Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nhìn lại Chương trình GDPT 2018 tại TP.HCM: Thầy mạnh dạn đổi mới – Trò chủ động sáng tạo

Tạp Chí Giáo Dục

 

c ra khi li mòn cũ trong dy hc, kim tra đánh giá, giáo viên TP.HCM đã t tin làm ch Chương trình GDPT 2018, mnh dn bưc ra khi vùng an toàn. Đến nay, sau 1 hành trình kết li chương trình mi, đã không còn cnh “va dy va dò đưng” mà ngưc li thy mnh dn đi mi – trò ch đng sáng to.

Thầy trò mạnh dạn bước ra ngoài vùng an toàn

Mnh dn bưc ra ngoài vùng an toàn

Câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh được khoác màu sắc hoàn toàn mới với phiên bản kịch hóa học, tái hiện sinh động các thí nghiệm hóa học do Tổ hóa học Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh) thực hiện. Học sinh sắm vai Sơn Tinh và Thủy Tinh, cùng thực hiện những thí nghiệm để so tài cao thấp…

Thầy Trần Thành Trung – Tổ trưởng Tổ hóa học Trường THPT Phan Đăng Lưu cho biết, đây là lần đầu tiên giáo viên trong tổ mạnh dạn đổi mới bộ môn gắn các bài học vào thực tiễn, mở rộng không gian lớp học. Các thí nghiệm đều xuất phát trong chương trình học của học sinh, khi được khoác màu sắc mới khiến học sinh rất thích thú, việc học hóa trở nên nhẹ nhàng.

“Hóa học trong chương trình mới ở bậc THPT không dễ, nhưng chương trình lại trao quyền để giáo viên được chủ động trong bài giảng, để học sinh tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, nếu giáo viên vẫn khư khư cách dạy cũ sẽ càng khiến cả thầy và trò cùng mệt mỏi, môn học cứng nhắc, khô khan, bắt buộc thầy cô phải đổi mới để mang đến cách tiếp cận môn học theo yêu cầu của chương trình. Thế nhưng, để bước ra khỏi được vùng an toàn với những lối mòn giảng dạy đã quá quen thuộc trong chương trình cũ lại không hề dễ dàng, đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực, sáng tạo rất nhiều, làm sao sự đổi mới đó không chỉ kéo học sinh đến với môn học mà còn phải được các em đón nhận…” – thầy Trung nhìn nhận.

Bước sang năm thứ 3 thực hiện Chương trình GDPT 2018, Tổ lịch sử, Trường THPT Trưng Vương (quận 1) đã mạnh dạn triển khai dự án học tập Sắc màu Đông Nam Á cho học sinh khối 10, 11. Sản phẩm dự án được thay thế cho bài kiểm tra giữa học kỳ 1.

Cô Hoàng Vân – Tổ trưởng Tổ lịch sử, Trường THPT Trưng Vương cho biết, trong chương trình mới, môn lịch sử ở cả 2 khối 10 và 11 đều học về Đông Nam Á ở 2 giai đoạn khác nhau. Tham gia vào dự án, các lớp sẽ chia theo từng nhóm, mỗi nhóm từ 6-8 học sinh sẽ lựa chọn các hình thức như poster, đồ họa, trang phục, mô hình kiến trúc, borchure… thiết kế sản phẩm.

Học sinh sáng tạo những mô hình rất giống thực tế, như kiến trúc chùa Ngọc (Hà Nam), cầu Long Biên, chùa Một Cột, Đại Nội Huế, chùa Vàng… Đặc biệt, nhiều nhóm còn ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế các mã QR để giới thiệu mô hình. Với các sản phẩm trang phục, từ vật liệu tái chế, các em đã sáng tạo ra những trang phục truyền thống rất ấn tượng…

“Sự sáng tạo của học sinh trong vận dụng kiến thức môn học vào thiết kế các mô hình khiến giáo viên rất ấn tượng, bất ngờ. Thông qua dự án, các em không chỉ hệ thống, mở rộng thêm kiến thức môn học mà còn phát triển được thêm nhiều kỹ năng, năng lực như cộng tác, sáng tạo, mỹ thuật, công nghệ…” – cô Hoàng Vân đánh giá.

Nhìn lại hành trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, theo cô Vân, trái với những lúng túng ban đầu, hiện nay giáo viên đã làm chủ được chương trình, vận dụng hiệu quả tính trao quyền của chương trình để đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá, khiến việc dạy và học nhẹ nhàng hơn.

