Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Xây dựng môi trường thân thiện, cởi mở từ ý kiến, nguyện vọng học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Lng nghe, tôn trng ý kiến, nguyn vng ca hc sinh và có đánh giá, điu chnh phù hp là cách mà Trưng THPT Dương Văn Thì (TP.Th Đc) xây dng trưng hc hnh phúc.

Khu vực sảnh lầu 1 được dành riêng cho học sinh không ăn bán trú với bàn ghế được chuẩn bị sẵn  

Từ chính những góp ý của học sinh, nhiều mô hình đã được thầy cô và phụ huynh, học sinh cùng bàn bạc triển khai, mang đến môi trường giáo dục đầy thân thiện, cởi mở.

Có đ xut gì là… gp hiu trưng

Giờ ra chơi buổi sáng thứ năm, cô Nguyễn Thị Thanh Trúc (Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì) đang ngồi làm việc trong phòng. Cửa phòng vẫn mở. Một nhóm học sinh lớp 12 (cả nam và nữ) gõ cửa xin được trao đổi với cô hiệu trưởng về mong muốn nhà trường tổ chức giải bóng đá học sinh toàn trường. Trước đề xuất của học sinh, cô Trúc thẳng thắn: Ý tưởng của các em rất hay, cô ghi nhận. Nhưng sân trường mình hẹp, để tổ chức giải bóng đá thì rất khó. Mà nếu để các lớp ra ngoài thuê sân thi đấu thì thầy cô không an tâm. Vì thế, cô có đề xuất là thay vì tổ chức giải bóng đá toàn trường thì sẽ tổ chức thành giải các câu lạc bộ.

Từ trao đổi của cô hiệu trưởng, dù nguyện vọng chưa được thực sự trọn vẹn nhưng nhóm học sinh lớp 12 em nào cũng vui vì ý kiến của mình đã được cô hiệu trưởng ghi nhận, phản hồi tích cực. “Hồi học THCS, em rất sợ thầy cô hiệu trưởng nhà trường, thậm chí gặp còn không dám nhìn. Thế nhưng, khi vào THPT, 3 năm nay có vấn đề gì thắc mắc hoặc đề xuất, em đều mạnh dạn gặp cô hiệu trưởng để trao đổi. Mọi ý kiến đều được cô lắng nghe, ghi nhận”, Anh Tú (học sinh lớp 12) cho hay.

Học sinh rèn luyện thể thao tại khu thể dục thể thao được phụ huynh và nhà trường cùng trang bị

Học sinh trực tiếp gặp hiệu trưởng để trao đổi, chia sẻ ý kiến, nguyện vọng không phải là điều hiếm gặp ở Trường THPT Dương Văn Thì. Có những ý kiến được đồng thuận, song cũng có khi bị “phản bác”, thậm chí ý kiến nào “khó”, hiệu trưởng xin được ghi nhận và trao đổi, bàn bạc với ban giám hiệu, thầy cô trong trường, hẹn ngày giờ sẽ trả lời với học sinh. Theo cô Trúc, những đề xuất thường là mong muốn của học sinh về các hoạt động của nhà trường. Ví dụ, các em đề xuất nhà trường tổ chức cuộc thi thời trang, Flashmob; đề xuất được đi ngoại khóa ở Đà Lạt sau khi thi xong…

Cũng trao đổi ý kiến với cô hiệu trưởng song nhiều học sinh lại không chọn cách đến trực tiếp phòng cô để đề bạt mà… chờ đến giờ ăn bán trú hoặc giờ ra về để gặp gỡ, trao đổi với cô. “Một tuần có 6 ngày thì hầu như cả 6 ngày cô hiệu trưởng đều có mặt vào giờ chúng em ăn bán trú để khảo sát về chất lượng bữa ăn. Vì thế, nếu cần phản hồi, trao đổi về bữa ăn bán trú hay là về bất cứ vấn đề gì trong lớp, trong trường, chúng em đều rất dễ dàng chia sẻ với cô hiệu trưởng. Có khi giờ ra về, trong lúc chúng em chờ ba mẹ đến đón, cô cũng hay gặp gỡ để trò chuyện, chia sẻ”, Tấn Tâm (học sinh lớp 10A8) nói. Chưa hết, Tâm hào hứng kể, mới hôm qua em đề xuất cô hiệu trưởng tổ chức thêm thật nhiều hoạt động để các lớp cùng tham gia, gắn kết và được cô vui vẻ đồng ý, thậm chí nhờ em hiến kế giúp.

Theo thi khóa biu lp 10, 11 ca Trưng THPT Dương Văn Thì trong năm hc này, tiết 4 vào chiu th năm đưc xếp là tiết hc câu lc b. Vi khong 20 câu lc b đa dng t th dc th thao, văn ngh, k năng… cho đến hc thut, tiết hc câu lc b thu hút 100% hc sinh lp 10, 11 tham gia theo s thích, năng lc bn thân. Các câu lc b đu có giáo viên ph trách đng lp, đã to thêm môi trưng rèn luyn, trao đi, tương tác tích cc gia hc sinh vi nhau.

Với mong muốn tiếp nhận, lắng nghe và giải đáp kịp thời tất cả những góp ý, trao đổi của học sinh về môi trường giáo dục, lãnh đạo Trường THPT Dương Văn Thì xây dựng đa dạng các kênh tiếp nhận. Ngoài kênh từ hiệu trưởng, nhà trường còn có hộp thư góp ý, tổ chức đối thoại với học sinh 3 lần/năm học vào đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm học. Kênh Fanpage của trường cũng kịp thời tiếp nhận ý kiến của học sinh và phụ huynh. “Hiện nay nhà trường đang gửi đường link để lấy ý kiến học sinh đi học tập trải nghiệm ngoài nhà trường. Sau khi học sinh hoàn thành khảo sát, nhà trường tiếp tục lấy ý kiến của phụ huynh để tổ chức, sao cho đáp ứng tốt nhất nguyện vọng của tất cả học sinh và đảm bảo được quyền lợi cho các em”, cô Trúc nói.

