Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Tỷ lệ tiêm chủng sởi ở trường học cao

Tạp Chí Giáo Dục

UBND TP.HCM va t chc cuc hp v tình hình phòng chng dch si. Phó Ch tch UBND TP, bà Trn Th Diu Thúy, nhn mnh rng vic kim soát dch bnh là ưu tiên hàng đu trong bi cnh s ca mc tiếp tc gia tăng, đc bit các trưng hc.

Phó Chủ tịch UBND TP Trần Thị Diệu Thúy yêu cầu tăng cường công tác truyền thông và giám sát kín dịch bệnh trong trường học 

S ca nhim ti các trưng THCS tiếp tc tăng

Tính đến ngày 20-10, TP.HCM đã ghi nhận 1.490 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 626 ca sởi xác định, 576 ca sởi nghi ngờ lâm sàng và 288 ca loại trừ. Mặc dù số ca đã giảm trong hai tuần qua, tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp khi ca bệnh xuất hiện ở mọi độ tuổi. Nhóm trẻ từ 11 đến 17 tuổi chiếm 6% tổng số ca mắc, nhiều trường THCS ghi nhận các ca nhiễm. Đáng lo ngại, số ca bệnh ở trẻ dưới 9 tháng tuổi và trên 11 tuổi tăng nhanh, trong khi nhóm từ 1 đến 10 tuổi có tốc độ tăng chậm hơn.

Từ 14-10 đến 20-10, có 131 trường ghi nhận ca mắc sởi tăng 23,3% so với trung bình 4 tuần trước, tập trung chủ yếu tại các quận như Bình Tân, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi và Tân Phú. Phần lớn các trường có ca bệnh thuộc nhóm mầm non và tiểu học. Từ 2-9 đến 8-9, nhờ vào chiến dịch tiêm vắc-xin MR, số trường có ca bệnh có xu hướng đi ngang. Tuy nhiên, số ca nhiễm tại các trường THCS vẫn tiếp tục tăng, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ lây lan trong nhóm học sinh lớn.

Chiến dịch tiêm chủng trên toàn TP đã được triển khai mạnh mẽ để kiểm soát dịch bệnh. Đến ngày 19-10, nhóm trẻ từ 1 đến 5 tuổi đã được, tiêm đạt 46.783 trẻ, đạt tỷ lệ 100%. Ở nhóm trẻ từ 6 đến 10 tuổi, gần 147.613 trẻ được tiêm, đạt tỷ lệ 100%. Hiện TP vẫn còn đủ nguồn vắc-xin dự trữ để tiếp tục công tác tiêm phòng.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường chưa hoàn thành tiêm chủng, trong đó nhiều trường thuộc các quận Bình Thạnh, Tân Phú, Cần Giờ và Củ Chi cần khẩn trương hoàn tất nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh và ngăn chặn sự bùng phát dịch trong tương lai.

Tỷ lệ tiêm chủng sởi ở TP.HCM cao nhưng số ca mắc sởi không giảm

Tại cuộc họp, bà Thúy bày tỏ lo ngại về việc một số địa phương có tỷ lệ tiêm chủng đạt 100%, nhưng số ca mắc bệnh vẫn cao. Các chuyên gia từ Viện Pasteur và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho rằng có thể còn nhiều trẻ chưa được đưa vào danh sách điều tra hoặc cập nhật thông tin trên hệ thống dữ liệu tiêm chủng quốc gia.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, theo lý thuyết của y khoa, nếu tỷ lệ bao phủ vắc-xin đạt từ 95%, số ca bệnh sẽ giảm nhanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy 3 tuần qua, ca bệnh sởi ở TP.HCM tuy có giảm nhưng không được như mong đợi.

Tuyên truyn dch si đến ph huynh và hc sinh

Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các quận, huyện rà soát kỹ lưỡng và chấn chỉnh những địa bàn thường xuyên bị nhắc nhở nhưng chưa đạt kết quả như mong đợi. “Những trẻ có triệu chứng rõ ràng trong thời điểm dịch sởi bùng phát cần được xem là nhiễm bệnh ngay để có biện pháp y tế kịp thời, không cần chờ kết quả xét nghiệm khẳng định”, bà Thúy nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, UBND TP yêu cầu Sở Y tế nhanh chóng trình văn bản đề xuất Bộ Y tế cho phép tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi để tăng khả năng miễn dịch cộng đồng. Sở GD-ĐT TP được giao nhiệm vụ phối hợp với ngành y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong trường học, phát hiện sớm các ca nhiễm và tuyên truyền tích cực đến phụ huynh và học sinh.

Các sở, ban ngành như Giáo dục, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Công an TP cũng được chỉ đạo tăng cường phối hợp với y tế địa phương, đặc biệt là tại các khu phố và khu dân cư, để rà soát và cập nhật nhóm trẻ lưu trú.

Phó Chủ tịch UBND TP cũng đề nghị các quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát và phát huy hiệu quả của các cộng tác viên sức khỏe cộng đồng, ban chỉ đạo ở lực lượng công an phối hợp cùng ngành y tế tiến hành chuyển dữ liệu để đồng bộ, cập nhật danh sách các nhóm trẻ trên địa bàn. Mục tiêu của TP là xây dựng dữ liệu sức khỏe dành cho người cao tuổi và năm học này là xây dựng dữ liệu dành cho học sinh, do đó cần có sự đồng bộ liên ngành về dữ liệu để đảm bảo an toàn thông tin.

Bà Trn Th Diu Thúy – Phó Ch tch UBND TP yêu cu tăng cưng công tác truyn thông và giám sát kín dch si trong trưng hc, phát hin sm các ca nhim và thông báo kp thi cho ph huynh, hc sinh. Ngoài ra, UBND TP ch đo các qun, tuyên truyn nâng cao nhn thc ca hc sinh mi cp, đng thi đ ngh S Thông tin và Truyn thông TP.HCM tiếp tc ph biến thông tin v dch bnh, to s đng thun và nâng cao hiu biết ca ngưi dân v phòng dch trong cng đng.

Bà Thúy yêu cầu các quận, huyện phải đánh giá lại hiệu quả hoạt động của đội ngũ này và phát huy tối đa năng lực. “Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn, quận 12, TP.Thủ Đức và huyện Củ Chi là 6 đơn vị được nêu tên trong danh mục các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng ca nhiễm vẫn còn cao” – Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND TP cũng phát động phong trào thi đua giữa các quận, huyện và TP.Thủ Đức với mục tiêu công bố hết dịch trong thời gian sớm nhất. Những đơn vị đạt kết quả tốt sẽ được biểu dương, khích lệ, đồng thời các địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cần cố gắng hơn trong việc triển khai các biện pháp phòng dịch. “Không có nghĩa là những nơi khó khăn thì không làm được, tất cả chúng ta phải cùng cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ”, bà Thúy kết luận.

Phó Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu tăng cường công tác truyền thông và giám sát kín dịch bệnh trong trường học. Sở Giáo dục được phân công cùng ngành y tế phát hiện sớm các ca nhiễm và thông báo kịp thời cho phụ huynh, học sinh. Ngoài ra, UBND TP chỉ đạo các quận, tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh ở mọi cấp, đồng thời đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục phổ biến thông tin về dịch bệnh, tạo sự đồng thuận và nâng cao hiểu biết của người dân về phòng dịch trong cộng đồng.

Hoàng Sang

Bình luận (0)