Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học sinh hiến kế làm du lịch sinh thái cho người dân

Tạp Chí Giáo Dục

Do tác đng ca biến đi khí hu như: nhit đ tăng, hn hán, xâm nhp mn… đã nh hưng không nh đến đi sng ca ngưi dân khu vc đng bng sông Cu Long nói riêng và nh hưng đến tình hình chung trên đt nưc Vit Nam nói chung. Trưc thc trng đó, cô Lê Th Thúy (giáo viên môn công ngh) và mt s nhóm hc sinh lp 11 Trưng THPT Lê Quý Đôn (Q.3) đã hiến kế nhiu gii pháp giúp ngưi dân thích nghi vi s biến đi khí hu như hin nay đang din ra hết sc phc tp đ ngưi dân có cuc sng tt hơn.


Em Hunh Gia Hân và bn đang gii thiu mô hình chng rung lc và triu cưng

Làm du lch sinh thái ci thin kinh tế

Có nhiều cơ hội về miền Tây để thăm người thân, cô Thúy nhận thấy rằng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế du lịch trên sông. Điều đó đã làm cô Thúy luôn trăn trở là làm sao để giúp người dân đồng bằng sông Cửu Long có thu nhập tốt hơn cải thiện đời sống, ổn định an sinh xã hội được cải thiện. Biến trăn trở thành hành động, cô Thúy đã cùng với học sinh của mình bắt tay nghiên cứu và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực cho người dân đồng bằng sông Cửu Long thông qua đề tài “Ứng dụng Hệ thống nhà nâng hạ theo mực nước để xây dựng hệ thống nhà nổi khu du lịch sinh thái trên sông ở đồng bằng sông Cửu Long”.

Cô Thúy cho biết: “Những học sinh tham gia thực hiện đề tài đều sinh ra ở miền Tây nên các em rất thấu hiểu những gì mà quê hương mình đang đối mặt. Do đó, các em đã không ngại khó khăn để hoàn thành đề tài và cho ra nhiều mô hình thích nghi với biến đổi khí hậu độc đáo”. Đây là giải pháp được nhóm lớp 11A4 và 11D2 đưa ra để giải quyết tình trạng không có việc làm, giúp người dân đồng bằng sông Cửu Long có thêm thu nhập vì nhóm thực hiện đề tài cho rằng làm du lịch sinh thái sẽ mang lại nhiều tiềm năng.


Nhà chng bão, lũ ca nhóm

Từ mô hình của mình, các em lần lượt dẫn khách tham quan bước vào một không gian mộc mạc, đậm thôn quê, văn hóa dân tộc, đồng thời mang đến khu resort, homestay ven sông với những vẻ đẹp hiện đại. Nơi đầu tiên chào đón những trải nghiệm độc đáo sắp tới của du khách sẽ là cổng chào, tiếp đến là về công trình làng nghề ẩm thực và nhà hàng đặc sản sẽ tạo ra những món ăn đặc sản miền Tây mang đậm sự mộc mạc nhưng đầy tinh tế. Trong khu du lịch này còn có sân khấu hướng đến nét nghệ thuật đặc trưng đó là cải lương, đờn ca tài tử… Chợ nổi trên sông cùng với đa dạng trái cây, ẩm thực chính là công trình thứ tư. Du khách đến với khu vực chợ nổi trái cây sẽ chiêm ngưỡng sự đa dạng trái cây rau củ nơi đây đầy màu sắc và mọng nước như bưởi, dừa, nhãn… sẽ thu hút các du khách trải nghiệm một hương vị ngọt ngào ngất ngây.