Trang b lò vi sóng cho hc sinh hâm nóng đ ăn

Năm học này, Mai Lê Minh Hằng (học sinh lớp 10A5) đăng ký bán trú tại trường song lại không tham gia ăn bán trú, hàng ngày em được mẹ nấu đồ ăn từ sáng và mang theo đến trường. Mỗi ngày, vào giờ ăn bán trú, Hằng sẽ mang đồ ăn lên hâm nóng tại lò vi sóng đặt ở khu vực hành lang lầu 1. Đây cũng là khu vực được nhà trường thiết kế dành cho những học sinh không tham gia ăn bán trú. “Dù không ăn bán trú tại trường, song em rất bất ngờ khi nhà trường trang bị hẳn lò vi sóng để chúng em hâm nóng lại đồ ăn mang theo. Không những vậy, nhà trường còn dành hẳn một khu ăn bán trú, chuẩn bị sẵn bàn ghế rất sạch sẽ cho chúng em. Đồ ăn nóng, khu vực ăn sạch sẽ nên ba mẹ em rất an tâm”, Hằng chia sẻ.

Mai Lê Minh Hằng (học sinh lớp 10A5) hâm nóng đồ ăn mang theo tại lò vi sóng của trường

Năm học 2024-2025, Trường THPT Dương Văn Thì có gần 800 học sinh tham gia bán trú, trong đó khoảng 60 học sinh là tự chuẩn bị đồ ăn tại nhà. Cô Nguyễn Thị Thanh Trúc cho biết, để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, nhà trường trang bị thêm lò vi sóng để các em hâm nóng đồ ăn. Đối với học sinh ăn bán trú, thực đơn ăn mỗi ngày đều có 2 món mặn, 1 món xào, canh và trái cây tráng miệng. Riêng ngày thứ sáu thực đơn sẽ thay cơm bằng những món ăn theo nguyện vọng của học sinh. “Thực đơn được nhà trường xây dựng theo tháng, song sẽ được điều chỉnh theo từng tuần dựa trên chính mong muốn, nguyện vọng của học sinh. Có khi các em đề xuất không ăn 2 bữa trứng trong 1 tuần, có khi đề xuất ngày thứ sáu được ăn bún bò, bánh canh, hay có canh rong biển… Thực đơn mỗi tuần đều được nhà trường công khai đến phụ huynh trên Fanpage trường cũng như gửi đến phụ huynh từng khối lớp”, cô Trúc thông tin.

Công viên xanh trong khuôn viên trưng

Hiếm có trường THPT nào tại TP.HCM lại có hẳn một công viên xanh ngay trong khuôn viên trường như Trường THPT Dương Văn Thì. Những khoảnh cây xanh với bàn ghế đá, cùng xích đu, dụng cụ tập thể dục… đặt tại công viên là không gian lý tưởng để học sinh vui chơi, giải trí, học tập vào đầu giờ học, giờ ra chơi, thậm chí trở thành nơi ăn bán trú. Công viên xanh được thầy cô trong trường xây dựng cách đây 4 năm, được cải tạo từ khu đất trống, với mong muốn tạo thêm không gian xanh để học sinh học tập, kéo các em ra khỏi thiết bị điện tử, gắn kết học sinh với nhau… “Em thường cùng bạn bè ngồi ở công viên lúc ra chơi, có khi chúng em cùng học tập, cùng chơi thể thao. Công viên với nhiều cây xanh thoáng mát, rất sảng khoái. Với em, công viên là niềm tự hào của em về trường với bạn bè ở các trường THPT khác”, Hoàng Long (học sinh lớp 10A6) tự hào.

Công viên xanh của trường có dụng cụ tập thể dục được học sinh “thích mê”

Theo cô Nguyễn Thị Hường (giáo viên chủ nhiệm lớp 11A17), hiện nay, để gần với học sinh vừa dễ mà lại vừa khó. Dễ là chỉ cần giáo viên chia sẻ, gần gũi thì các em sẽ dễ dàng mở lòng. Còn khó là làm thế nào để những gần gũi của giáo viên đủ “chạm” đến học sinh, để trở thành người-bạn-lớn của các em. “Trường học hạnh phúc xuất phát từ lớp học hạnh phúc. Muốn vậy, không gì khác giáo viên phải luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh, có như vậy các em mới chia sẻ những băn khoăn, thắc mắc của mình từ chuyện tình cảm tuổi mới lớn đến chuyện gia đình, bạn bè…”, cô Hường chia sẻ. Trong khi đó, thầy Lê Bá Bát Trân (giáo viên môn lịch sử) đánh giá, sự chia sẻ, góp ý của học sinh đóng vai trò quan trọng giúp giáo viên hoàn thành trọn vẹn đổi mới giáo dục. Chính những phản hồi của học sinh mới giúp giáo viên nhận diện được phương pháp của mình đang ở đâu, bản thân giáo viên đang “hẫng nhịp” với các em ở khoảng nào để điều chỉnh phù hợp. “Chung quy lại vẫn là đòi hỏi sự gần gũi của giáo viên với học sinh, có như vậy các em mới thẳng thắn trao đổi, chia sẻ. Cả thầy và trò cùng tương tác tốt trong tiết học sẽ tạo ra những giờ học hạnh phúc, vun bồi cho các lớp học hạnh phúc”, thầy Trân nhìn nhận.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)