Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đến bao giờ có đủ giáo viên âm nhạc, mỹ thuật?

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình giáo dc ph thông 2018 bc tiu hc đã trin khai hoàn tt. Ngay t năm đu tiên trin khai lp 1, vi các yêu cu cn đt ca môn âm nhc, m thut, tt c các trưng hc đu nêu lên khó khăn duy nht đ thc hin hai môn này là thiếu trm trng lc lưng giáo viên chuyên âm nhc, m thut đ thc hin ging dy có hiu qu.

Giáo viên Trường Tiểu học Đống Đa (Q.4, TP.HCM) đang tập huấn sách Mỹ thuật lớp 5

Nhiều biện pháp được các cấp lãnh đạo đề xuất để động viên các trường an tâm thực hiện chương trình mới, giáo viên âm nhạc, mỹ thuật chắc chắn tuyển đủ trong thời gian tới. Thế nhưng, 5 năm trôi qua, số lượng giáo viên âm nhạc, mỹ thuật vẫn thiếu hụt. Các giáo viên nhiều môn bắt buộc phải can đảm giảng dạy hai môn này trong tâm thế “biết gì dạy đó”, thậm chí “dạy cho có, chứ biết gì mà dạy”.

Thật vậy, nhìn vào yêu cầu cần đạt ở môn âm nhạc lớp 5, giáo viên nhiều môn không thể giảng dạy được các nội dung mà chỉ có giáo viên chuyên âm nhạc mới có thể dạy được. Cụ thể, ở nội dung hát, thầy cô phải dạy học sinh hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái; hát rõ lời và thuộc lời, biết cách lấy hơi, duy trì được tốc độ ổn định; biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca; cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát; biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hòa; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các câu hát; bước đầu biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động; biết biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp. Còn ở phần nghe nhạc, thầy cô phải dạy học sinh biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu; bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc. Riêng phần đọc nhạc còn khó khăn hơn khi giáo viên “không biết gì về nhạc” lại phải dạy học sinh đọc đúng cao độ gam đô trưởng; đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ bài đọc nhạc; hiểu được các ký hiệu trong bài đọc nhạc; phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

Đặc biệt, ở nội dung nhạc cụ thì thật sự giáo viên nhiều môn đành “bó tay toàn tập” khi phải hướng dẫn học sinh bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kỹ thuật; thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập tiết tấu và giai điệu; duy trì được tốc độ ổn định; biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hòa; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc; biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu và hòa tấu; biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát; biết biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp. Tương tự, phần lý thuyết âm nhạc, giáo viên không chuyên làm sao có thể dạy học sinh nhận biết và thể hiện được một số ký hiệu âm nhạc thông qua thực hành; cảm nhận được tính chất nhịp 2/4, 3/4; biết ghi chép bản nhạc đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên.

Ở môn mỹ thuật cũng thế, giáo viên nhiều môn không thể dạy được những nội dung chuyên về hội họa. Chẳng hạn, ở mỹ thuật lớp 5, phần mỹ thuật tạo hình, thầy cô phải hướng dẫn học sinh nhận biết được một số yếu tố và dấu hiệu của nguyên lý tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật; phân biệt được tranh vẽ, tranh in, tượng và phù điêu; nhận biết được yếu tố thẩm mỹ ở sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật, liên hệ thực tiễn; lựa chọn, phối hợp được vật liệu khác nhau để thực hành, sáng tạo; sử dụng được một số yếu tố tạo hình để mô phỏng đối tượng thẩm mỹ; trao đổi, chia sẻ và vận dụng được kinh nghiệm trong thực hành sáng tạo; thể hiện được yếu tố chính, phụ ở sản phẩm; vận dụng được một số nguyên lý tạo hình như cân bằng, tương phản, lặp lại… ở mức độ đơn giản trong thực hành, sáng tạo; biết làm quen với sử dụng thiết bị công nghệ trong thực hành, sáng tạo hoặc lưu giữ sản phẩm; phân biệt được một số hình thức tạo sản phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc trong thực hành, sáng tạo; lựa chọn được hình thức giới thiệu, biết mô tả yếu tố tạo hình ở sản phẩm; biết tự đánh giá hoạt động thực hành, thảo luận; bước đầu biết sử dụng một số yếu tố, nguyên lý tạo hình để chia sẻ cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật.

