Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo viên than khổ vì bị lạm dụng công nghệ số trong dạy học

Tạp Chí Giáo Dục

Vic dy hc trong bi cnh cuc cách mng công nghip 4.0 và trí tu nhân to (AI) phát trin như vũ bão ngày nay mà không có các phương tin công ngh, không tham gia hot đng tương tác trên nn tng công ngh s thì xem như giáo viên t chp nhn tt hu, t đào thi bn thân.

Theo tác giả, mọi người phải biết làm chủ công nghệ số chứ đừng biến thành “nô lệ” cho nó (ảnh minh họa). Ảnh: A.K 

Thế nhưng, việc sử dụng quá nhiều đến mức “lạm phát” trong các hoạt động giáo dục hiện nay ở nhà trường đã tạo nên sự quá tải, gây cảm giác mệt mỏi cho thầy cô. Cho nên nhiều giáo viên than khổ vì đang là nạn nhân của việc lạm dụng công nghệ số!

Mt mi vì phi tương tác quá nhiu, thưng xuyên

Bình thường thì giáo viên sẽ gặp khó khăn trong hoạt động dạy học nếu không tham gia một nhóm (group) nào đó trên mạng xã hội. Khi việc dạy học trong nhà trường ứng dụng công nghệ số hóa, số lượng nhóm mà mỗi giáo viên cần phải tham gia tăng thêm rất nhiều. Hiện tại có rất nhiều ứng dụng để tạo nhóm, nhưng phổ biến nhất là Facebook, Messenger, Zalo, Instagram… Một nam giáo viên dạy THPT tại TP.HCM chia sẻ cảm xúc: “Nhẩm tính sơ bộ thì tôi đang tham gia tương tác hơn 15 nhóm. Ngoài các nhóm liên quan hoạt động ở trường, còn có các nhóm về việc học của con, nhóm tương tác với bạn bè, gia đình… Nói chung rất mệt mỏi, vì chẳng khi nào được nghỉ ngơi, hết chuyện này đến chuyện nọ…”.

Thống kê sơ bộ, trung bình một giáo viên THPT vừa giảng dạy, vừa làm công tác chủ nhiệm lớp sẽ có trên dưới 20 nhóm để tham gia tương tác. Nào là nhóm trường, của lớp, tổ bộ môn; nhóm với cha mẹ học sinh; nhóm trường học của con; nhóm với gia đình, bạn bè… Vì có quá nhiều nhóm, lại tương tác liên tục hàng phút, hàng giờ, hàng ngày nên điện thoại của nhiều giáo viên lúc nào cũng “nóng”, luôn ở chế độ “mở khóa”.

Tham gia kết nối nhóm trên mạng ngày nay là điều kiện “sống còn”, vì nó hỗ trợ rất nhiều cho công việc và trao đổi thông tin. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng không ít. Ví dụ, muốn khuyên con hạn chế dùng smartphone, laptop, xem ti vi… cũng không dễ, vì cha mẹ khó làm gương được cho con. Nếu vì lý do nào đó mà không kịp xem tin, khiến tin bị “trôi” thì bản thân người dùng cũng gặp phiền toái, rắc rối. Xem những tin vui, tin tốt hàng ngày khiến lòng nhẹ nhõm. Song, nếu một ngày chỉ toàn tin không hay, mới thấy lòng trĩu nặng, mệt mỏi làm sao! Nếu người tham gia trong nhóm “biết điều” thì còn “đỡ khổ”, chứ chẳng may có người lỡ “vô ý” sẽ làm phiền đến nhiều người trong nhóm. Giáo viên chủ nhiệm lớp 11 ở một trường THPT tại Q.Tân Phú (TP.HCM) chia sẻ: “Tôi lập nhóm Zalo với phụ huynh của lớp để trao đổi việc học của học sinh. Vừa lập xong, đã thấy phụ huynh chia sẻ thông tin về mưa đá mới xảy ra ở… TP.Thủ Đức!”. Tương tự, giáo viên một trường tiểu học tại Q.Tân Bình (TP.HCM) và nhiều phụ huynh khác đã nhiều lần “không vui” với phụ huynh lớp mình trong nhóm lớp (có người viết bài này tham gia), vì có nhiều phụ huynh chia sẻ thông tin không phù hợp với mục đích sử dụng của nhóm. Lại có nhóm phụ huynh lập riêng ra chỉ để bàn đến việc thu tiền, chứ chẳng hề trao đổi gì đến việc học tập, tiến bộ của con cái.

