Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Loãng xương: “Kẻ thù thầm lặng” của người lớn tuổi

Tạp Chí Giáo Dục

Loãng xương là mt bnh lý ph biến và nghiêm trng, đc bit ngưi ln tui, khi cu trúc xương b suy yếu và dn đến nguy cơ gãy xương cao. Theo thng kê, c mi 3 giây trên thế gii li có mt ca gãy xương liên quan đến loãng xương, tương đương khong 9 triu ca mi năm. Đáng chú ý, có ti 80% bnh nhân không đưc chn đoán và điu tr kp thi, dn đến nhiu biến chng nguy him. Điu này cho thy s cn thiết ca vic nhn din và ti ưu hóa các bin pháp qun lý và điu tr loãng xương.

TS.BS Cao Thanh Ngọc tư vấn khám cho người bệnh 

Các yếu t nguy cơ dn đến loãng xương

PGS.TS.BS Cao Thanh Ngọc, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, nhấn mạnh: “Loãng xương là một căn bệnh gần như không có triệu chứng rõ ràng, khiến nhiều người không biết mình mắc bệnh. Chỉ đến khi xảy ra biến chứng, chẳng hạn như gãy xương, buộc phải nhập viện thì người bệnh mới phát hiện”. Một số bệnh nhân có thể có những triệu chứng như đau mỏi cơ thể, nhưng đây không phải là dấu hiệu đặc hiệu của loãng xương.

Loãng xương không chỉ giới hạn ở những cơn đau mỏi nhẹ, mà có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn nhiều, đặc biệt là ở cột sống, cổ xương đùi, và cẳng tay. Những chấn thương nhẹ cũng có thể gây gãy xương ở những vùng này nếu người bệnh mắc loãng xương.

ThS.BS Trần Hồng Thụy, Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, phân tích rằng nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc loãng xương. Đối tượng có nguy cơ cao nhất là phụ nữ sau mãn kinh, do sự suy giảm hormone estrogen – một yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của xương. Những phụ nữ mãn kinh sớm (trước 40 hoặc 45 tuổi) cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao. Tuổi tác là một yếu tố không thể tránh khỏi: càng lớn tuổi, xương càng mất đi sự chắc khỏe và dễ bị loãng.

Thêm vào đó, những người có cân nặng thấp, những người mắc các bệnh lý mãn tính như suy thận, bệnh gan, hoặc các bệnh nội tiết cũng có nguy cơ cao mắc loãng xương. Thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Việc sử dụng một số loại thuốc như corticoid trong thời gian dài cũng có thể làm giảm mật độ xương.

Mặc dù loãng xương thường được xem là bệnh của phụ nữ, nhưng nam giới cũng không hoàn toàn thoát khỏi căn bệnh này. Sau 50 tuổi, nguy cơ loãng xương ở nam giới tăng lên đáng kể. Đặc biệt, khi nam giới bị loãng xương và gãy xương, tỷ lệ tử vong sau biến chứng này cao hơn so với nữ giới. Điều này có thể do nhiều yếu tố, bao gồm các bệnh lý kèm theo và sự chậm trễ trong quá trình hồi phục.

Người bệnh thực hiện các phương pháp chẩn đoán, tầm soát loãng xương tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

BS Trần Hồng Thụy cũng lưu ý rằng những nam giới có lối sống ít vận động, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, hay mắc các bệnh lý nội tiết, tiêu hóa (như suy thận, cường giáp, hoặc kém hấp thu) cũng có nguy cơ loãng xương cao. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình, đặc biệt là khi có các yếu tố nguy cơ.

Phương pháp chn đoán và điu tr

Hiện nay, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM sử dụng nhiều phương pháp để đánh giá nguy cơ loãng xương và gãy xương cho bệnh nhân. Phương pháp chính là đo mật độ xương tại cổ xương đùi và cột sống thắt lưng, từ đó đưa ra chỉ số T-score. Chỉ số này giúp bác sĩ dự đoán nguy cơ gãy xương trong vòng 10 năm tiếp theo, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng xem xét các yếu tố lâm sàng khác như cân nặng, tiền sử gãy xương, tiền sử gia đình mắc loãng xương, cũng như thói quen hút thuốc và uống rượu bia của người bệnh. Điều này giúp đánh giá toàn diện nguy cơ và tạo cơ sở cho việc ra quyết định điều trị.

Khác với bệnh tăng huyết áp hay bệnh tiểu đường, trong đó bệnh nhân thường phải dùng thuốc suốt đời, điều trị loãng xương lại có thời gian điều trị cụ thể hơn. Thời gian điều trị loãng xương thường kéo dài ít nhất khoảng ba năm, sau khoảng thời gian này, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá lại tình trạng bệnh của người bệnh để quyết định xem có cần tiếp tục điều trị hay không.

Loãng xương là mt căn bnh âm thm nhưng đ li hu qu nghiêm trng, đc bit khi biến chng gãy xương xy ra. Vi t l ngưi bnh chưa đưc chn đoán và điu tr phù hp còn rt cao, vic nâng cao nhn thc v bnh loãng xương trong cng đng là vô cùng cp thiết. Ngưi dân cn chú trng thăm khám đnh k và thc hin các bin pháp phòng nga như duy trì chế đ ăn ung đy đ cht, luyn tp th dc thưng xuyên, và tuân thng dn ca bác sĩ. Điu tr sm và qun lý hiu qu s giúp gim thiu ti đa các biến chng nguy him, ci thin cht lưng cuc sng cho ngưi bnh.

Nhiều bệnh nhân có thể ngừng điều trị sau ba năm nếu tình trạng của họ được cải thiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu người bệnh vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, thời gian điều trị có thể được kéo dài thêm, có thể lên tới năm hoặc sáu năm. Một số ít trường hợp có thể kéo dài đến mười năm, nhưng điều này không có nghĩa là họ sẽ phải uống thuốc suốt đời. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm, vì thời gian điều trị loãng xương có giới hạn và không kéo dài mãi mãi như vài bệnh lý khác.

Việc điều trị loãng xương tập trung vào việc ngăn ngừa các biến chứng, chủ yếu là gãy xương, và cải thiện chất lượng xương thông qua các biện pháp cụ thể. Đối với những người bị loãng xương, điều quan trọng là phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc và các phương pháp hỗ trợ. Thuốc điều trị loãng xương được sử dụng nhằm giúp xương trở nên chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa gãy xương là giảm thiểu nguy cơ té ngã, đặc biệt là ở người cao tuổi. Cần chú ý thiết kế không gian sống an toàn: không để đồ đạc lộn xộn, sử dụng thảm chống trơn trượt, và lắp đặt tay vịn ở những nơi dễ té ngã như nhà tắm và cầu thang. Nếu có người lớn tuổi trong gia đình mắc loãng xương, cần cảnh báo họ tránh việc leo lên các vị trí cao như ghế hoặc thang.

Ngoài việc cải thiện môi trường sống, người bệnh cần tuân thủ chế độ điều trị do bác sĩ chỉ định, bao gồm cả việc dùng thuốc và thực hiện các bài tập thể dục. Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức mạnh của cơ bắp mà còn làm giảm nguy cơ té ngã, một trong những yếu tố quan trọng gây gãy xương ở người loãng xương.

Hoàng Sang

Bình luận (0)