Tương tự, ở phần mỹ thuật ứng dụng, giáo viên nhiều môn phải dạy học sinh nhận biết được yếu tố và dấu hiệu của nguyên lý tạo hình ở sản phẩm thủ công; phân biệt được vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo, vật liệu sưu tầm, tái sử dụng ở sản phẩm thủ công; xác định được đối tượng thể hiện, mục đích sáng tạo; làm được sản phẩm dựa trên đặc điểm của sản phẩm thủ công mỹ nghệ; biết sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm ở sản phẩm; lựa chọn, phối hợp được các vật liệu khác nhau để làm nên sản phẩm; biết vận dụng dấu hiệu của một số nguyên lý tạo hình như cân bằng, tương phản hoặc lặp lại, nhịp điệu… trong thực hành, sáng tạo; lựa chọn, thực hiện được hình thức giới thiệu sản phẩm; chia sẻ điều học hỏi được trong trưng bày, thảo luận và đánh giá sản phẩm. Các hoạt động thực hành yêu cầu sáng tạo sản phẩm mỹ thuật 2D, 3D hay sáng tạo sản phẩm thủ công 2D, 3D là thách thức cao đối với giáo viên nhiều môn phải dạy mỹ thuật. Hoạt động phân tích và đánh giá thẩm mỹ với giáo viên không chuyên liệu có chính xác khi kiến thức về hội họa quá hạn hẹp mà còn phải hướng dẫn học sinh phân tích và đánh giá?

Việc dạy âm nhạc, mỹ thuật “qua loa, đại khái” ở bậc tiểu học không chỉ ảnh hưởng đến việc hoàn thành chương trình môn học ở hai môn này mà còn kéo theo đến việc học sinh sẽ học âm nhạc, mỹ thuật thế nào ở bậc THCS và THPT với vốn kiến thức nền yếu kém, hụt hẫng như thế? Suốt những năm chuẩn bị, biên soạn, thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới cùng với 5 năm triển khai thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới vừa qua, nếu ngành giáo dục và các trường đại học sư phạm, âm nhạc, mỹ thuật trên cả nước có sự liên kết chặt chẽ, có sự hỗ trợ thực chất thì đã có biết bao lứa sinh viên tốt nghiệp các trường này làm giáo viên âm nhạc, mỹ thuật cho bậc tiểu học. Bài toán “Làm sao có đủ giáo viên âm nhạc, mỹ thuật cho trường tiểu học?” càng kéo dài bao nhiêu thì học sinh tiểu học chính là người chịu thiệt thòi bấy nhiêu. Hết năm học 2024-2025, lứa học sinh đầu tiên ở tiểu học được học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với sách giáo khoa mới hoàn thành chương trình tiểu học nhưng với môn âm nhạc và mỹ thuật, các em sẽ không thể nào hoàn thành được các nội dung, yêu cầu cần đạt như mục tiêu chương trình ở hai môn học này. Nội dung học tập và yêu cầu cần đạt môn âm nhạc, mỹ thuật ở tiểu học hiện nay cần thiết phải có giáo viên chuyên. Nếu để giáo viên nhiều môn dạy âm nhạc và mỹ thuật thì việc triển khai chương trình mới, sách giáo khoa mới có hiệu quả cao ở hai môn này thật sự chỉ là “báo cáo thành tích trên giấy”, mà không có trong thực tế ở trường tiểu học hiện nay.

Bài, ảnh: Lê Phương Trí

Bình luận (0)