Kinh tế - Giáo dụcDoanh nghiệp học đường

Trường ĐH Trà Vinh nghiên cứu thành công giống dừa sáp nuôi cấy mô

Tạp Chí Giáo Dục

Sau ging da sáp cy phôi, nhóm nhà khoa hc ca Trưng ĐH Trà Vinh (tnh Trà Vinh) đã nghiên cu thành công ging da sáp nuôi cy mô. Ging da sáp to ra bng phương pháp này có giá thành thp nhưng năng sut cao, hiu qu kinh tế. Đây là thành công ln, là nghiên cu đu tiên v nuôi cy mô da nói chung và da sáp nói riêng ti Vit Nam.

Thầy Nguyễn Ngọc Trai – Quyền Giám đốc Trung tâm Sinh học ứng dụng, Khoa Nông nghiệp thủy sản Trường ĐH Trà Vinh phấn khởi với kết quả nhân giống callus dừa sáp trong phòng thí nghiệm

Dừa sáp là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh. Do dễ trồng và dễ thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên người dân Trà Vinh và một số tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long chọn trồng dừa sáp để tăng giá trị kinh tế. Tuy nhiên, giống dừa sáp được tạo ra từ phương pháp nhân giống truyền thống không đạt hiệu quả cao.

Để nâng cao tỉ lệ trái sáp/quày của cây dừa sáp, nhóm nhà khoa học Trường ĐH Trà Vinh đã bắt tay vào nghiên cứu giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi. Phương pháp này tạo ra cây giống cho tỷ lệ sáp theo lý thuyết đạt 100%. Cây giống đã được nhà trường trồng khảo nghiệm, thương mại hóa từ năm 2011 đến nay. Do đặc tính thụ phấn chéo nên các nhà vườn dừa sáp của khách hàng cho tỷ lệ trái sáp đạt từ 85% và được phản hồi tích cực từ khách hàng. Thống kê hàng năm có khoảng 5.000 cây giống dừa sáp cấy phôi được nhà trường chuyển giao cho cộng đồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phương pháp nuôi cấy phôi dừa sáp đã được Trường ĐH Trà Vinh đăng ký ở Cục Sở hữu trí tuệ và được cấp bằng Giải pháp hữu ích.

Là cán bộ phụ trách mảng sản xuất và thương mại giống dừa sáp cấy phôi của Trường ĐH Trà Vinh, thầy Nguyễn Ngọc Trai – Quyền Giám đốc Trung tâm Sinh học ứng dụng, Khoa Nông nghiệp thủy sản cho biết, dừa sáp cấy phôi có nhược điểm là hệ số nhân giống thấp nên giá thành cây giống cao từ 700.000 đồng đến 800.000 đồng/cây. Và do nhân từ phôi hữu tính nên cây giống chưa đồng đều về mặt duy truyền.

Với mong muốn giống dừa sáp đồng đều về mặt duy truyền và giữ được đặc tính tốt của cây giống bố mẹ, nhóm nhà khoa học của Trường ĐH Trà Vinh đã phối hợp với nhóm nhà khoa học Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về nuôi cấy mô tế bào thực vật của Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam mà dẫn đầu là PGS.TS Nguyễn Văn Đồng tiếp tục nghiên cứu nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật. Từ một mẫu ban đầu như: lá, đỉnh sinh trưởng… có thể tạo ra hàng trăm, hàng ngàn cây con. Cây con tạo ra không chỉ có hệ số nhân giống cao mà còn giữ được đặc điểm di truyền từ cây giống ban đầu. Đặc biệt, do hệ số nhân giống cao nên giá thành giống dừa sáp nuôi cấy mô thấp hơn nhiều so với cây giống cấy phôi.

“Nếu được áp dụng sản xuất quy mô công nghiệp, cây giống bán ra dưới 100 ngàn đồng/cây trong khi cây giống dừa sáp nghiên cứu từ phương pháp nuôi cấy phôi trước đó từ 700.000 đồng đến 800.000 đồng/cây”, thầy Trai cho biết.

Bước đầu, Trường ĐH Trà Vinh đã thử nghiệm phương pháp nuôi cấy mô và đã cho ra sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học của trường vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình để đưa vào sản xuất giống dừa sáp nuôi cấy mô quy mô công nghiệp.

Cây giống dừa sáp cấy mô trồng tại Trại thực nghiệm Trường ĐH Trà Vinh

Đ tài “Nghiên cu nhân ging da bng công ngh nuôi cy mô tế bào và k thut thâm canh da trng ging nuôi cy mô” là s hp tác gia Trưng ĐH Trà Vinh và Vin Di truyn Nông nghip Vit Nam là đ tài trng đim cp b đưc B Nông nghip và Phát trin nông thôn cp kinh phí 10,5 t đng đ thc hin t năm 2017. Năm 2022, đ tài đưc nghim thu và bưc đu to ra đưc ging da sáp nuôi cy mô trng kho nghim ti Trưng ĐH Trà Vinh. Cây da sáp cy mô sinh trưng tt, trái sáp đt cht lưng cao. Hin ti, nhà trưng đang tiếp tc đu tư đ hoàn thin quy trình nuôi cy mô da sáp trong giai đon tiếp theo. Trưng k vng s có thêm ngun kinh phí t tnh, Trung ương… đ quy trình sm hoàn thin và đưa vào sn xut quy mô công nghip.

Theo thầy Trai, quy trình tạo giống dừa sáp bằng nuôi cấy mô mất thời gian từ 8-12 tháng tùy vào số lần nhân tính từ lúc mẫu được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đến khi mang ra nhà lưới để thuần dưỡng đạt tiêu chuẩn cây con.

“Hiện nay, ngoài khu vực Cầu Kè tỉnh Trà Vinh các khu vực khác, tỉnh thành khác cũng trồng dừa sáp và tìm đến Trường ĐH Trà Vinh để mua giống. Ngoài dễ trồng và được xem là cây trồng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, giống dừa sáp là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong tương lai dừa sáp sẽ là loại cây chủ lực của tỉnh Trà Vinh nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung”, thầy Trai chia sẻ.

H Trinh

Bình luận (0)