, việc định danh sẽ tiến tới chuẩn hóa nội dung nhưng phải đi kèm với chuẩn hóa về chuẩn đánh giá. Đồng thời phải có tính liên thông giữa các hệ LMS khác nhau, liên thông giữa các cấp học, chương trình học tập khác nhau và tính bền vững của định danh. Phải lưu vết quá trình học tập…

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên (Trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức) hoan nghênh khi ngành giáo dục thành phố xây dựng hệ thống định danh học liệu số Chương trình GDPT 2018. Ông mong muốn học liệu số được xây dựng không quá dài mà vừa phải để học sinh, giáo viên thuận lợi. Đặc biệt là có tính kết nối chung.

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên đề xuất Sở GD-ĐT TP.HCM trước mắt cho thí điểm hệ thống kết nối học liệu số ở một số quận/huyện, sau đó mở rộng ra toàn ngành. Đồng thời, tiêu chuẩn định danh đơn vị kiến thức cần ban hành sớm để giáo viên có định hướng, có cách, có thang tiêu chuẩn từ đó tự mình có thể xây dựng học liệu số riêng. Qua đó cũng tạo động lực để giáo viên sáng tạo, nỗ lực chuyển đổi số tiến tới hệ thống học liệu số dùng chung.

Tiên phong xây dng s là d dn dt, đnh hưng cho ngành giáo dc

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT), trong môi trường hiện nay chỉ cần một cú click chuột là giáo viên, học sinh có thể tìm được rất nhiều nguồn học liệu, song để đúng, chuẩn thì rất khó khăn. Do vậy, rất cần một hệ thống dạy học chuẩn, nguồn học liệu chuẩn, phù hợp với chương trình, công việc của giáo viên, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, học sinh dễ dàng trong cách tiếp cận kiến thức… PGS.TS Nguyễn Xuân Thành khẳng định, nếu TP.HCM đi đầu trong xây dựng định danh học liệu số đơn vị kiến thức Chương trình GDPT 2018 thì sẽ là sự dẫn dắt, định hướng. Khi có dữ liệu lớn, BigData thì AI mới làm việc được, từ đó mới cá nhân hóa được quá trình học tập của học sinh. Đồng thời, ông ví von, sáng kiến của TP.HCM trong định danh học liệu số Chương trình GDPT 2018 sẽ như việc tạo sẵn các nguyên liệu để người đầu bếp là giáo viên chế biến được đa dạng, phong phú các món ăn; tạo ra thực đơn hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng học sinh, qua đó giúp phát triển được năng lực học sinh theo đúng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành lưu ý, TP.HCM khi định danh đơn vị kiến thức thì cần thống nhất rằng Chương trình GDPT 2018 phải là mục tiêu, phải gắn với kiến thức từ nội dung chương trình, đáp ứng được việc hình thành năng lực cho học sinh. Tiêu chí đầu tiên khi xây dựng là bám sát nội dung chương trình từng môn học, đáp ứng được việc sử dụng trong dạy học để giúp học sinh đạt được yêu cầu cần đạt trong từng môn học. “Song đây mới là học liệu chung, còn từng yêu cầu cần đạt thì lại cần đến nhiều học liệu khác nhau, có thể là hình ảnh, video clip ngắn, biểu đồ…, kèm theo đó là yêu cầu học sinh phải làm việc gì với học liệu đó. Những điều này sẽ đáp ứng được việc sử dụng trong dạy học, hỗ trợ giáo viên. Khi chúng ta dẫn dắt được một phần như thế thì chính giáo viên sẽ là người sáng tạo tiếp học liệu số, làm đầy thêm ngân hàng học liệu số”, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành nêu rõ.

Phân tích về chương trình, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh, học liệu khi xây dựng, mã hóa phải làm sao thiết thực, chia sẻ được, tiết kiệm thời gian của giáo viên. Do đó, ông đề nghị TP.HCM cần xây dựng được bộ tiêu chí về học liệu số mang tính dẫn dắt, bám sát vào các yêu cầu, quy định của Bộ GD-ĐT. Đặc biệt là học liệu số phải rất gần gũi với môi trường và không gian sống của học sinh.

Bộ GD-ĐT rất mong muốn giáo viên ở từng khu vực sáng tạo học liệu số gần gũi với môi trường, không gian sống mà học sinh đang sống, có như vậy mới hiệu quả trong việc đáp ứng được yêu cầu dạy học phát triển năng lực học sinh. Bởi học sinh chỉ hình thành được năng lực thông qua việc vận dụng thực hành. Mà để làm được như vậy thì trong quá trình học các em phải được tiếp cận. “Bộ GD-ĐT sẽ cùng với TP.HCM hoàn thiện việc xây dựng học liệu số định danh kiến thức chương trình, sẽ có thêm những góp ý với thành phố trong quá trình thực hiện”, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho hay.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, ngành giáo dục sẽ tiếp tục hoàn thiện, tổ chức một số hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, sau khi đã lấy ý kiến của giáo viên thành phố và một số tỉnh/thành, trước khi ban hành bộ tiêu chí thí điểm tại thành phố. Làm sao khi mang ra thí điểm giảng dạy đảm bảo được tính phổ quát, đại trà, giáo viên dễ dàng sử dụng.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)