Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nỗ lực hơn để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 98 và chuyển đổi số

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là đ ngh ca ông Phm Thành Kiên – Phó Ch tch Thưng trc HĐND TP.HCM – ti bui làm vic ca HĐND vi các s: Ni v, Thông tin và Truyn thông, Kế hoch và Đu tư, Tài nguyên và Môi trưng, Giao thông Vn ti, Khoa hc và Công ngh và Trung tâm Chuyn đi s TP.HCM v thc hin ch đ năm 2024: “Quyết tâm thc hin hiu qu chuyn đi s và Ngh quyết s 98/2023/QH15 ca Quc hi”.

Quang cảnh buổi giám sát của HĐND TP.HCM với các sở ngành

Tuyn đưc 6 sinh viên tt nghip xut sc

Tại buổi giám sát, các đại biểu đặc biệt quan tâm về vấn đề thu hút nhân lực vào khu vực công theo các cơ chế, chính sách mà TP.HCM đã ban hành.

Thực hiện Nghị quyết 25 của HĐND TP.HCM ban hành vào cuối năm 2023 quy định về nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, mức thu nhập cùng các chính sách đãi ngộ để tuyển dụng công chức, viên chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị TP.HCM, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm – Phó Giám đốc Sở Nội vụ – cho biết, năm 2024, UBND TP thông báo tuyển dụng sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ cho 19 vị trí nhưng chỉ nhận được 15 hồ sơ đăng ký. Vào giữa tháng 10 vừa qua, Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức TP đã tổ chức lễ khai mạc kỳ tuyển dụng từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ năm 2024.

Qua sàng lọc từ 15 thí sinh đăng ký, có 8 thí sinh là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc tại các trường như Học viện Hành chính quốc gia, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Luật TP.HCM… đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo đúng quy định. Trải qua các vòng thi tuyển, hội đồng tuyển được 6 người vào làm việc tại Sở Giao thông Vận tải, Văn phòng UBND TP.Thủ Đức, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM.

“Những thí sinh được lựa chọn là những nhân tố thực sự tiêu biểu, chất lượng; là lực lượng tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, đóng góp hết mình cho công cuộc xây dựng và phát triển TP.HCM”, bà Hồng Thắm khẳng định.

5 d án BOT “còn nm trên giy” đến bao gi?

Cũng tại buổi giám sát, nhiều ý kiến xoay quanh việc triển khai 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu được áp dụng loại hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT).

Theo đó, 5 dự án BOT có tổng mức đầu tư khoảng 44.592 tỷ đồng, thực hiện theo cơ chế của Nghị quyết 98, gồm: Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An; cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương đến Vành đai 3 TP.HCM; nâng cấp trục Bắc – Nam từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức – Long Thành; xây dựng cầu đường Bình Tiên đoạn từ đường Phạm Văn Chí đến Nguyễn Văn Linh.

Ông Cao Thanh Bình – Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM – nói, đây là 5 dự án huyết mạch, có tác động lớn đến kinh tế – xã hội của TP, thực hiện theo cơ chế của Nghị quyết 98. 5 dự án được thông qua vào năm 2023 nhưng đến nay vẫn còn “trên giấy”, tiến độ triển khai rất chậm…

Trả lời vấn đề này, đại diện Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, sở đang khẩn trương hoàn thành lập, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư 5 dự án BOT trong quý 4-2024. Đến nay, sở đã tham mưu, đề xuất 5 dự án BOT, dự kiến phương án xây dựng đường trên cao đã được cập nhật vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM và quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật. Nếu tiến độ điều chỉnh các quy hoạch chậm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án BOT nói trên.

Liên kết d liu còn yếu

Ông Giang Văn Hiển – Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM – cho biết, trên 50% doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng nhanh chóng rời bỏ thị trường. Qua kiểm tra căn cước công dân, người đứng tên thành lập doanh nghiệp lại không phải chủ doanh nghiệp… Đề nghị các sở ngành và Công an TP cùng phối hợp để xây dựng dữ liệu dùng chung, kiểm soát ngay từ khâu ban đầu. Việc quản lý bằng dữ liệu sẽ giúp cơ quan chức năng quản lý tốt các doanh nghiệp thực và ảo ngay từ khi đăng ký kinh doanh.

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, hiện đã có hệ thống công nghệ thông tin liên thông giữa thuế và đăng ký doanh nghiệp theo thời gian thực. Cơ quan chức năng sẽ nhận hồ sơ trực tuyến trên toàn hệ thống này. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Cục Thuế và Công an TP để tăng cường kiểm soát, thắt chặt khâu hậu kiểm nhằm ngăn chặn tình trạng này.

Phi tn dng trit đ Ngh quyết 98

Tại cuộc giám sát, ông Phạm Thành Kiên – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP.HCM – ghi nhận nỗ lực của các sở ngành, đơn vị trong thực hiện chủ đề năm 2024 của TP.HCM về quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98 năm 2023 của Quốc hội. Đồng thời đánh giá cao các đơn vị, sở ngành đã nghiêm túc, khẩn trương thực hiện và đạt được kết quả bước đầu về công tác chuyển đổi số và triển khai Nghị quyết 98.

Theo ông Kiên, TP.HCM phải tận dụng được các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 98 để phát triển TP. Vì vậy, các đơn vị cần tiếp tục triển khai có hiệu quả hơn Nghị quyết 98 và công tác chuyển đổi số. Qua đó, mang lại những kết quả rõ nét để người dân hưởng thụ được các thành quả này.

Cụ thể, đối với việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98, các đơn vị cần tiếp tục rà soát báo cáo UBND TP. Đồng thời, tiếp tục tập trung, đẩy nhanh công tác tham mưu những nội dung quan trọng, công việc còn dang dở, đang thực hiện hay gặp vướng mắc trình UBND TP kiến nghị các cơ quan Trung ương kịp thời tháo gỡ. UBND TP và các sở ngành sớm tham mưu trình HĐND TP những nội dung liên quan tại kỳ họp chuyên đề giữa tháng 11 và kỳ họp cuối năm.

Đối với công tác chuyển đổi số, các đơn vị cần tiếp tục tham mưu, nâng cấp thiết bị, phần mềm. Trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM sớm hoàn thành các nội dung, công việc theo kế hoạch năm 2024; sớm hoàn thành ứng dụng quản lý khu phố – ấp, app công dân số. Đặc biệt, cần tính toán sử dụng dữ liệu liên thông giữa các bộ, ngành với TP.HCM và quận huyện để liên thông hiệu quả hơn…

Trn Hưng

Bình luận (0)