“Trước đây, với chương trình cũ, thời lượng tiết học là “cứng”, giáo viên rất khó để hướng dẫn học sinh làm các sản phẩm. Với chương trình mới, môn học có những tiết thực hành, giáo viên được chủ động thiết kế hoạt động dạy học là thuận lợi để giáo viên đổi mới, tạo thêm trải nghiệm cho học sinh trong môn học. Đặc biệt, chương trình mới cho phép giáo viên linh hoạt các hình thức kiểm tra đánh giá, giảm áp lực cho học sinh. Khi được trao quyền, giáo viên mạnh dạn bước ra ngoài vùng an toàn, chịu khó đổi mới phương pháp giúp phát huy được những điểm mạnh của học sinh, phát triển cho các em nhiều kỹ năng ngoài sách giáo khoa, biến môn học trở nên hấp dẫn…” – cô Hoàng Vân đánh giá.

Thy trò đã không còn “va dy va dò đưng”

Móc khóa, ly sứ, sticker, bookmark mang đậm dấu ấn Sài Gòn là thiết kế của học sinh lớp 11, Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) tái hiện lại cuốn sách “Sài Gòn hay ta” khi thực hiện dự án môn ngữ văn: Xây dựng khu triển lãm lịch sử, văn hóa, danh nhân Sài Gòn – TP.HCM, tài liệu về Trường THPT Lê Quý Đôn.

Thay vì chỉ bám sách giáo khoa như trước, học sinh được tự do lựa chọn tác phẩm văn học về văn hóa, lịch sử, danh nhân Sài Gòn – TP.HCM, gắn với lịch sử, truyền thống nhà trường để phát triển kiến thức bài học, thiết kế ra các sản phẩm như túi vải, móc khóa, ốp điện thoại, lót ly, bookmark, bình nước, lịch để bàn…

Cô Lê Ngọc Hân – Tổ trưởng Tổ ngữ văn, Trường THPT Lê Quý Đôn ví von, với dự án là cả tổ đã quyết “liều” một phen, thoát khỏi lối dạy và kiểm tra đánh giá cũ để bứt lên theo lối mới của Chương trình GDPT 2018. Thoát ra ngoài sách giáo khoa, dự án trao quyền cho học sinh lựa chọn các tác phẩm theo chủ đề, hiện thực hóa tác phẩm qua những thiết kế có tính ứng dụng.

“Học sinh được phát triển năng lực thông qua sản phẩm, gắn với cách hiểu, cảm thụ của các em về tác phẩm văn học. Và từ việc tham gia vào dự án, chính các em sẽ phát hiện ra năng lực mũi nhọn của mình để tự tin đi tiếp. Do vậy, đích đến của sự đổi mới không chỉ dừng ở môn học, ở việc cảm thụ văn học mà xa hơn là định hướng cho các em về ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến thế mạnh của mình. Mục tiêu định hướng nghề nghiệp cũng là mục tiêu lớn nhất mà Chương trình GDPT 2018 xác định ở bậc THPT” – cô Hân nhìn nhận.

Qua chính sự sáng tạo và năng lực của học sinh thể hiện trong môn học, cô Hân tự tin, hiện nay cả cô và trò đã không còn phải “vừa dạy vừa dò đường” trong chương trình mới nữa, mà đã chủ động để mạnh dạn khám phá, đổi mới, cùng nhau soi sáng, trải nghiệm…

“Trong chương trình cũ, trải nghiệm môn học chỉ dừng ở việc cho học sinh làm sống lại những cảm xúc khi đọc tác phẩm trong sách giáo khoa, hóa thân và sân khấu hóa là chính. Học sinh vẫn có thể sáng tạo ra ngoài “lằn ranh” tác phẩm, viết tiếp câu chuyện của tác giả với mong ước, cảm nhận và góc nhìn của chính mình, song những trải nghiệm, sự sáng tạo đó vẫn còn bó buộc, chưa thực sự mở… Thế nhưng, rõ ràng, với chương trình mới, học sinh được trao quyền để lựa chọn sáng tạo theo cách cảm, cách nghĩ, và quan điểm của chính các em, giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng, dẫn dắt chứ không áp đặt, môn học vì thế mà gắn liền với đời sống, trở thành hơi thở của đời sống…” – cô Ngọc Hân hào hứng.

Đ Yến Hoa

Bình luận (0)