Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo viên tiểu học với áp lực công việc ngày càng lớn

Tạp Chí Giáo Dục

“Bây gi giáo viên tiu hc kiêm nhiu nhim v lm, t nhim v ca y tế khai báo sc khe, vic tiêm nga ca hc sinh cho đến nhim v ca công an khu vc tìm hiu v đa ch cư trú ca hc sinh. Chưa k làm nhân viên tư vn tâm lý…”, cô H. (giáo viên tiu hc TP.Th Đc) tâm tư.

Một giáo viên chủ nhiệm đang “chăm” học sinh của mình (ảnh minh họa)

Đ th áp lc…

Buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học ở một trường tiểu học trên địa bàn TP.Thủ Đức nặng trĩu khi giáo viên mở đầu bằng lời chia sẻ về nghề, chỉ với mong muốn phụ huynh hiểu, hỗ trợ và đồng hành. “Cuối tuần tôi không có ngày nghỉ luôn, đến thứ sáu là dồn rất nhiều việc để thứ bảy và chủ nhật làm, vì các ngày trong tuần giáo viên không có thời gian để hoàn thiện. Vì vậy, tôi rất mong rằng phụ huynh cùng giáo viên theo sát, hỗ trợ, đồng hành với học sinh trong học tập, rèn luyện; trao đổi trực tiếp với giáo viên những vấn đề khi chưa hiểu, còn băn khoăn”, cô H. bày tỏ.

Cô H. kể thêm, đồng nghiệp của cô từng có người vì áp lực công việc mà bỏ nghề. Áp lực công việc hiện nay không chỉ đến từ những công việc không tên, không thuộc chuyên môn giảng dạy mà còn đến từ những đòi hỏi của phụ huynh khi chưa có sự thấu hiểu, chia sẻ. “Đôi khi những áp lực đó mới đè nặng tâm tư của giáo viên”, cô H. nói.

Hơn 20 năm gắn bó với bảng đen, phấn trắng, cô T. (giáo viên một trường tiểu học tại một quận trung tâm TP.HCM) than thở, chưa khi nào giáo viên tiểu học chịu nhiều áp lực như hiện nay. Ở quận trung tâm, giáo viên có thuận lợi khi phụ huynh quan tâm con em mình, hỗ trợ các hoạt động giáo dục của trường và giáo viên nhưng đi cùng với đó cũng là đòi hỏi cao hơn từ phía phụ huynh với giáo viên.

Phụ huynh đòi hỏi giáo viên phải quan tâm kỹ lưỡng đến từng học sinh, chăm sóc các em không chỉ trong giờ học mà còn trong từng bữa ăn, giấc ngủ tại trường. Thực tế, hiện nay giáo viên đã rất nỗ lực để đổi mới giờ học đa dạng, sinh động để học sinh nào cũng được tham gia vào hoạt động giáo dục trong từng môn học, để các em được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình đối với giáo viên. Thế nhưng, sĩ số học sinh vẫn là một trong những trở ngại để giáo viên cá thể hóa việc dạy học. Bên cạnh đó là áp lực của nhiều công việc không tên cũng chiếm thời gian của giáo viên… “Từ ngày chuyển đổi số giáo dục, vận dụng công nghệ thông tin đến giờ, giáo viên kiêm nhiệm mọi nhiệm vụ, nào là khai báo y tế học sinh, nào là khai báo địa chỉ cư trú học sinh, thông tin học sinh. Ngày nào cũng phải có nhiệm vụ thông tin, kê khai, báo cáo đủ thứ. Giáo viên luôn tự động viên nhau phải cố gắng hoàn thành, cố gắng trong công việc vì đã xác định theo nghề là phải chịu được áp lực”, cô T. nói.

Kể lại câu chuyện áp lực nghề nghiệp của giáo viên hiện nay, cô X. (giáo viên một trường tiểu học tại Q.Tân Phú) rưng rưng: không biết sao để chiều lòng phụ huynh. “Theo quy định, học sinh tiểu học khi học 2 buổi/ngày ở trường sẽ không có bài tập về nhà, vì ở trường các em đã hoàn thành rồi. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn mong muốn giáo viên gửi thêm bài tập về nhà cho học sinh hoặc là giao nhiệm vụ học tập cụ thể cho các em để phụ huynh có sự hỗ trợ, kèm cặp. Thế nhưng, có không ít phụ huynh khi giáo viên giao nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh thì than thở, phản ánh rằng các em đã đi học cả ngày ở trường rồi sao giáo viên còn giao nhiệm vụ về nhà, để các em áp lực… Song, rất nhiều trong số đó phụ huynh thiếu sự quan tâm đến con, con đi học như thế nào ở trường cũng chưa bao giờ nắm, đến lúc kết quả học tập của con chưa được như ý muốn thì lại đổ hết trách nhiệm lên đầu giáo viên”, cô X. kể.

Ph huynh đng hành, chia s là đim ta ca giáo viên

Cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1) cho hay, giáo viên tiểu học khác với giáo viên các bậc học khác vì công việc rất đặc thù. Thầy cô phải phụ trách nhiều môn, vừa phụ trách công tác chủ nhiệm nữa. Riêng trường nào không đủ giáo viên mỹ thuật, âm nhạc hoặc đội ngũ tư vấn tâm lý thì giáo viên tiểu học phải kiêm nhiệm thêm những nội dung này, cực kỳ vất vả.

Cô Chi thẳng thắn: Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, giáo viên không chỉ đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn mà còn phải liên tục đổi mới chuyên môn, phương pháp giảng dạy để có thể triển khai được các nội dung giáo dục mới của ngành theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như yêu cầu của thành phố. Bên cạnh đó, để triển khai những nhiệm vụ giáo dục của ngành về chuyển đổi số giáo dục cũng đòi hỏi thầy cô liên tục cập nhật, bồi dưỡng về năng lực số… “Nhà trường không đặt áp lực lên giáo viên trong đánh giá học sinh. Không lấy kết quả đánh giá học sinh để đánh giá giáo viên. Điều này với mong muốn tạo môi trường cởi mở để thầy cô thỏa sức sáng tạo trong dạy học, thực hiện nhiệm vụ giáo dục, không tạo thêm áp lực cho thầy cô”, cô Chi cho hay.

Giáo viên tiểu học hiện có nhiều áp lực không tên (ảnh minh họa)

Nhằm giảm áp lực cho giáo viên, tạo môi trường để giáo viên thoải mái khi đến trường giảng dạy, ông Nguyễn Bảo Quốc (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) đề nghị cán bộ quản lý trường học cần đổi mới thái độ, phong cách nhẹ nhàng, thân thiện trong công tác quản lý trường học nói chung và trong khi dự giờ, thăm lớp nói riêng để giúp giáo viên mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Chú ý tinh giản các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Song song đó, ông Quốc yêu cầu cần lập kế hoạch cụ thể về việc tăng cường dự giờ, thăm lớp, rà soát việc thực hiện nội dung các chuyên đề chuyên môn của nhà trường và giáo viên với tinh thần góp ý, không hướng đến việc kiểm tra, đánh giá giáo viên, nhằm nắm vững tình hình thực tế, từ đó có những hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn phù hợp và kịp thời. Tiếp tục lồng ghép học thông qua chơi trong tổ chức hoạt động dạy học các môn học/hoạt động giáo dục.

Đặc biệt, ông Quốc bày tỏ mong muốn phụ huynh hỗ trợ, chia sẻ và đồng hành cùng giáo viên, nhà trường trong giáo dục học sinh, để tạo điểm tựa giúp giáo viên thêm tích cực, đổi mới sáng tạo trong dạy học.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)