Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Vươn khơi mùa biển động

Tạp Chí Giáo Dục

Vào mùa bin đng, đ ngư dân yên tâm vươn khơi bám bin, các lc lưng chc năng hai tnh, thành Qung Nam, Đà Nng đã thưng xuyên tuyên truyn, nhc nh bà con nêu cao tinh thn ch đng trú, tránh khi bin đng. Bên cnh đó, thưng xuyên túc trc đ h tr kp thi…

Ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng luôn nêu cao tinh thần chủ động khi vươn khơi mùa bão 

Ch đng trưc din biến thi tiết trên bin

Mùa mưa bão luôn nhắc nhớ về những khó khăn dành cho những ngư dân mưu sinh trên biển cả. Nhưng không thể vì thế mà ngư dân gác mái chèo, nghỉ việc vươn khơi. Tổ trưởng Tổ tàu thuyền đoàn kết Tiến Lên, phường Nại Hiên Đông (Sơn Trà, Đà Nẵng) Nguyễn Đức Tiến cho biết, nghề biển luôn tiềm ẩn những hiểm nguy, nhất là vào mùa biển động. Nại Hiên Đông hiện có khoảng hơn 200 tàu cá công suất từ 400CV trở lên (chiếm 50% số lượng tàu cá công suất 400CV của toàn TP.Đà Nẵng). Để đánh bắt an toàn, chúng tôi luôn nhắc nhở anh em bạn thuyền chủ động theo dõi sát tình hình thời tiết trước và trong lúc đi biển. Khi đang đánh bắt trên biển, nếu có diễn biến xấu, không chỉ thuyền mình mà còn liên lạc với các thuyền trong vùng đánh bắt cùng nhau tìm nơi trú tránh hoặc trở về đất liền, giúp đỡ nhau trong khó khăn.

Ngư dân Đào Văn Tuấn, chủ tàu cá QNa 90857 TS, ở xã Tam Quang (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) có thâm niên 30 năm bám biển. Ngư trường anh thường đánh bắt là ở vùng biển Trường Sa. Anh Tuấn cho biết, các ngư dân khi vươn khơi đều theo dõi thời tiết trong một khoảng thời gian dài tiếp đó, ít nhất là trong vòng 1 tuần đến 10 ngày. Nếu tình hình dự báo thời tiết thuận lợi thì sẽ vươn khơi đánh bắt. Không chỉ vậy, quá trình đánh bắt trên biển, các ngư dân vẫn tiếp tục theo dõi thông tin, tình hình thực tế của sóng biển, gió… để chủ động công việc của mình và kịp thời di chuyển về nơi trú tránh an toàn.

Theo các ngư dân bám biển lâu năm, những năm gần đây, thời tiết trên biển diễn biến bất thường, gió mạnh, sóng lớn và thường xuất hiện các cơn bão gây ra nguy hiểm cho tàu cá cùng ngư dân đang hoạt động đánh bắt hải sản. Vì vậy, việc theo dõi sát tình hình thời tiết là vô cùng quan trọng.

Lực lượng chức năng thường xuyên, sẵn sàng hỗ trợ ngư dân khi có mưa bão xảy ra

“Các tàu cá của ngư dân huyện Núi Thành chủ yếu đánh bắt hải sản ở 2 ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Để đảm bảo an toàn cho ngư dân ra khơi mùa biển động, chính quyền địa phương phối hợp với Ban Quản lý cảng cá Tam Quang, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà thường xuyên liên lạc và khuyến cáo các tàu hoạt động khai thác hải sản biển khi có áp thấp nhiệt đới, có bão xảy ra, để ngư dân khẩn trương vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn”, ông Ngô Đức An, Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành biết.

Sát cánh h tr ngư dân

Nhằm kịp thời triển khai các hoạt động thông báo, cứu nạn, cứu hộ, những năm qua Đồn biên phòng Sơn Trà (Đà Nẵng) thường xuyên phối hợp với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II để bảo đảm công tác cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu kịp thời cho ngư dân, thuyền viên đưa về bờ an toàn khi xảy ra sự cố. Các cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Sơn Trà, lực lượng trực tiếp tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển luôn xác định nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Sẵn sàng triển khai ứng cứu khi có sự việc xảy ra một cách nhanh nhất.

Tương tự, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà (Quảng Nam) cũng chủ động phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thường xuyên công tác thông tin tuyên truyền, thông báo diễn biến thời tiết, nhất là các cơn bão cho ngư dân trên biển nắm bắt tình hình.

Trung tá Nguyễn Bá Tố, Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà cho biết, lực lượng biên phòng thường xuyên bám sát thông tin và diễn biến thời tiết thông báo cho tàu thuyền ngư dân đang hoạt động trên biển. Bên cạnh đó, đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, diễn biến thiên tai.

D báo ca Trung tâm D báo khí tưng thy văn quc gia, trong giai đon t tháng 10 đến tháng 12 có kh năng xut hin hin tưng La Nina vi xác sut 60-70%. Vì thế, sng bão và bao gm c áp thp nhit đi trên bin Đông có kh năng nhiu hơn trung bình các năm (trung bình nhiu năm là 4, 5 cơn bão); s bão đ b vào đt lin nưc ta khong 2 cơn bão. Bên cnh nhng k năng, kinh nghim đi bin, vic thưng xuyên theo dõi các thông tin thi tiết là điu vô cùng quan trng đi vi các ngư dân. Nh đó, ngư dân có th tính toán v lch trình, vùng đánh bt và hưng di chuyn phù hp đ đm bo an toàn tính mng và tài sn ca mình.

Cùng với sự đồng hành, sát cánh của lực lượng chức năng, các ngư dân trực tiếp bám biển cũng thường xuyên nhắc nhở nhau tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương để đảm bảo tính mạng và tài sản. Ngư dân Nguyễn Đức Tiến (Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết, các bạn tàu trong tổ đánh bắt thường xuyên giữ liên lạc để hỗ trợ nhau khi có diễn biến thời tiết bất thường hoặc có những trường hợp ốm đau khẩn cấp.

Ngư dân Trần Thanh, ở xã Tam Quang (huyện Núi Thành, Quảng Nam) cho biết, ngư dân thường xuyên tuân thủ quy định của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn của cơ quan chức năng trong quá trình đánh bắt trên biển cũng như khi vào bờ neo đậu để đảm bảo tối đa sự an toàn cho tàu thuyền cũng như tính mạng ngư dân.

Thống kê cho thấy, hiện tỉnh Quảng Nam có hơn 2.740 tàu thuyền, trong đó có 679 tàu có chiều dài hơn 15m khai thác xa bờ, 9 nghiệp đoàn nghề cá với 720 tàu và 4.879 lao động; 158 tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển với 1.040 tàu và 8.063 lao động. Đến thời điểm này cơ bản các tàu thuyền trên địa bàn tỉnh đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để giúp các ngành chức năng quản lý và kịp thời ứng cứu khi không may các tàu thuyền gặp nạn trên biển.

Tại TP.Đà Nẵng, có tổng cộng 1.188 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m trở lên, tổng công suất 408.899CV. 100% tàu cá đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản đã thực hiện sơn đánh dấu tàu cá, kẻ số đăng ký theo quy định.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)