Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Từ 2025, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM xây dựng phương án tuyển sinh độc lập

Tạp Chí Giáo Dục

Phương án tuyn sinh đc lp mà Trưng ĐH Sư phm TP.HCM d kiến xây dng t năm 2025 s không còn kết hp xét kết qu hc tp THPT vi kết qu thi đánh giá năng lc chuyên bit như trưc đây.

Đại diện Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Công thương TP.HCM tham gia nghi thức ký kết hợp tác 

Thông tin này được đưa ra tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác mới đây giữa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Công thương TP.HCM về việc phối hợp tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, sử dụng chung kết quả của kỳ thi trong công tác tuyển sinh từ năm 2025.

B kết hp xét kết qu hc tp THPT

Với phương án mới này, nhà trường cho biết, thay vì kết hợp với xét kết quả học tập THPT như các năm trước đây, trường dự kiến chỉ sử dụng kết quả 2 môn thi đánh giá năng lực chuyên biệt, trong đó 1 môn đóng vai trò là môn chính được nhân hệ số 2, môn còn lại là môn phụ không nhân hệ số.

Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt được Trường ĐH Sư phạm TP.HCM bắt đầu tổ chức từ năm 2022 nhằm đa dạng phương thức tuyển sinh, góp phần tuyển chọn những thí sinh có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo. Cũng từ đó, phương thức kết hợp xét kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt với kết quả học tập THPT ra đời. Tỷ trọng của phương thức này đã tăng từ 20% của năm 2022 thành 30% của năm 2023, đáng chú ý có những ngành tăng lên 50% vào năm 2024. Bên cạnh đó, từ 19 ngành ban đầu, đến nay, trường đã có 31 ngành sử dụng phương thức này để xét tuyển.

Đánh giá sơ bộ của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho thấy, nhóm thí sinh trúng tuyển phương thức kết hợp xét tuyển kết quả học tập THPT với kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt có kết quả học tập tốt hơn so với nhóm thí sinh xét tuyển kết quả học tập THPT.

Năm 2025, kỳ thi dự kiến vẫn tiếp tục được trường tổ chức từ 3 đến 5 đợt tại nhiều địa điểm với các bài thi toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn và tiếng Anh; số lượng dự kiến trên 30.000 lượt thi. Nội dung kiến thức sử dụng để đánh giá năng lực của thí sinh được đề cập trong các bài thi cũng sẽ bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, phần nội dung kiến thức trong chương trình lớp 12 chiếm tỷ lệ khoảng 70-80%; còn lại là nội dung kiến thức thuộc chương trình lớp 10, 11.

Thí sinh thi đánh giá năng lực chuyên biệt vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2024

Riêng bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh vẫn giữ hướng tiếp cận theo định dạng bài thi đánh giá năng lực từ bậc 3 đến bậc 5 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Các môn còn lại có nhiều điểm cải tiến trong cấu trúc bài thi với dạng thức câu hỏi trắc nghiệm và tự luận đóng/mở trong thời gian làm bài 90 phút. Trong đó, các bài thi đánh giá năng lực toán, vật lý, hóa học, sinh học sẽ có 40 câu hỏi, được chia làm 3 phần. Phần 1 là câu hỏi đơn, phần 2 là câu hỏi tổng hợp và phần 3 là câu hỏi điền đáp án đúng. Còn bài thi đánh giá năng lực ngữ văn thì bao gồm phần đọc hiểu và phần viết.

Thêm nhiu trưng ĐH xét kết qu thi năng lc chuyên bit

Thông qua biên bản thỏa thuận vừa được ký kết, Trường ĐH Công thương TP.HCM sẽ trở thành 1 điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt năm 2025. Đồng thời, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ cung cấp các quy trình, kỹ thuật và hồ sơ pháp lý liên quan để đảm bảo kỳ thi được tổ chức đúng quy chế và quy định. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tại TP.HCM và các khu vực lân cận tham gia thi. Cùng với đó, việc công nhận chung kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt giúp thí sinh không phải tham gia nhiều kỳ thi riêng để xét tuyển, giúp tiết kiệm nguồn lực.

Đánh giá sơ b ca Trưng ĐH Sư phm TP.HCM cho thy, nhóm thí sinh trúng tuyn phương thc kết hp xét tuyn kết qu hc tp THPT vi kết qu thi đánh giá năng lc chuyên bit có kết qu hc tp tt hơn so vi nhóm thí sinh xét tuyn kết qu hc tp THPT.

GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhấn mạnh: “Với 3 năm liên tiếp vận hành thử nghiệm, chúng tôi đã xây dựng được quy trình tổ chức thi cẩn trọng, nghiêm túc. Trong chiến lược phát triển sắp tới, trường dự kiến tiếp tục có những bước chuẩn bị để mở thêm các môn mới gắn liền với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hy vọng với sự hợp tác này, hoạt động tuyển sinh của các bên sẽ ngày càng trở nên hiệu quả, chất lượng”.

Để tham gia với vai trò là một điểm thi, đại diện Trường ĐH Công thương TP.HCM cho biết trường đã chuẩn bị sẵn sàng gần 1.000 máy tính cấu hình cao kết nối mạng internet cùng với đội ngũ nhân sự bài bản. Ông Nguyễn Xuân Hoàn (Hiệu trưởng Trường ĐH Công thương TP.HCM) chia sẻ: “Sự hợp tác này thể hiện cam kết mạnh mẽ của hai trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Với sự chuẩn bị, xây dựng kỳ thi tâm huyết và kỹ lưỡng từ Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhà trường cam kết sẽ cố gắng phối hợp tổ chức tốt và tạo thuận lợi nhất cho thí sinh”.

Cũng từ năm 2025, bên cạnh Trường ĐH Công thương TP.HCM, kỳ thi dự kiến được nhiều trường ĐH khác sử dụng kết quả xét tuyển như: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Văn Lang, ĐH Y Dược Cần Thơ, ĐH Y Dược Huế, ĐH Tây Nguyên…

Được biết, trong lần đầu tổ chức, kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có 1.972 lượt thí sinh tham gia. Năm 2023, kỳ thi đã nâng lên thành hai đợt với 4.362 lượt thí sinh tham gia. Năm 2024, kỳ thi mở rộng quy mô lên 5 đợt và tăng thêm địa điểm tổ chức ở Long An, Gia Lai, Đà Nẵng với tổng số 8.540 lượt thí sinh tham gia.

Bài, ảnh: Mê Tâm

Bình luận (0)