Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đổi mới công tác hướng nghiệp ngày càng thực chất hơn

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018 xác đnh bc THPT là giai đon hưng nghip cho hc sinh. Bưc sang năm th 3 trin khai chương trình mi, công tác hưng nghip đang đưc các trưng THPT trên đa bàn TP.HCM đi mi theo hưng ngày càng thc cht hơn.

Trang web định hướng nghề nghiệp được học sinh Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận) xây dựng từ chính kiến thức tin học được học tại trường

Đi vào tng môn hc

Năm học này, Tổ tin học Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận) đặt hàng cho học sinh xây dựng trang web định hướng nghề nghiệp riêng cho học sinh nhà trường, trong đó tích hợp các bài trắc nghiệm nghề nghiệp. Học sinh khi tham gia đánh giá nghề nghiệp sẽ biết được bản thân có tố chất ở lĩnh vực nghề nghiệp nào, với những nhóm ngành nghề nào, từ đó có các quan tâm và định hướng sớm về lĩnh vực ngành nghề cho bản thân. Cô Lưu Hải Yến (Tổ trưởng Tổ tin học Trường THPT Phú Nhuận) cho biết, môn tin học trong  Chương trình GDPT 2018 được nhà trường triển khai theo 2 hướng, đó là tin học ứng dụng và tin học máy tính, theo xu hướng của học sinh lựa chọn học gắn với định hướng nghề nghiệp. Với những em học tin học theo định hướng tin học máy tính ở lớp 11, năm nay tổ đặt hàng các em viết trang web hướng nghiệp cho nhà trường, vừa là cách giúp các em ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế, vừa định hướng nghề nghiệp cho các em. “Từ những bộ câu hỏi trắc nghiệm nghề nghiệp, bằng chính kiến thức tin học các em đã được học ở lớp 10 và 11, các em sẽ xây dựng trang web hướng nghiệp. Khi hoàn thành, trang web sẽ trở thành một trong những bộ công cụ hỗ trợ thêm cho công tác hướng nghiệp của học sinh nhà trường một cách hiệu quả nhất”, cô Yến nói.

Theo cô Yến, khác với Chương trình GDPT 2006 trước đây, ở Chương trình GDPT 2018, tất cả các môn học đều thể hiện vai trò định hướng nghề nghiệp. Hiện nay, vai trò định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT không chỉ lệ thuộc vào các trường ĐH mà vai trò của giáo viên THPT là cực kỳ quan trọng. Do vậy, đòi hỏi giáo viên phải tận dụng chính lợi thế của bộ môn để giúp học sinh tiếp cận sớm với các ngành nghề, qua đó sớm định hướng được năng lực của bản thân. Các môn học đều có những chủ đề về hướng nghiệp rất thuận lợi, giáo viên phải có sự đầu tư để làm sao mang đến cho học sinh những trải nghiệm thiết thực nhất, tự khám phá ra năng lực bản thân.

Đảm nhiệm vai trò thiết kế trang web hướng nghiệp, Bảo Khang (học sinh lớp 11A16) cho hay, các kiến thức tin học được học ở lớp 10 và 11 đã hỗ trợ em thiết kế được trang web mà không mất quá nhiều thời gian. Với em, kiến thức môn tin học rất hữu ích và không hề khô khan. Từ những thuật toán em có thể ứng dụng vào đời sống và bản thân có thể tự học rất nhiều. “Em luôn mong muốn sau này mình sẽ theo học ngành liên quan đến công nghệ thông tin bởi đây là ngành học rất thú vị, phù hợp với năng lực của em”, Khang cho biết.

Đưa chuyên gia v trưng “g ri” cho hc sinh, giáo viên

Trong tuần qua, chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” do Tạp chí Giáo dục TP.HCM tổ chức đã diễn ra ở nhiều trường THPT trên địa bàn TP.HCM và 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Vĩnh Long. Tại Trường THPT Thủ Đức (TP.Thủ Đức), TS. Lê Thị Thanh Mai (nguyên Trưởng ban Công tác sinh viên – ĐHQG TP.HCM, chuyên gia hướng nghiệp – tuyển sinh) cho rằng, để biết năng lực bản thân phù hợp với lĩnh vực ngành nghề nào thì không gì khác mỗi học sinh phải tự mình trải nghiệm trong chính môi trường THPT. Theo đó, học sinh mạnh dạn tham gia các câu lạc bộ học thuật, các hoạt động trải nghiệm của nhà trường, Đoàn Thanh niên, và từ chính trong môn học. Qua các trải nghiệm đó, mỗi học sinh sẽ tiếp thu được thêm nhiều kiến thức, kỹ năng và nhận diện được năng lực của bản thân với các xu hướng nghề nghiệp.

Học sinh Trường THPT Thủ Đức (TP.Thủ Đức) trao đổi với chuyên gia để tìm hiểu về ngành nghề mình quan tâm

Thầy Đỗ Vũ Ngọc Trung (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức) đánh giá, khi được tiếp cận sớm với các thông tin hướng nghiệp sẽ giúp học sinh nhà trường thêm an tâm và chủ động trong định hướng nghề nghiệp, nhất là với học sinh lớp 12. “Khó khăn trong công tác hướng nghiệp hiện nay đối với các trường THPT đó là xu hướng nghề nghiệp thay đổi liên tục. Trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, nếu chỉ riêng trường THPT thực hiện sẽ là bài toán khó, thậm chí tạo khoảng trống cho học sinh. Vì thế, với sự kết nối từ các chuyên gia, không chỉ học sinh được hướng nghiệp bài bản mà ngay cả giáo viên nhà trường cũng học được thêm, nâng cao thêm kiến thức về hướng nghiệp, để hỗ trợ tốt nhất cho học sinh trong lựa chọn ngành nghề phù hợp”, thầy Trung nhìn nhận.

Chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM, Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT)  tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM nhiều năm nay đã trở thành một trong những chương trình hướng nghiệp quan trọng cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố và các tỉnh khu vực Đông Nam bộ, Tây Nam bộ. Chương trình này là cầu nối đưa các chuyên gia hướng nghiệp giàu kinh nghiệm và tâm huyết về trường để giải đáp, gỡ rối những băn khoăn, thắc mắc của học sinh và cả giáo viên về ngành nghề trong bối cảnh hiện nay.

Năm nay, chương trình được đổi mới với 5 chủ đề nhằm tiệm cận và phù hợp với yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 và nhu cầu nhân lực của TP.HCM, bao gồm: Kỹ năng chọn nghề theo Chương trình GDPT 2018 và định hướng học tập, xu thế tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ; tìm hiểu hệ thống đào tạo từ TC đến ĐH, liên thông, chương trình giáo dục quốc tế; thông tin 8 lĩnh vực trọng tâm phát triển nguồn nhân lực sau đào tạo giáo dục nghề nghiệp của thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo quyết định của UBND TP; dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động trong kỷ nguyên công nghệ số; chuẩn bị hành trang nghề nghiệp bền vững qua chỉ số sinh viên tốt nghiệp có việc làm.

Ông Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) nêu rõ, mục tiêu của chương trình hướng đến trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng trong việc tiếp cận, khám phá, lựa chọn ngành, chuyên ngành phù hợp với xu hướng nghề nghiệp, đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với sở thích, yêu cầu, điều kiện kinh tế gia đình với quá trình đào tạo của các cơ sở giáo dục ĐH và thị trường lao động. “Qua các kênh thông tin chính thống, bài bản sẽ góp phần định hướng tốt nhất và sớm nhất cho học sinh khi hướng nghiệp, đáp ứng theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018”, ông Hiếu đánh giá.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)