Một giáo viên THPT công tác nhiều năm trong nghề mệt mỏi nêu suy nghĩ: “Ước gì được trở lại dạy học như xưa, soạn bài bằng viết tay, “cháy” hết mình trên bục giảng rồi về nghỉ ngơi, chấm bài. Bây giờ thấy thèm được đọc một vài dòng thông báo trên bảng tin nhà trường mà không có. Ngược lại, suốt ngày vùi đầu vào cái điện thoại bao giờ cũng nóng hầm hập: nào là kế hoạch, tập huấn, khảo sát, thử nghiệm, cập nhật; nào là đề án, học tập, thi cử trực tuyến, online. Mà khi nào cũng có nguy cơ hết hạn, chậm trễ, trôi tin… Thật quá ư là mệt mỏi!”. Không chỉ với giáo viên, mà học sinh cũng bị liên lụy.

Nhà trưng cn làm gì đ gim vic lm dng công ngh s?

Từ thực tế trên, giáo viên mong muốn tất cả các bộ phận, mọi người hãy biết tương tác nhóm một cách thông minh, phải biết làm chủ công nghệ số chứ đừng biến chúng ta thành “nô lệ” cho nó. Dưới đây là những kiến nghị:

“Tương tác nhóm hot đng hu hiu nht nếu mi cá nhân đu giúp ngưi khác thành công, tăng cưng s hip lc ca đi ngũ; lý tưng thì mi ngưi đu cng hiến nhng k năng khác nhau đ tăng tính hiu qu ca đi ngũ và tăng cưng s đoàn kết” – Andrew Carnegie (tác gi cun sách ni tiếng “Đc nhân tâm”).

Thứ nhất, lãnh đạo các cấp nên hạn chế lại việc truyền tải văn bản. Chỉ ban hành những văn bản thực sự cần thiết, tránh tràn lan như hiện nay. Nên hạn chế các cuộc thi/khảo sát không có hiệu quả, mang tính hình thức. Nếu không thật cấp bách, các bộ phận trong nhà trường nên tập hợp thông tin (file) theo từng đợt và gửi định kỳ cho giáo viên. Như vậy, thầy cô vừa hạn chế tương tác, vừa không sợ bị trôi tin. Thứ hai, lãnh đạo trường phổ thông nên có quy định rõ ràng với tất cả các bộ phận trong trường, nhất là với giáo viên và học sinh. Như là hạn chế tạo quá nhiều nhóm riêng với giáo viên, học sinh để mọi người không bị quá tải về việc dạy và học. Cần có yêu cầu rõ ràng trong sinh hoạt nhóm, như về thời gian (tránh những giờ nhạy cảm, ngày nghỉ, giờ trưa, giờ khuya…). Về nội dung, nên tránh những thông tin không phù hợp, không thật cần thiết và cần ngắn gọn. Hay cần có quy định về ngôn phong, giao tiếp có văn hóa, chuẩn mực trên nhóm.

Mới đây, trên mạng xã hội Facebook có cuộc tranh luận về việc tham gia tương tác nhóm của giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh. Việc là, khi tạo nhóm, giáo viên chủ nhiệm không cho phụ huynh nhắn tin trong nhóm, chỉ giáo viên chủ nhiệm, trưởng nhóm mới được tạo tin. Điều này khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Nhưng theo quan điểm của chúng tôi, như vậy là hợp lý, vì sẽ tránh được phiền phức không đáng có cho thầy cô. Nếu phụ huynh trong lớp thấy cần thiết thì nên tạo nhóm riêng cho họ. Hoặc cần trao đổi thì nhắn tin riêng cho giáo viên. Cũng có giáo viên chủ nhiệm ứng xử rất hay, đó là, bình thường thì khóa chế độ tin nhắn của phụ huynh, nhưng khi cần khảo sát, lấy ý kiến chung của cha mẹ học sinh thì lại bật lên. Khảo sát xong rồi lại khóa. Như vậy cũng rất tiện cho cả đôi bên, chẳng “mất lòng” bên nào.

Vừa qua, Tạp chí Giáo dục TP.HCM có một số bài viết phản ánh việc nhà trường cấm học sinh (và cả giáo viên) sử dụng điện thoại di động trong lớp học, kể cả giờ chơi. Nếu đồng bộ các trường phổ thông cứng rắn thực hiện, hệ quả nhãn tiền là sẽ hạn chế được rất nhiều phiền toái do việc tương tác nhóm gây ra.

Hu Nguyên

Bình luận (0)