Điểm nhấn của mô hình này chính là công trình khách sạn nổi trên với mục đích đem lại những trải nghiệm độc đáo cho du khách với sự thoải mái, thư giãn cùng những cơn sóng nhẹ nhàng.  Những căn nhà cho khách ở được xếp theo hình vòng cung, được thiết kế với quy mô nhà nổi, với phần mái được thiết kế theo hình nón lá, nét đặc trưng của Việt Nam, tạo cho khách hàng trải nghiệm mới mẻ khi ở nhà nổi trên sông. “Ngoài những đặc trưng của vùng sông nước, mô hình du lịch sinh thái còn hội tụ những vẻ đẹp của văn hóa dân tộc, truyền thống của ông cha ta để nhắc nhở mọi người về cội nguồn, quê hương, nơi mình từng “chôn nhau cắt rốn” – Nguyễn Như Ngọc (lớp 11A4) chia sẻ.

Thích nghi vi biến đi khí hu

Bên cạnh việc làm kinh tế, giúp đời sống người dân tốt hơn, các em học sinh còn hiến kế thích nghi với biến đổi khí hậu thông qua các mô hình nhà ở. Mô hình được nhóm học sinh nghiên cứu và thực hiện đó là nhà chống bão, lũ. Ngôi nhà được thiết kế dạng hình trụ, mái hình nón cùng với những vật liệu như: thép, kính cường lực. Phía dưới, ngôi nhà có hệ thống nâng hạ theo mực nước để khi lũ về ngôi nhà sẽ tự nổi lên và xung quanh nhà có 4 trụ sẽ giữ cho ngôi nhà cân bằng, không bị nghiêng, lắc hay thay đổi vị trí (nhóm lớp 11A9 và lớp 11D1). Em Huỳnh Thị Kim Ngọc (lớp 11D1) cho biết, việc thiết kế mô hình nhà chống bão, lũ không đơn thuần chỉ chú trọng vào vật liệu, kết cấu mà còn phải hiểu về tính chất vật lý để chống lại thiên tai. Những căn nhà này đều có giá thành rẻ phù hợp với người dân địa phương có thu nhập trung bình”.


Mô hình khu du lch sinh thái giúp ngưi dân đng bng sông Cu Long phát trin kinh tế

Theo cô Thúy, đ tài k vng s gii quyết đưc nhng khó khăn mà ngưi dân đng bng sông Cu Long đang gp phi, qua đó giúp các em hc sinh hiu hơn v vùng đt này đ t đó có nhiu ý tưng, cách làm giúp ích cho ngưi dân.

Bên cạnh nhà thích nghi với bão, lũ, nhóm thực hiện đề tài còn thực hiện mô hình chống rung lắc, triều cường, ngập lụt tại      TP.HCM. Em Huỳnh Gia Hân (lớp 11A9) cho biết, ngôi nhà được thiết kế có hầm thải (hầm rút bồn cầu và hầm thải sinh hoạt) và hầm trữ nước cao tầm 1÷1.2 mét để khi triều cường dâng cao hoặc mưa lớn nước không thoát kịp thì hệ thống hầm sẽ trữ và từ từ thoát nước ra sông, những cặn bã, lớp bùn còn lại mình có thể tự dọn dẹp sau khi nước rút. Ngôi nhà còn có hệ thống lò xo được đặt xung quanh hầm giúp cho ngôi nhà không bị rung lắc khi nhà xây ở những nơi có nhiều chấn động về rung lắc.

Theo nhóm thực hiện đề tài, khi gặp thiên tai như: bão, lũ, xâm nhập mặn thì lương thực rất quan trọng. Cho nên việc xây dựng nhà dự trữ lương thực cũng rất cần thiết, đảm bảo nguồn thức ăn cho người dân. “Ngôi nhà này phía trên mái tụi con dùng trục xoay đa hướng tấm năng lượng mặt trời để tích tối đa điện năng để dùng cho những ngày bão lũ. Bên cạnh việc dự trữ lương thực như: lúa, gạo… và trữ điện năng để dùng cho những ngày bão lũ trong một thời gian nhất định” – một thành viên chia sẻ.

Ngoài ra, nhóm thực hiện đề tài còn thiết kế mô hình nhà nổi với nhiều kiểu dáng khác nhau, tiện nghi, hiện đại giúp cho người dân không phải lo lắng mỗi khi lũ về.

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)